meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia nhận định: Ngân hàng Nhà nước cần bơm vốn cho nền kinh tế để thị trường bất động sản không đổ vỡ

Thứ hai, 13/02/2023-10:02
Để cho thị trường bất động sản không đổ vỡ thì lãnh đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay, Ngân hàng Nhà nước cần phải bơm vốn cho nền kinh tế. Một trong những giải pháp quan trọng chính là rót vốn tín dụng cho phân khúc nhà ở phù hợp về giá cũng như nhu cầu thực.

Tạm dừng phân khúc “đầu cơ”

Theo Tiền Phong, một chuyên gia xây dựng có nhìn nhận rằng, trước hết cần nhận thấy những khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay đến từ nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên nổi bật nhất vẫn chính là vướng về thủ tục pháp lý và mất cân đối trong việc phát triển cung cầu, đặc biệt là thị trường nghiêng về phân khúc đầu cơ một thời gian quá dài. 

Còn về huy động vốn, theo các chuyên gia thì hiện tại nguồn vốn cho các dự án bất động sản không chỉ từ từ tổ chức tín dụng mà còn từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, phát hành trái phiếu cùng một phần không nhỏ được hình thành từ vốn góp của khách hàng. 


Để cho thị trường bất động sản không đổ vỡ thì lãnh đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay, Ngân hàng Nhà nước cần phải bơm vốn cho nền kinh tế
Để cho thị trường bất động sản không đổ vỡ thì lãnh đạo của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho hay, Ngân hàng Nhà nước cần phải bơm vốn cho nền kinh tế

Vị chuyên gia này nói rằng, điểm mấu chốt hiện nay là do không thể huy động trên thị trường trái phiếu nữa, cho nên các doanh nghiệp bất động sản đã phải lệ thuộc nhiều cũng như trông ngóng nhiều hơn nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. 

Cũng theo lời ông, để có thể xử lý rốt ráo vấn đề trái phiếu doanh nghiệp thì các bộ - ngành cần có cuộc họp kỹ về trái phiếu, vốn để thúc đẩy thị trường bất động sản, qua đó sẽ thúc đẩy tiêu dùng cũng như sản xuất để cho nền kinh tế tăng trưởng một cách lành mạnh. 

Cùng với đó, theo vị chuyên gia này, để cho dòng vốn vào bất động sản không bị tắc, hay chính xác là được khơi thông thì ngay lúc này ngân hàng Nhà nước nên xem xét phân loại dự án, chủ đầu tư để có thể ổn định thị trường cũng như tâm lý của những người mua nhà. 

Chuyên gia này khẳng định rằng, phân khúc nhà ở thương mại, mang tính đầu cơ nhiều khó cần tạm thời đặt sang một bên đã đành. Điều quan trọng nữa đó là phân khúc cần được quan tâm gỡ khó cho thị trường đó chính là nhà ở xã hội - một sản phẩm phù hợp với khả năng túi tiền chi trả của người dân. Đáng chú ý là các địa phương vào cuộc sớm, trong đó có Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Phân khúc này cũng cần vốn tín dụng để từ đó giải quyết vấn đề bức xúc của người dân trong vấn đề nhà ở. 


Tình trạng thanh toán chậm của những nhà đầu tư cũng là nguyên nhân khiến cho hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy và công xưởng của hơn 40 ngành nghề liên quan đã phải dừng hoạt động
Tình trạng thanh toán chậm của những nhà đầu tư cũng là nguyên nhân khiến cho hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy và công xưởng của hơn 40 ngành nghề liên quan đã phải dừng hoạt động

Cho vay để doanh nghiệp làm nhà ở xã hội hồi sinh

Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - ông Nguyễn Văn Đính nhận định rằng, những dự án đang triển khai trên thị trường đang buộc phải dừng, hoãn và giãn bởi vì không có vốn thanh toán cho nhà thầu và trả lương cho công nhân. 

Cũng theo đó, tình trạng thanh toán chậm của những nhà đầu tư cũng là nguyên nhân khiến cho hàng loạt doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nhà máy và công xưởng của hơn 40 ngành nghề liên quan đã phải dừng hoạt động, hàng triệu lao động thất nghiệp và làm gia tăng bất ổn xã hội. 

Hơn thế, những người vay mua nhà bao gồm cả dự án nhà ở với mức giá phù hợp, nhà ở xã hội cũng bị hạn chế tiếp cận tín dụng khiến cho sức mua giảm sút, vậy nên doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền và bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng. 

Cũng theo lời Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, việc tắc nghẽn dòng vốn tín dụng có ảnh hưởng đến nhiều nhóm đối tượng. Đầu tiên đó là người dân có nhu cầu mua bất động sản. Giấc mơ an cư cũng ngày càng xa vời bởi chính sách tín dụng từ những ngân hàng đang ngày càng trở nên ngặt nghèo hơn, điều kiện giải ngân cũng khó hơn ngay cả với những dự án nhà ở với mức giá phù hợp và nhà ở xã hội. Nếu như không tiếp cận được với các dòng vốn tín dụng cho vay mua nhà thì đầu ra của thị trường cũng sẽ càng đi xuống. 


Còn về huy động vốn, theo các chuyên gia thì hiện tại nguồn vốn cho các dự án bất động sản không chỉ từ từ tổ chức tín dụng mà còn từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, phát hành trái phiếu cùng một phần không nhỏ được hình thành từ vốn góp của khách hàng
Còn về huy động vốn, theo các chuyên gia thì hiện tại nguồn vốn cho các dự án bất động sản không chỉ từ từ tổ chức tín dụng mà còn từ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, phát hành trái phiếu cùng một phần không nhỏ được hình thành từ vốn góp của khách hàng

Để cho thị trường bất động sản không đổ vỡ thì lãnh đạo của Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng. Ngân hàng Nhà nước cần phải bơm vốn cho nền kinh tế. Trong đó có hoạt động phát triển cũng như kinh doanh bất động sản để cho các dự án được triển khai một cách liền mạch, giảm sức ép lên thị trường. 

Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh rằng: “Dòng tiền bơm vào thị trường cần kiểm soát tốt để hướng vào các phân khúc sản phẩm phù hợp, đưa mức giá bất động sản nhà ở xuống mức dễ chịu hơn với những hộ gia đình có nhu cầu thực”. 

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách - ông Nguyễn Quốc Việt phân tích, hiện nay doanh nghiệp bất động sản không tiếp cận được với vòng quay tín dụng được bởi nợ xấu. Nợ xấu có yếu tố bắt nguồn từ việc chấn chỉnh thị trường của cơ quan Nhà nước về trái phiếu, phá những vụ liên quan đến trái phiếu cũng như chỉ đạo rà soát khoản cho vay bất động sản liên quan đến trái phiếu. 

Cũng theo đó, bản thân doanh nghiệp cũng đang loay hoay đảo nợ để có thể có được nguồn tiền mới. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách nói thêm rằng: “Theo tôi cần có cơ chế, khoanh cũng như giãn nợ khoản nợ cũ với dự án cũ cho doanh nghiệp. Nếu dự án mới khác có pháp lý cùng chủ đầu tư, ngân hàng nên tiến hành nới cho doanh nghiệp vay để từ đó hồi sinh doanh nghiệp”. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

10 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

10 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

10 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

10 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

10 giờ trước