Chuyên gia tư vấn bất động sản dự báo M&A năm 2024 sẽ sôi động hơn
BÀI LIÊN QUAN
VARS: “2024 là năm cuối cùng trong quá trình vượt chướng ngại vật của bất động sản”Tình hình bất động sản cho thấy giá đất còn thiếu một số chi phí hợp lýLuật bất động sản áp dụng hết thời phân lô bán nền tràn lanTheo Diendandoanhnghiep, báo cáo từ KPMG chỉ ra rằng lĩnh vực bất động sản xét đến đầu quý IV/2023 đứng ở vị trí thứ 2 về quy mô M&A, chiếm 23% trong tổng 4,4 tỷ USD giao dịch trên cả thị trường. Bình quân giá trị của các thương vụ đạt mức cao kỷ lục trong nửa thập kỷ gần đây, tăng gấp 300% so với năm trước đó.
Doanh nghiệp nội chi tiền mua quỹ đất sạch
Năm 2023 được xem là một năm đầy khó khăn đối với thị trường bất động sản, nhất là khó khăn về nguồn tiền. Thế nhưng, các doanh nghiệp nội có tiềm lực lớn vẫn không ngại bỏ ra hàng trăm, hay thậm chí cả nghìn tỷ đồng để mua lại quỹ đất sạch, qua đó cải thiện sức mạnh nội tại. Các chuyên gia tư vấn bất động sản dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay.
Chẳng hạn như DIC Corp, thời gian qua đã thu hút sự quan tâm nhờ việc phê duyệt quyết định mua lại quyền sử dụng đất của Khu đất A2-1, Khu Trung tâm Chí Linh (TP.Vũng Tàu) từ Công ty cổ phần Xây dựng Holdings. Tổng giá trị của thương vụ này là khoảng 290 tỷ đồng, với đơn giá chuyển nhượng là 50 triệu đồng/ m2 (chưa tính thuế VAT). Công ty Xây dựng Holdings được biết là công ty liên kết của DIC Corp, dự án có quy mô đạt gần 100 ha, và đã được đền bù 70%. Hưng Thịnh Group là một ông lớn khác, hiện nay đang nắm giữ một quỹ đất rộng lớn lên tới 4.500 ha, được phân bổ tại nhiều nơi như Hà Nội, TP HCM, Khánh Hòa, Bình Định… Đại diện của Hưng Thịnh Group cho biết doanh nghiệp sở hữu quỹ đất này có thể đảm bảo phát triển dự án trong 10 năm tới. Dẫu vậy, Hưng Thịnh sẽ tiếp tục mở rộng quỹ đất khi có cơ hội để đón đầu sự phát triển hạ tầng ở các khu vực.
Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản An Dương Thảo Điền ở thời điểm gần hết năm 2023 đã muốn mua 7 thửa đất tại TP Thủ Đức với 294 tỷ đồng. Thế nhưng, dự án này đến nay mới chỉ dừng lại ở mức kế hoạch vì trong những năm qua, An Dương Thảo Điền có tình hình tài chính không qua dư giả.
Theo các chuyên gia tư vấn bất động sản, M&A dự án đang mang tới cơ hội cho các doanh nghiệp nội có tài chính vững mạnh để mở rộng quỹ đất, còn khối ngoại có thể mở rộng kinh doanh của mình tại Việt Nam. Sự góp mặt của các chủ đầu tư ngoại đã giúp cải thiện tính minh bạch, chất lượng cũng như đa dạng hóa loại hình sản phẩm. Đó cũng là trợ lực để chủ đầu tư trong nước có thể nỗ lực cạnh tranh và nâng cao vị thế. Ngoài ra, cũng là cơ hội để các doanh nghiệp gặp khó về tài chính nhanh chóng có dòng tiền để chi trả chi phí, tái cấu trúc nợ, và duy trì phạm vi hoạt động.
Theo đó, việc diễn ra một số thương vụ M&A lớn với giá trị hàng trăm triệu USD gần Tết trong bối cảnh thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn đã góp phần tạo động lực tích cực và kích thích sự phát triển của ngành.
Lợi thế thuộc về khối ngoại
Thế nhưng, lợi thế trong “cuộc chơi” M&A bất động sản trong năm vừa qua đã hoàn toàn nghiên về khối ngoại. UBND tỉnh Bình Dương đã phê duyệt quyết định cho phép Becamex IDC chuyển nhượng dự án khu đô thị Tân Thành Bình Dương tại TP.Thủ Dầu Một cho CapitaLand trong tháng cuối cùng của năm 2023.
Quy mô dự án rộng 18,9 ha, với tổng mức đầu tư lên tới 13.645 tỷ đồng. Dự kiến, dự án sẽ mang tới 462 căn biệt thự và khoảng 3.300 căn hộ, giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất của dự án được ước tính là 5.085 tỷ đồng.
Ngoài những thương vụ nổi bật, nhiều thương vụ khác có thể kể tới như Keppel Land mua 49% cổ phần trong 2 dự án của Công ty Nhà Khang Điền, Gamuda Land mua 100% vốn công ty Bất động sản Tâm Lực để sở hữu dự án ở TP.Thủ Đức;...
Theo bà Trang Bùi - Tổng giám đốc Cushman & Wakefield nhận định về thị trường, nhà đầu tư ngoại hiện nay bắt đầu chuyển vốn vào các dự án bất động sản tại Việt Nam dưới hình thức mua lại cổ phần. Phần lớn nhóm các nhà đầu tư nước ngoài tới từ Đài Loan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản… Mỗi thương vụ có quy mô vốn là khoảng 20-50 triệu USD.
Đáng chú ý, theo bà Trang, thời điểm này là cơ hội tốt cho giới đầu tư ngoại có sẵn dòng tiền và họ chờ để có thể bắt đầu mua, thu gom hay đầu tư vào những dự án họ đang cần nguồn vốn.
Một lượng lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ hoàn tất và rót vào thị trường bất động sản Việt Nam ở thời kỳ 2024-2026, bên cạnh đó, nhiều giao dịch đang trong giai đoạn đàm phán và khá tích cực. Khẩu vị đầu tư theo đó là dự án có quỹ đất sạch, giá trị thật, chất lượng tốt cũng như có quyền sở hữu hợp pháp, đền bù giải phóng hoàn chỉnh và có triển vọng phát triển.
Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch VARS nhận định, nhà ở và bất động sản công nghiệp sẽ là hai loại hình bất động sản được nhiều nhà đầu tư ngoại chú ý. Thế nhưng, những vướng mắc về pháp lý vẫn là trở ngại kìm chân các thương vụ, khiến giới đầu tư ngoại không có nhiều cơ hội trong hoạt động M&A.
Dẫu vậy, theo ông Đính, tuy thị trường bất động sản khó có sự chuyển biến bất ngờ, song sẽ là bước đệm để bắt đầu chuyển mình vào năm nay. Việc Chính phủ nỗ lực không ngừng trong thời gian qua nhằm phát triển thị trường lành mạnh hơn sẽ là tiền đề quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động M&A nói riêng và các hoạt động khác nói chung.
Theo dõi thêm các bài viết trên trang Meeyland để cập nhật tin tức mới nhất về thị trường bất động sản và các thông tin tư vấn bất động sản nhanh nhất.