meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Dòng chảy dầu thô từ Nga sang châu Á giảm đi, lượng xuất khẩu tới Ấn Độ và Trung Quốc đang chững lại?

Thứ tư, 06/07/2022-22:07
Mặc dù xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Nga đã hồi phục trong 7 ngày tính đến ngày mùng 1/7 sau khi trải qua đà lao dốc vào tuần trước đó, thế nhưng những chuyến hàng đến châu Á lại đi xuống trong vài tháng gần đây. Châu Á là thị trường chủ lực của Nga khi các nước phương Tây đều đang cố gắng chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Moscow.

Phục hồi xuất khẩu dầu thô

Nga đã ghi nhận mức xuất khẩu dầu thô hồi phục trở lại sau khoảng thời gian lao dốc vào tuần liền trước tuần cuối cùng của tháng 6.

Cụ thể, Bloomberg đã tổng hợp dữ liệu và cho thấy lượng dầu thô xuất khẩu của Nga đã phục hồi trong 1 tuần tính tới ngày 1/7 sau khi tuần trước đó ghi nhận cú lao dốc kỷ lục. Điều đáng nói là các lô hàng đến châu Á, cụ thể là Ấn Độ và Trung Quốc lại có xu hướng giảm đi.

Có 25,7 triệu thùng dầu từ Nga đã được vận chuyển trên tổng cộng 34 tàu biển tới các thị trường. Xứ sở bạch dương xuất khẩu được khoảng 3,67 triệu thùng dầu trung bình mỗi ngày. Con số này tương đương với mức ghi nhận tính từ đầu tháng 4. 


Xuất khẩu dầu thô từ Nga sang châu Á đang giảm
Xuất khẩu dầu thô từ Nga sang châu Á đang giảm

Ở tuần gần nhất, Nga có lượng xuất khẩu dầu thô tăng 23% so với tuần liền trước. Bởi vậy xuất khẩu dầu thô của nước này phần lớn đã được phục hồi khi vốn đã bị mất ở tuần trước đó vì các chuyến hàng từ cảng Primorsk tạm thời bị gián đoạn.

Mới đây, các nhà lãnh đạo của nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới (G7) đã thống nhất xem xét ý tưởng áp giá trần đối với dầu thô xuất khẩu của Nga. Điều này nhằm giảm nguồn thu của điện Kremlin, trong khi vẫn đảm bảo được dòng chảy năng lượng tiếp tục duy trì ra thế giới.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đây là thời điểm mà hai bên là các nước G7 và Nga đang có mâu thuẫn gay gắt do xung đột tại Ukraine nên công chúng không khỏi thắc mắc các nước G7 sẽ thực hiện kế hoạch trên như thế nào và chính quyền Tổng thống Vladimir Putin sẽ có động thái đáp trả ra sao.

Bên cạnh đó, dù các nhà lãnh đạo G7 đang nỗ lực đẩy nhanh quá trình đề xuất nhưng những con số cho thấy xuất khẩu dầu thô qua đường biển của Nga chỉ ra rằng dòng chảy dầu thô vẫn giảm dần nếu tính theo trung bình 4 tuần.

Nga xuất khẩu trung bình khoảng 3,46 triệu thùng dầu mỗi ngày trong 4 tuần đến ngày mùng 1/7. Đây là mức thấp nhất tính từ mốc 4 tuần đến ngày 15/4. Con số này không quá lớn nhưng giảm 7,6% cũng không phải là quá nhỏ, khi so sánh với mức đỉnh 3,75 triệu thùng mỗi ngày trong 4 tuần tính đến ngày 29/4.

Châu Á đang có dấu hiệu bất ổn

Sau khi phương Tây nhất quyết tẩy chay dầu thô của Nga thì châu Á trở thành thị trường chủ lực của Nga. Tuy vậy, các lô hàng đến châu Á đã giảm 15% trên cơ sở trung bình hàng tuần và 4 tuần.

Dòng chảy dầu thô từ Nga sang châu Á giảm đi, lượng xuất khẩu tới Ấn Độ và Trung Quốc đang chững lại? - ảnh 2

Bloomberg đưa tin rằng mặc dù các nước châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc vẫn đang nhập khẩu hơn 50% tổng lượng dầu thô vận chuyển từ nước Nga, thế nhưng tỉ trọng lại cho thấy đang trên đà giảm.

