meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia nêu lý do khiến đất đấu giá tại Hà Nội đang ảm đạm

Thứ ba, 07/02/2023-08:02
Một thời gian dài, đất đấu giá tại thủ đô Hà Nội được xem là một món hời mà ai cũng muốn sở hữu. Dù ở bất cứ quận, huyện nào, vị trí nào, đất đấu giá cũng được giới đầu tư nhắm đến như một kênh sinh lời cao và an toàn nhất. Thế nhưng, kể từ năm 2022, đất đấu giá tại Hà Nội bỗng dưng trầm lắng đến bất thường.

Nguồn cung dồi dào

Là một người có thâm niên gần 10 năm đi săn các sản phẩm đất đấu giá tại Hà Nội, anh Hà Văn Tuấn (45 tuổi, trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) có lẽ ngấm nhất sự ảm đạm của thị trường đất đấu giá trong năm 2022. “Trước đây, cứ nghe tin ở đâu tại Hà Nội có đất đấu giá, tôi lại về tận nơi. Khi thì mua, khi thì chỉ xem cho biết. Thời điểm những năm từ 2016 đến 2021, đất đấu giá ở khu vực Hà Nội cứ ra đến đâu hết đến đó. Thậm chí, có nhiều cuộc đấu giá, giá đất được đôn lên gấp 3-4 lần là chuyện bình thường. Nhiều người vừa trúng đấu giá phía trong hội trường, đi ra ngoài cổng đã sang ngang lãi cả trăm triệu đồng”, anh Tuấn kể.


Tại Hà Nội, nguồn cung đất đấu giá rất lớn nhưng nhiều người không mặn mà.
Tại Hà Nội, nguồn cung đất đấu giá rất lớn nhưng nhiều người không mặn mà.

Theo anh Tuấn, nhiều người rất thích mua đất đấu giá bởi nhiều lý do. Thứ nhất, khu đất đấu giá được phân lô, thửa rất vuông vức. Thứ hai, hạ tầng tốt vì có đường thông thoáng, rộng rãi. Cuối cùng là khu vực này đã được quy hoạch là khu đấu giá nên vô cùng ổn định, không bao giờ có dự án khác đè lên. Đối với người mua để ở, đất đấu giá vô cùng an toàn, còn với dân đầu tư, loại hình đất này thanh khoản rất dễ.

Tuy nhiên, từ năm 2022, đất đấu giá tại Hà Nội cứ trầm lắng dần rồi đi đến sự “ghẻ lạnh”. Các thông tin đấu giá đất tại các quận huyện được thông báo ra rả trên mạng nhưng người dân và giới đầu tư rất thờ ơ. Thậm chí, có những lô đất rất đẹp nhưng khi thông báo đấu giá chỉ nhận được lèo tèo vài hồ sơ. Đến khi đấu giá, nhiều lô đất còn không có người đấu lại phải dừng lại.

Anh Tuấn chia sẻ: “Trong năm 2022, tôi đi dự buổi đấu giá đất tại huyện Thạch Thất. Những lô đất rất vuông vức, đẹp, thuận tiện giao thông nhưng tham dự có rất ít người. Điều này cho thấy sức hút của những lô đất đấu giá đã giảm đi đáng kể so với trước đây”.

Thực tế cho thấy, tại Hà Nội, các địa phương vẫn có rất nhiều quỹ đất có thể đấu giá. Mới đây, Công ty Đấu giá Hợp danh Đấu giá Việt Nam đã ra thông báo đấu giá quyền sử dụng đất của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quốc Oai (Hà Nội). Theo đó, có 18 thửa đất tại thông Phú Mỹ, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai được đem ra đấu giá với các thửa có diện tích từ trên 75m2 đến hơn 140m2. 18 thửa đất này được thông báo có giá khởi điểm là trên 44 triệu đồng/m2. Hình thức sử dụng là sử dụng riêng với thời hạn sử dụng lâu dài ổn định. Buổi đấu giá này dự kiến được tổ chức vào ngày 25/2.

Cũng cần nói thêm, khu vực đất đấu giá này cách không xa Bệnh viện Phụ sản TW cơ sở 2 vừa được động thổ cách đây mấy hôm. Bên cạnh Bệnh viện Phụ sản TW cơ sở 2 còn có dự án Bệnh viện Nhi TW cơ sở 2. Nhiều người cho rằng, đây là những yếu tố khiến giá đất của 18 lô này sẽ được đẩy lên cao.

