Chuyên gia nhận định: Chứng khoán sẽ hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm trong năm 2023
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán BSC: Động lực tăng trưởng cho doanh nghiệp dầu khí trong tương lai là Lô B - Ô Môn và các dự án LNGChứng khoán vẫn trong downtrend, có thể biến động mạnh trước khi bước vào giai đoạn tăng giá mớiDoanh nhân Yang Huaiding: Hành trình phi thường từ anh công nhân chỉ học hết cấp 2 đến ‘Thần chứng khoán’ nổi tiếng Trung QuốcTháng 12 thường được đánh giá là thời điểm vàng để nhà đầu tư nhìn lại danh mục đầu tư của mình nhằm chuẩn bị những phương án cho các giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, cuối năm 2022, với bối cảnh gia tăng sức ép lãi suất cả trong và ngoài nước, áp lực tỷ giá hay tổng cầu giảm đã khiến nhà đầu tư băn khoăn liệu đây có còn là thời điểm vàng như mọi năm hay không và nhà đầu tư nên làm gì vào lúc này?
Chia sẻ về vấn đề này, bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect cho rằng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như các nền kinh tế lớn khác trên thế giới hiện đều đang phải chịu sức ép từ lãi suất tăng cùng các điều kiện tài chính thắt chặt.
Ngoài ra, sau hàng loạt sự kiện xảy ra trên thị trường, hầu hết các ngân hàng thương mại đang phải tăng cường khả năng thanh toán, tổ chức tài chính cũng tăng cường nền tảng phòng thủ. Do đó, thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động từ dân cư tăng mạnh.
Theo bà Hiền, dưới áp lực của những yếu tố trên, những nhà đầu tư tham gia thị trường đang có xu hướng tăng cường phòng thủ cũng như tìm cách bán đi những tài sản có tính thanh khoản cao nhất, trong đó bao gồm cả chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp. Điều này gây ra sự sụt giảm về khối lượng giao dịch cũng như điểm số trên thị trường chứng khoán.
Vị chuyên gia VNDirect cho biết, thông thường nhiều tổ chức tài chính lớn đều lựa chọn quý cuối năm là thời điểm tái cơ cấu danh mục và giải ngân cho năm mới, bởi kết quả quý III và bức tranh về kết quả kinh doanh của cả năm đã phần nào lộ diện. Trong bối cảnh lãi suất đầu vào tăng thì kênh chứng khoán sẽ giảm bớt sức hấp dẫn. Tuy nhiên sự tương quan này có thể bị phá vỡ khi lợi nhuận của các doanh nghiệp trên thị trường tiếp đà tăng.
Sang năm 2023, mặc dù xu hướng đà tăng lợi nhuận đã suy yếu, nhưng vị chuyên gia vẫn dự đoán các doanh nghiệp niêm yết sẽ có mức lợi nhuận tăng từ 12 - 14%. Với mức lợi nhuận này, thu nhập từ thị trường chứng khoán có thể rơi vào khoảng 14%, có nghĩa là bắt đầu hấp dẫn hơn so với tiền gửi tiết kiệm.
Bên cạnh đó, từ đầu tháng 10 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài rất tích cực giải ngân trên thị trường Việt Nam, diễn biến này trái ngược hoàn toàn so với nửa đầu năm 2022. Trong đó, ETF Fubon – một trong số những ETF lớn đầu tư vào Việt Nam cho biết họ sẽ huy động khoảng 4.000 tỷ để tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Mặt khác, vị chuyên gia cũng lưu ý, trong bối cảnh thanh khoản thị trường dù đã có cải thiện nhưng vẫn chưa dồi dào thì sóng ngành như những năm trước khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành được hưởng lợi từ những động lực tăng trưởng của nền kinh tế và giải ngân đầu tư công. Cùng với đó, khó khăn đã qua đi với nhóm ngành liên quan đến hàng không, đặc biệt là liên quan đến việc mở cửa thị trường du lịch quốc tế.
Bà Trần Thị Khánh Hiền khuyến nghị ngoài việc tập trung vào nhóm ngành thì cũng cần chú ý đến câu chuyện của từng cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể chọn được những doanh nghiệp đầu ngành, rủi ro thấp với việc tăng lãi suất, cũng như có cơ cấu tài chính vững mạnh và giá khá hấp dẫn so với trung bình 3 năm gần đây.