meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia chỉ ra 3 lợi ích lớn khi Việt kiều mua bất động sản tại Việt Nam

Thứ sáu, 19/05/2023-07:05
Các chuyên gia pháp lý khẳng định, việc tạo điều kiện thông thoáng, mở cửa hoàn toàn cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài có thể sở hữu bất động sản sẽ giúp thị trường địa ốc có nhiều dư địa để phát triển.

Nguồn cầu rất lớn

Mới đây, Câu lạc bộ Bất động sản Việt Nam (VREC) đã đưa ra một số liệu rất đáng chú ý về nhu cầu sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam và Việt kiều. Theo đó, người nước ngoài tại Việt Nam đang có nhu cầu sở hữu hơn 1 triệu căn hộ, trong khi đó, nhu cầu sở hữu nhà ở của Việt kiều lên đến hơn 3 triệu căn hộ. Đây là một nguồn cầu vô cùng lớn trong thời điểm này.

VREC đánh giá, sự tham gia của người mua nhà nước ngoài và Việt kiều là yếu tố quan trọng góp phần giúp thị trường sôi động, kích thích dòng tiền ngoại hối đổ về. Điều này rất tích cực cho thị trường bất động sản đang gặp muôn vàn khó khăn như hiện nay.


Nhu cầu mua bất động sản của Việt kiều, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam là rất lớn.
Nhu cầu mua bất động sản của Việt kiều, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam là rất lớn.

Theo thống kê, hiện nay có đến hơn 10 triệu người Việt Nam ở nước ngoài (Việt kiều). Đáng chú ý hơn nữa, trong số này có đến 3,8 triệu người đã đến tuổi nghỉ hưu và muốn trở về Việt Nam sinh sống. Những đối tượng này nhóm lớn tuổi và hầu như đều có tích lũy tài sản. Một phép tính đơn giản được đặt ra, với 3,8 triệu Việt kiều này muốn về Việt Nam mua bất động sản để dưỡng già thì mỗi căn hộ có giá trên 3 tỷ đồng, thị trường sẽ thu về hàng triệu tỷ đồng. Chưa dừng lại ở việc mua nhà theo nhu cầu thực để ở, người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam và cả Việt kiều còn có nhu cầu đầu tư. Bởi theo khảo sát, không ít các Việt kiều đều muốn sở hữu trên 1 sản phẩm bất động sản tại Việt Nam.

Giám đốc kinh doanh CBRE Việt Nam, ông Huỳnh Tuấn Kiệt từng khẳng định rằng, công ty của ông đã thực hiện nhiều giao dịch với người nước ngoài. Thực tế cho thấy, nhu cầu của người nước ngoài và cả Việt kiều vẫn còn rất cao. Với gần 5.000 giao dịch đã được CBRE thực hiện thì có 45% thuộc về khách hàng nước ngoài, nhu cầu đứng đầu là thuộc về khách hàng Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore... sau đó là châu Âu, Mỹ.

Theo một số chuyên gia bất động sản, mặc dù chính sách đã mở cửa hơn rất nhiều nhưng hiện việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà là cá nhân nước ngoài đang có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai dẫn tới nhiều cách hiểu và áp dụng không thống nhất. Điều này đã gây ra sự khó khăn cho người nước ngoài, Việt kiều mua nhà tại Việt Nam.

Được biết, năm 2022, tổng lượng kiều hối của Việt Nam VN đạt gần 19 tỉ USD, chiếm 48% tổng thu ngân sách nội địa. Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận kiều hối.

Chuyên gia chỉ ra 3 lợi ích

Về vấn đề này, Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm cho biết, công ty luật của ông đã có văn bản đóng góp ý kiến về về việc sửa đổi bổ sung Luật Nhà ở Dự thảo lần 5, trong đó có vấn đề liên quan đến nội dung quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đây là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm.

Theo Luật sư Trương An Tú, hiện nay, nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam của những người Việt Nam định cư tại nước ngoài là rất chính đáng. Tuy nhiên luật pháp hiện hành còn nhiều bất cập và hạn chế, chưa thông thoáng và mở cửa hoàn toàn để những người Việt Nam định cư tại nước ngoài có thể dễ dàng sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Trên thực tế, một người Việt Nam định cư tại nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam còn nhiều khó khăn bởi thủ tục sở hữu còn phức tạp và nhiều vướng mắc khó giải quyết.


Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm.
Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law firm.

Tại Dự thảo, điều kiện sở hữu nhà ở Việt Nam đối với đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua các hình thức như “đầu tư xây dựng nhà ở” trên “diện tích đất được thừa kế, được tặng cho, mượn, thuê hoặc nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật đất đai”, “mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản” hoặc “mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của cá nhân”.

Như vậy, điều kiện sở hữu nhà ở Việt Nam đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài được quy định chặt chẽ và hạn chế hơn so với đối tượng là tổ chức, cá nhân trong nước. Dự thảo luật không thay đổi nội dung này so với Luật nhà ở năm 2014 và trong gần một thập kỷ qua nước ta chưa giải quyết được nhu cầu về nhà ở của đối tượng này. Trong khi đó, việc mở rộng các điều kiện đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là cần thiết và mang lại những lợi ích rất lớn.

Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu và sử dụng nhà tại quê hương, góp phần thúc đẩy quá trình tái định cư và tăng cường kết nối với cộng đồng người Việt.

Thứ hai, tăng cường đầu tư trong lĩnh vực bất động sản từ phía người Việt Nam định cư ở nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế và thị trường bất động sản trong nước.

Thứ ba, tạo ra nguồn thu hút và góp phần nâng cao nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, góp phần cân đối nguồn cung và cầu nhà ở.

Luật sư Trương Anh Tú khẳng định, những lợi ích này cho thấy việc mở rộng các điều kiện đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sẽ đáp ứng được nhu cầu và mang lại sự phát triển.

“Vì vậy, TAT Law Firm kiến nghị sửa đổi gộp điểm a và b khoản 2 Điều 10 Dự thảo, quy định điều kiện được sở hữu nhà ở đối với Người Việt Nam định cư ở nước ngoài như với đối tượng là tổ chức, cá nhân trong nước, nội dung như sau: Tổ chức, cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở, khi hết thời hiệu do chiếm hữu theo quy định của pháp luật, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật”, văn bản của TAT Law Firm nhấn mạnh.

Cát Tho
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Tin mới cập nhật

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

3 giờ trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

5 giờ trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

5 giờ trước

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

1 ngày trước

Chủ đầu tư “đua” tung ưu đãi nhưng vẫn không dễ bán hàng

1 ngày trước