meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia khẳng định: “Tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay là quá cao”

Chủ nhật, 18/09/2022-09:09
Theo luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc điều hành Công ty Luật ANVI, trong điều kiện hiện nay việc tăng hạn mức tín dụng là không nên. “14% trong bối cảnh như hiện nay là quá cao rồi. Mức tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm nay đã ở mức cao nhất trong vòng 10 năm qua…”, ông Đức cho biết. 

Sáng ngày 7/9 vừa qua, Ngân hàng nhà nước đã phát đi thông báo chính thức về việc đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay đối với những tổ chức tín dụng có đề nghị, đồng thời có những thông báo gửi đến những tổ chức tín dụng này. 

Liên quan đến vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh, việc điều chỉnh room tín dụng trong đợt này của ngân hàng vẫn dựa trên đơn đề nghị của những ngân hàng thương mại, ngoài ra còn căn cứ theo điểm xếp hạng của ngân hàng nhà nước, trong đó có kết quả xếp hạng của từng tổ chức tín dụng theo như Thông tư 52 (đã được sửa đổi, bổ sung).


Sáng ngày 7/9 vừa qua, Ngân hàng nhà nước đã phát đi thông báo chính thức về việc đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay đối với những tổ chức tín dụng có đề nghị. Ảnh minh họa
Sáng ngày 7/9 vừa qua, Ngân hàng nhà nước đã phát đi thông báo chính thức về việc đã thực hiện điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay đối với những tổ chức tín dụng có đề nghị. Ảnh minh họa

Đồng thời, điều này cũng sẽ xem xét thêm một số yếu tố cụ thể hóa đối với chủ trương, định hướng điều hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như tổ chức tín dụng tham gia hỗ trợ và xử lý những tổ chức tín dụng yếu kém. Ngoài ra, giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp cùng với người dân, tín dụng vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. 

Dư địa tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống không còn nhiều

Theo như cập nhập số liệu mới nhất, phía Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến hết tháng 8 năm nay, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt đến mức 9,91%. Được biết, đây là mức tăng cao đột biến so với cùng kỳ của nhiều năm trở lại đây. Chính vì thế, dư địa tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống giờ chỉ còn lại hơn 4%, tức là trong 4 tháng cuối năm nay chỉ còn khoảng 457 nghìn tỷ đồng. 

Trong khi đó, Nhà điều hành vẫn cho thấy rõ sự kiên định đối với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả năm nay là 14% - mức đã đặt ra kể từ thời điểm đầu năm. Mức tín dụng còn lại được các chuyên gia đánh giá là khó có thể đáp ứng được nhu cầu vốn trong bối cảnh các doanh nghiệp đang chuẩn bị bước vào mùa kinh doanh cao điểm ở những tháng cuối năm. Chính vì thế, rất nhiều ý kiến cho rằng Ngân hàng Nhà nước nếu có thể nên nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với năm nay. Nguyên nhân bởi, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức nếu như không được tiếp cận với nguồn vốn, từ đó cơ hội để phục hồi và phát triển nền kinh tế cũng sẽ không còn nữa. 


Theo như cập nhập số liệu mới nhất, phía Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến hết tháng 8 năm nay, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt đến mức 9,91%. Ảnh minh họa
Theo như cập nhập số liệu mới nhất, phía Ngân hàng Nhà nước cho biết tính đến hết tháng 8 năm nay, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt đến mức 9,91%. Ảnh minh họa

Tuy nhiên trong một diễn biến khác, nhiều chuyên gia lại tỏ ra khá thận trọng. Đồng thời, những người này cũng ủng hộ quan điểm Ngân hàng Nhà nước không nên nới tín dụng quá nhiều. 

“Tăng trưởng tín dụng 14% trong năm nay là quá cao”

Liên quan đến vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc điều hành Công ty Luật ANVI, trong điều kiện hiện nay việc tăng hạn mức tín dụng là không nên. 

“14% trong bối cảnh như hiện nay là quá cao rồi. Mức tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm nay đã ở mức cao nhất trong vòng 10 năm qua. Nếu như hôm nay đã sử dụng hết tất cả hạn mức, đúng là sẽ phải tăng thêm một vài % hạn mức tín dụng. Thế nhưng tại thời điểm này, tôi cho rằng chúng ta vẫn chưa nên thay đổi, cũng không nên nới lòng dù việc tăng dư nợ cũng đồng nghĩa với việc giảm tỷ lệ nợ xấu. Tốt nhất chúng ta nên chủ động chọn cái “xấu” trước để tránh tình trạng bị động với cái “xấu” sau”, luật sư Đức bổ sung.

