Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng rằng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm 2022
BÀI LIÊN QUAN
Dòng chảy dầu thô từ Nga sang châu Á giảm đi, lượng xuất khẩu tới Ấn Độ và Trung Quốc đang chững lại?Doanh nhân Trương Thị Lệ Khanh: "Nữ tướng" dẫn dắt Vĩnh Hoàn trở thành doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt NamCông ty CP Phú Tài: Vị thế của một doanh nghiệp xuất khẩu uy tín tại Việt NamThống kê cho thấy, sau đợt tăng giá mạnh, giá gạo trên toàn cầu đã quay đầu giảm trong tháng 6/2022 sau khi Ấn Độ thông báo sản lượng gạo của nước này sẽ tăng nhờ vào đợt gió mùa trong nửa cuối năm 2022. Mặc dù thế, giá gạo vẫn duy trì ở mức cao so với cùng kỳ năm 2021. Ghi nhận, giá gạo trên thế giới vào ngày 4/7/2022 là 16,1 USD/cwt, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 25,4%. Cũng trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng rằng sản lượng gạo sản xuất của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng khi nhu cầu gạo từ Philippines ngày càng tăng cùng với đó là nhu cầu nhập khẩu trở lại từ Trung Quốc. Chứng khoán Rồng Việt cũng cho rằng biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất gạo Việt Nam sẽ cải thiện nhờ vào xu hướng giảm giá phân bón sẽ tiếp tục trong thời gian tới.
Lạm phát tăng cao, tăng trưởng xuất khẩu ngành gỗ “giảm tốc”
Theo ghi nhận, tăng trưởng xuất khẩu của ngành gỗ đang có dấu hiệu chậm lại do lạm phát tăng cao ở nhiều nước đã khiến cho người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, trong khi đó chi phí logistics, nguyên liệu đầu vào lại tiếp tục tăng cao,... Ngoài ra, thị trường xuất khẩu chủ lực của Mỹ cũng đang gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại.6 tháng cuối năm 2022, triển vọng tươi sáng cho các doanh nghiệp gạo khi sản lượng xuất khẩu tăng
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng các công ty được xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Âu như Tập đoàn Lộc Trời (mã: LTG) hay Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã: TAR) sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty cùng ngành.Từ đầu năm 2022 đến nay, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, hậu quả của đại dịch COVID-19 cho thấy, căng thẳng giữa Nga và Ukraine cùng sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu là một trong những mối quan tâm lớn nhất của người dân trên toàn thế giới. Hơn thế, sự gia tăng mạnh mẽ của giá lúa mì trong giai đoạn tháng 6/2020 và tháng 5/2022 đã dẫn đến xu hướng sử dụng một số thực phẩm bằng gạo có giá thành rẻ hơn để có thể thay thế lúa mì. Chính vì thế, nhu cầu gạo trên toàn cầu đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022.
Để thu hút khách hàng, các nhà sản xuất gạo Việt Nam quyết định không tăng giá bán
Song song với chi phí đầu vào ví dụ như phân bón tăng mạnh thì giá gạo trên thế giới đã tiếp tục tăng trong 5 tháng đầu năm 2022 sau khi tăng mạnh trong giai đoạn tháng 8/2020 và tháng 12/2-21. Dù cho giá gạo toàn cầu điều chỉnh giảm trong tháng 6/2022 nhưng với Việt Nam - đây là nước sản xuất gạo lớn thứ ba trên thế giới thì giá xuất khẩu gạo trung bình đã di chuyển theo hướng ngược lại so với giá toàn cầu. Cũng trong tháng 6/2022, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận là 493 USD/tấn, so với tháng trước tăng 2,3%. VDSC cho hay, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đã không tăng giá bán để có thể thu hút được thêm khách hàng. Trong 6 tháng đầu năm, lũy kế sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam lần lượt đạt 3,5 triệu tấn, so với cùng kỳ tăng 16% và 1,6 tỷ USD, tăng 6%.