Theo đó, Trung Quốc nhập khẩu trung bình 887.000 thùng dầu của Nga mỗi ngày trong 4 tuần gần đây nhất. Trong khi đó, Ấn Độ nhập khoảng 641.000 thùng mỗi ngày.

Theo dự đoán, những con số này sẽ tiếp tục tăng lên khi 180.000 thùng dầu mỗi ngày trên các tàu chở dầu khác lựa chọn điểm đến. Các tàu này hiện vẫn chưa đưa ra thông báo sẽ dừng lại ở đâu.

Ở một mặt khác, các lô hàng đến thị trường châu Á khác đang giảm dần. Các cảng ở Nhật Bản và Hàn Quốc hiếm khi xuất hiện tàu chở dầu từ Nga.

Sắp mất hoàn toàn thị trường châu Âu?

Lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga từ Liên minh châu Âu EU sẽ chính thức có hiệu lực trong năm tháng nữa. Đến nay, Nga đã mất hơn 60% thị trường dầu thô vận chuyển qua đường biển tại thị trường Bắc Âu.

Kể từ cuối tháng 4, khối lượng dầu thô xuất khẩu sang thị trường Bắc Âu đã đi ngang trong khoảng 400.000 đến 450.000 mỗi ngày. Đa số lượng dầu thô này được dự trữ tại các bể chứa Rotterdam tại Hà Lan.

Dòng chảy dầu thô từ Nga sang châu Á giảm đi, lượng xuất khẩu tới Ấn Độ và Trung Quốc đang chững lại? - ảnh 3

Ở một mặt khác, sau khi chiến sự tại Ukraine xảy ra, các lô hàng từ Nga tới khu vực Địa Trung Hải tăng vọt và duy trì ở mức 750.000 thùng mỗi ngày, nếu tính trung bình 4 tuần.

Công chúng đang dõi theo xem liệu nhà máy ISAB có hành động gì khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với dầu thô xuất bằng đường biển của Nga chính thức có hiệu lực vào tháng 12. Nhà máy ISAB của Lukoil thuộc khu vực đảo Sicily (Italy), là một trong những khách hàng lớn nhất của dầu thô Nga. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tăng cường nhập dầu thô.

Nhìn chung, từ thời điểm này cho đến lúc lệnh cấm vận có hiệu lực, việc mua dầu của Nga không có bất kỳ trở ngại nào liên quan đến pháp lý. Bên cạnh đó, các lô hàng từ xứ sở Bạch Dương đến Địa Trung Hải cũng khó có thể giảm bớt vì không có nguồn hàng thay thế cho Nga.

Dòng tiền vẫn chảy vào Moscow

Moscow đang chứng kiến doanh thu từ thuế xuất khẩu dầu đã hồi phục, thậm chí còn tăng mạnh hơn so với lượng dầu thô vận chuyển ra nước ngoài trong tuần tính đến ngày mùng 1/7. Bloomberg đã công bố dữ liệu rằng doanh thu này đã tăng thêm 34 triệu USD lên mức 162 triệu USD, mức tăng trưởng là 27%.

Dòng chảy dầu thô từ Nga sang châu Á giảm đi, lượng xuất khẩu tới Ấn Độ và Trung Quốc đang chững lại? - ảnh 4

Doanh thu thuế của điện Kremlin đã đi lên nhờ thuế suất bao hơn đối với mỗi thùng dầu giao trong tháng 7. Moscow đã thu về 55,2 USD/tấn (tương đương 7,53 USD/thùng) trên các lô hàng dao vào tháng này. Con số đã tăng từ mức 44,8 USD/tấn (khoảng 6,11 USD/thùng) trong tháng 6.

Kể từ tháng 4, chính phủ Nga đã áp dụng mức thuế suất cao nhất đối với các kháng hàng. Đây cũng là lý do chỉ ra giá dầu Ural đã bật tăng trong thời gian từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Tin mới cập nhật

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

5 giờ trước

Siết tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với một khách hàng: Ngân hàng mong muốn có ngoại lệ

5 giờ trước

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

5 giờ trước

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

5 giờ trước

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

10 giờ trước