meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

6 tháng cuối năm 2022, triển vọng tươi sáng cho các doanh nghiệp gạo khi sản lượng xuất khẩu tăng

Thứ bảy, 09/07/2022-17:07
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng các công ty được xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Âu như Tập đoàn Lộc Trời (mã: LTG) hay Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã: TAR) sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty cùng ngành.

Theo Nhịp sống kinh tế, từ đầu năm 2022, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu cùng hậu quả từ đại dịch COVID-19, căng thẳng giữa Nga - Ukraine và sự gián đoạn chuỗi cung ứng trên toàn cầu là một trong những mối quan tâm lớn nhất của người dân trên toàn thế giới. Đặc biệt, sự gia tăng mạnh mẽ của giá lúa mì trong giai đoạn tháng 6/2022 và tháng 5/2022 đã dẫn đến xu hướng sử dụng một số thực phẩm bằng gạo có giá thành sẽ rẻ hơn để thay thế cho lúa mì. Kết quả, nhu cầu gạo trên toàn cầu ghi nhận đã tăng mạnh trong nửa đầu năm 2022. 



Trong nửa đầu năm 2022, lũy kế sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam lần lượt đạt mức 3,5 triệu tấn và 1,6 tỷ USD, tăng tương ứng 16% và 6% so với cùng kỳ năm trước
Trong nửa đầu năm 2022, lũy kế sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam lần lượt đạt mức 3,5 triệu tấn và 1,6 tỷ USD, tăng tương ứng 16% và 6% so với cùng kỳ năm trước

Cụ thể, thống kê từ Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), giá gạo trên thế giới tiếp tục tăng trong 5 tháng đầu năm 2022 sau khi tăng mạnh trong giai đoạn tháng 12 năm trước. Và dù có sự điều chỉnh giảm trong tháng 6/2022 sau khi Ấn Độ thông báo sản lượng gạo sẽ tăng, tuy nhiên giá gạo vẫn duy trì ở mức cao so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo toàn cầu vào ngày 04/07/2022 là 16,1 USD/cwt, tương ứng giảm 4,1% so với tháng trước nhưng vẫn tăng hơn 25% so với cùng kỳ. 

Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam - đây là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên thế giới, giá xuất khẩu gạo trung bình đã di chuyển theo hướng ngược lại. Và trong tháng 6/2022, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam là 493 USD/tấn, so với tháng 5 tăng 2,3% còn so với tháng 6/2021 giảm 12,5%. VDSC cho rằng, các nhà sản xuất gạo Việt Nam đã không tăng giá bán để có thể thu hút thêm khách hàng. Trong nửa đầu năm 2022, lũy kế sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam lần lượt đạt mức 3,5 triệu tấn và 1,6 tỷ USD, tăng tương ứng 16% và 6% so với cùng kỳ năm trước. 


Giá gạo thế giới và chênh lệch giá giữa giá gạo và giá lúa mì
Giá gạo thế giới và chênh lệch giá giữa giá gạo và giá lúa mì

6 tháng cuối năm 2022, sản lượng xuất khẩu gạo dự kiến sẽ tiếp tục tăng

Chứng khoán Rồng Việt kỳ vọng rằng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ đi ngang trong 6 tháng cuối năm 2022 và dẫn đến mức tăng trưởng âm của giá bán so với thời điểm năm 2021 do hai nguyên nhân chính là việc Ấn Độ sẽ tiến hành đẩy mạnh nguồn cung gạo toàn cầu và xu hướng giảm giá phân bón sẽ giúp hạ giá nhiệt áp lực tăng chi phí đầu vào khi đây là chi phí chiếm 22% tổng giá thành sản xuất lúa gạo, từ đó cũng hạn chế dư địa tiếp tục tăng cao của giá gạo. 


Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và tăng trưởng
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam và tăng trưởng

Dù vậy, VDSC tin tưởng rằng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng dựa trên ba nguyên nhân chính. Đầu tiên, Philippines - đây là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với việc chiếm đến 43,6% tổng giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2022 và được dự báo sẽ tiếp tục có sự gia tăng nhập khẩu gạo từ Việt Nam khi giá lúa mì tại quốc gia này tăng cao, trong khi đó sản lượng gạo xuất khẩu của Philippines được dự báo sẽ đi ngang. Chính vì thế, nhờ chiếm hơn 80% tổng thị phần xuất khẩu gạo vào Philippines trong giai đoạn năm 2021 - 2022 nên doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ được hưởng lợi. 


Xuất khẩu gạo theo mùa của Ấn Độ, Giá Ure Phú Mỹ trong nước
Xuất khẩu gạo theo mùa của Ấn Độ, Giá Ure Phú Mỹ trong nước

Thứ hai chính là nhà nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam là Trung Quốc dự kiến sẽ quay trở lại nhập khẩu sau khi đã giảm mạnh việc nhập khẩu trong nửa đầu năm bởi chính sách Zero COVID-19 của nước này. Chứng khoán Rồng Việt cũng kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ quay trở lại nhập khẩu gạo ngày càng nhiều trong giai đoạn nửa sau của năm 2022 trong bối cảnh hoạt động sản xuất nông nghiệp vị xuân của Trung Quốc đã bị gián đoạn, chính vì thế thúc đẩy nhập khẩu gạo và ngô. 


Cơ cấu xuất khẩu gạo Việt Nam
Cơ cấu xuất khẩu gạo Việt Nam

Thứ ba chính là xuất khẩu gạo sang Châu Âu dự kiến sẽ tăng mạnh nhờ vào Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Và dù nhập khẩu gạo từ EU chỉ chiếm 0,5% tổng giá trị xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm 2022 nhưng có rất ít doanh nghiệp đạt được tiêu chuẩn để vào thị trường này. Chính vì thế mà VDSC cũng kỳ vọng các công ty được xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Âu như Tập đoàn Lộc Trời (mã chứng khoán: LTG) hay CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã chứng khoán: TAR) cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các công ty cùng ngành. 

Tỷ suất lợi nhuận của các nhà sản xuất gạo Việt Nam được cải thiện khi chi phí giảm

Được biết, sau khi đạt đỉnh vào tháng 3/2022, giá phân bón đã bước vào xu hướng giảm cho đến thời điểm hiện tại. Chứng khoán Rồng Việt cho biết, xu hướng giảm sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới do Nga gia hạn hạn ngạch xuất khẩu phân bón cho đến hết năm 2022. Giá phân bón thấp hơn cũng được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện được tỷ suất lợi nhuận gộp của các nhà sản xuất gạo Việt Nam.



Tỷ suất lợi nhuận ròng của LTG và TAR
Tỷ suất lợi nhuận ròng của LTG và TAR

Bên cạnh đó, chi phí logistics cũng được dự kiến sẽ giảm trong nửa cuối năm 2021. Các kho vận chuyển hàng dự trữ cũng bị ảnh hưởng bở lo ngại lạm phát kèm suy thoái và nhu cầu giảm đối với hàng rời khô cũng đang kéo giá vận chuyển xuống thấp hơn. Nhờ thế mà Chứng khoán Rồng Việt cũng kỳ vọng rằng các nhà sản xuất gạo Việt Nam sẽ giảm được tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu trong 6 tháng cuối năm 2022 dẫn đến nới rộng tỷ suất lợi nhuận ròng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

17 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

17 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

17 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

17 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

17 giờ trước