Được biết, luật sư Trương Thanh Đức từng có thời gian giữ nhiều vị trí lãnh đạo quan trọng tại các ngân hàng lớn như VIB, BaoVietBank, MSB,… Ông khẳng định, nguồn vốn chính và vai trò tăng trưởng kinh tế không thể là áp lực cũng nhưng gánh nặng của ngành ngân hàng mà phải là của các bộ và ngành khác.

Vị luật sư này cũng nêu lên quan điểm rằng: “Nguồn vốn tốt hơn nên chuyển sang các kênh khác, có thể là trái phiếu doanh nghiệp. Nguồn trái phiếu đã bắt đầu bị pháp luật thắt chặt, theo dõi sát sao theo đúng Nghị định số 153/2020/NĐ-CP; đồng thời nguồn trái phiếu cũng đang có nguy cơ bị chặn đứng với ý đồ sửa đổi, bổ sung Nghị định. Thế nhưng, chúng ta không thể tìm kiếm sự an toàn của thị trường trái phiếu thông qua việc đẩy rủi ro cho thị trường tín dụng”.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, việc tăng hạn mức tín dụng nhiều khả năng sẽ dẫn đến nguy cơ gia tăng tình trạng lạm phát. Một khi lạm phát tăng cao, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, khiến tăng trưởng kinh tế cũng trở nên hoàn toàn vô nghĩa, thậm chí còn phải trả một cái giá rất đắt. Việt Nam cũng không giống với các quốc gia khác trên thế giới, một khi lạm phát tăng cao sẽ rất khó xử lý. Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống và kinh tế xã hội bởi nhiều yếu tố như tâm lý, lòng tin cùng với những bài học “đắt giá” từng xảy ra trong quá khứ.  


Theo luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc điều hành Công ty Luật ANVI, trong điều kiện hiện nay việc tăng hạn mức tín dụng là không nên
Theo luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc điều hành Công ty Luật ANVI, trong điều kiện hiện nay việc tăng hạn mức tín dụng là không nên

“Trong gần 20 năm làm việc tại bốn ngân hàng thương mại, tôi đã từng chứng kiến những biến động vô cùng lớn của ngành ngân hàng. Có những năm, tăng trưởng tín dụng lên đến mức 51,39% (năm 2007), tôi cũng đã từng ngồi ở ngân hàng thương mại tăng trưởng tín dụng lên đến 100%/năm. Bên cạnh đó, cũng có thời điểm tăng trưởng tín dụng ở mức âm âm, cụ thể là cuối quý 1 năm 2012. Tôi nhận thấy rằng, việc điều hành vĩ mô của ngành ngân hàng trong khoảng thời gian 10 năm qua là bài bản và hợp lý nhất; quan trọng là phải giữ được sự ổn định của giá trị đồng tiền, từ đó góp phần quan trọng hàng đầu vào việc ổn định và đảm bảo nền kinh tế vĩ mô”, luật sư này nhấn mạnh.

Chính vì thế, cũng theo luật sư Trương Thanh Đức, nếu như vẫn bắt buộc phải tăng hạn mức tín dụng năm 2022, điều cần làm là phải giảm tăng trưởng năm 2023. Phải cân đối tăng trước, giảm sau chứ không thể đua nhau mà tăng mạnh. Về lâu dài, nếu như bỏ room tín dụng, điều cần thiết là phải bổ sung công cụ tương tự, ví dụ như dự trữ bắt buộc, để đạt được mục tiêu giới hạn tín dụng.

“Lúc này đang rất cần phải thay đổi giải pháp, thông điệp cùng với cách thức truyền thông về hạn mức tín dụng. Dù là nước nào đi chăng nữa cũng phải có room tín dụng, chỉ khác nhau ở chỗ, đó là nới room, tạo room, tính room cùng với chặn room kiểu gì mà thôi”, Luật sư cho biết.

Đáng chú ý, từ năm 2021 và 2022, trong bối cảnh các nước đã tăng lãi suất lên mức rất cao, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì mức lãi suất điều hành ổn định, không thay đổi. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đã nỗ lực để tạo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại có thể tiếp cận nguồn vốn hợp lý hơn với giá thành rẻ hơn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

16 giờ trước

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

16 giờ trước

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

16 giờ trước

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

3 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

3 ngày trước