Cùng với động lực xuất khẩu thì giá phân bón và chi phí logistics giảm cũng sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo có sự cải thiện lợi nhuận. Theo đó, sau khi đạt đỉnh vào hồi tháng 3 thì giá phân bón đã có hạ nhiệt. Giá phân bón cũng sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới do Nga gia hạn hạn ngạch xuất khẩu phân bón cho đến hết năm 2022 - điều này cũng sẽ giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất gạo Việt Nam. Bên cạnh đó, chi phí chi phí logistic và kho vận cũng được dự báo sẽ giảm trong nửa cuối năm 2022. Như thế, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ giảm được chi phí bán hàng và nới rộng biên lợi nhuận ròng.
Chứng khoán Rồng Việt cũng kỳ vọng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng dựa trên ba nguyên nhân chính, cụ thể:
Đầu tiên là nhu cầu nhập khẩu từ Philippines - đây là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam chiếm 43,6% tổng giá trị xuất nhập khẩu trong 5T2022 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Lượng tiêu thụ gạo tại Philippines đang tăng do giá lúa mì tăng cao. Ngoài ra, sản lượng gạo xuất khẩu của Philippines được dự báo sẽ đi ngang, so với cùng kỳ theo dự báo của USDA tăng 2% đã thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Chính vì thế, Việt Nam chiếm hơn 80% tổng thị phần xuất khẩu gạo vào Philippines trong giai đoạn năm 2021 - 2022 sẽ được hưởng lợi.
Thứ hai chính là Trung Quốc đang là nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với 15% tổng giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2022 dự kiến sẽ quay trở lại nhập khẩu. Và trong 5 tháng qua, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc ghi nhận giảm 19,5% cả về sản lượng và cả giá trị do chính sách Zero COVID. Và dù chính sách này chưa được dỡ bỏ nhưng VDSC cũng kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ trở lại nhập khẩu gạo ngày càng nhiều trong giai đoạn nửa cuối năm. Lý do chính là do các hạn chế nghiêm ngặt đối với việc di chuyển trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã gây ra tình trạng gián đoạn hoạt động sản xuất nông nghiệp vụ xuân, chính vì thế đã thúc đẩy nhập khẩu gạo và ngô.
Thứ ba chính là xuất khẩu sang thị trường Châu Âu dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh nhờ vào Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Theo như cam kết trong EVFTA thì EU sẽ dành cho Việt Nam hạn ngạch xuất khẩu 80.000 tấn gạo/năm. Và dù nhập khẩu gạo từ EU chỉ chiếm 0,5% tổng giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2022 nhưng lại có rất ít doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn để vào thị trường này.
Cơ hội lớn dành cho doanh nghiệp xuất khẩu được sang thị trường Châu Âu như Lộc Trời, Trung An
Chứng khoán Rồng Việt cũng nhấn mạnh cơ hội đối với công ty được xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Âu như Tập đoàn Lộc Trời (LTG) hay Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (TAR) sẽ có được lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty cùng ngành.
Ghi nhận, mới đây, Tập đoàn Lộc Trời (LTG) đã tiếp tục có ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang (Sở NN&PTNT Kiên Giang) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội (MBbank) về việc phát triển vùng nguyên liệu lúa có chất lượng cao, ước tính tổng giá trị của việc hợp tác này đã lên đến 12.000 tỷ đồng/năm cho đến ngày 31/12/2024.
Còn mục tiêu mở rộng sản xuất nông nghiệp quy mô đã gắn với cơ giới hóa đồng bộ và nâng cao chất lượng nông sản, tăng năng suất để gia tăng thu nhập và chất lượng của cuộc sống cho bà con nông dân. Cũng theo đó, Sở NN&PTNT Kiên Giang cũng sẽ tiến hành phối hợp với các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh để cùng với Lộc Trời xây dựng kế hoạch hàng năm tăng và phát triển vùng nguyên liệu lên đến 300.000ha trên địa bàn tỉnh.