Cũng tại Hà Nội, Công ty đấu giá hợp danh Đấu giá Việt Nam cũng vừa ra thông báo đấu giá tài sản của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Phúc Thọ. Theo đó, 20 thửa đất tại khu Hương Nam, xã Xuân Phú và 17 thửa đất thuộc TT5 tại khu Đồng Phươm, xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ sẽ được đem ra đấu giá. Được biết, các thửa này có diện tích khá lớn từ gần 100m2/thửa đến gần 250m2/thửa. Giá khởi điểm là từ 17,5 đến gần 25 triệu đồng/m2.

Tại Mê Linh, Hà Nội, huyện này cũng đang lên kế hoạch cho khu đất đấu giá có diện tích 15 ha nằm ngay tại trung tâm xã Liên Mạc vào năm 2023. Dự kiến khu đất này sẽ cung cấp ra thị trường rất nhiều lô đất nằm ở vị trí khá đẹp.

Vì sao đất đấu giá Hà Nội bị quay lưng?

Báo cáo của UBND TP.Hà Nội cho thấy, năm 2022, thành phố này chỉ đạt được hơn 56% chỉ tiêu đặt ra trong việc đấu giá đất. Đây là con số khá thấp so với kỳ vọng. Cụ thể, năm 2022, Hà Nội đặt chỉ tiêu thu từ đấu giá đất là hơn 12.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hết tháng 11, số tiền trúng đấu giá thu được mới đạt hơn 7.000 tỷ đồng. Toàn thành phố chỉ đấu giá thành công được 87 dự án với tổng diện tích hơn 14 ha.

Chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, đấu giá đất vẫn sẽ được định hướng là trọng tâm trong thời gian tới. Điều này không chỉ ở Hà Nội, TP.HCM mà còn ở nhiều địa phương trên cả nước. Thực tế cho thấy, nhiều cuộc đấu giá đất đã đem về cho ngân sách lượng tiền rất lớn và người trúng đấu giá cũng sử dụng đất hiệu quả hơn. Qua các cuộc đấu giá, nhiều người thấy được sự thất thoát của ngân sách nếu chúng ta thực hiện việc giao đất trực tiếp, không qua đấu giá.


Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh.

Ông Ánh nói rằng, việc siết chặt các hoạt động đấu giá chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều người không còn mặn mà với các cuộc đấu giá đất như trước. Từ đó, việc đấu giá đất với mục tiêu là giảm sự thất thoát của ngân sách đã không đem tới hiệu quả như mong muốn. Đây là điều cần phải xem xét tháo gỡ.

Cùng quan điểm, chuyên gia bất động sản Nguyễn Minh Nghĩa phân tích, việc đấu giá đất tại Hà Nội năm 2022 không đạt chỉ tiêu đề ra có rất nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là việc cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các biện pháp siết chặt tài chính, tín dụng đối với thị trường bất động sản làm cho thị trường trầm lắng. Trước đây, nhiều người sử dụng đòn bẩy tài chính để đi đấu giá đất nhưng nay việc vay tín dụng rất khó khiến họ không có tiền để tham gia đấu giá đất.

Tiếp theo, việc Hà Nội trong năm 2022 ban hành quyết định số 24 yêu cầu người tham gia phải nộp tiền đặt trước bằng 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá cũng khiến cho người tham gia đấu thầu “run tay”. Bởi trước đó chỉ áp dụng đặt cọc 5%. Khó khăn từ nguồn tài chính khiến họ không dám tham gia cuộc đấu giá này.

“Một nguyên nhân quan trọng nữa là các nhà đầu tư cho rằng Hà Nội đưa ra mức giá khởi điểm không sát với thị trường. Mặc dù thị trường ảm đạm, thanh khoản thấp nhưng cơ quan đấu giá vẫn đưa ra mức rất cao. Điều này gây khó khăn cho các nhà đầu tư”, chuyên gia Nguyễn Minh Nghĩa thẳng thắn.

Vị này nói rằng, để giải bài toán đất đấu giá bị quay lưng, các cơ quan chức năng cần vào cuộc một cách rốt ráo, tháo gỡ khó khăn toàn diện. Đó là việc định giá lại đất đấu giá sát với thị trường; giảm % đặt cọc cho người tham gia đấu giá và cơ quan nhà nước nên mở van tín dụng để người dân có thể vay vốn.

An Tố Nhi
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

13 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

13 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

13 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

13 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước