Chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm sau tháng 7 có mức tăng mạnh nhất từ năm 2020, nhóm cổ phiếu dầu khí lao dốc mạnh nhất
BÀI LIÊN QUAN
Dow Jones tiếp tục khởi sắc, tăng hơn 300 điểm, chứng khoán Mỹ có tháng rực rỡ nhất kể từ năm 2020 Chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại sau khi Fed công bố tăng lãi suất, chỉ số Nasdaq vọt tăng lên 4%Chứng khoán Mỹ thận trọng từng bước trước thềm hàng loạt sự kiện lớn diễn ra trong tuần này, trong đó nhóm năng lượng tăng mạnh nhấtTheo VnEconomy, trong phiên giao dịch ngày thứ hai (1/8), Phố Wall có phiên giao dịch đảo chiều liên lục và đóng cửa giảm điểm chấm dứt chuỗi tăng ba phiên liên tiếp vừa ghi nhận trong tuần cuối tháng 7.
Lúc đóng cửa, chỉ số S&P 500 giảm 0,28% xuống còn 4.118,59 điểm. Nasdaq Composite giảm 0,15 điểm xuống còn 12.368,98 điểm, cùng với đó chỉ số công nghiệp Dow Jones cũng giảm 0,14% còn 32.798,6 điểm.
Tuần trước, các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đã có chuỗi ba phiên tăng liên tiếp khi nhà đầu tư dự báo rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể không cần tăng lãi suất mạnh giống như nhiều người lo ngại. Một nhân tố nữa giúp cho chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite có tháng tăng điểm mạnh là do kết quả kinh doanh vượt quá dự báo của nhiều doanh nghiệp.
Chỉ số S&P 500 có số điểm giảm khoảng 14% từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nằm trong nhóm chỉ số này cho thấy lợi nhuận đã vượt qua dự báo. Trong số 283 công ty trong chỉ số S&P 500 đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh, khoảng 78% ghi nhận lợi nhuận đã vượt mức dự báo của các nhà phân tích, theo Refinitiv.
Trong phiên giao dịch ngày 1/8, S&P 500 đã có phiên tăng giảm đan xen không trong khi nhiều nhà đầu tư đang dần thận trong hơn với chuỗi phiên tăng điểm vào cuối tháng trước.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết, mục tiêu của cơ quan này là kiềm chế lạm phát và hạ nhiệt nhu cầu so với các đợt tăng lãi suất của mình. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư và nhà phân tích lo ngại rằng những động thái mạnh tay của Fed có thể khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ gia tăng đồng thời sẽ gây tê liệt cho nền kinh tế.
“Vẫn còn rất nhiều câu hỏi về việc liệu chúng ta có thực sự thoát khỏi những vấn đề kinh tế và có lẽ câu trả lời cho câu hỏi này chính là không”, ông Tom Martin, quản lý danh mục cấp cao tại GLOBAL Investments ở Atlanta (Mỹ) nhận định. “Chúng ta thậm chí còn chưa đến gần với những tác động kinh tế do Fed tăng lãi suất”.
Hoạt động sản xuất của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tháng 4 giảm chậm hơn dự báo với những dấu hiệu cho thấy những hạn chế về nguồn cung đang dần được nới lỏng. Số liệu này đã được công bố sau các cuộc khảo sát, kết quả cho thấy các nhà máy trên khắp châu Âu và châu Á đang phải vật lộn để có thể tìm động lực phát triển trong tháng 7 trong khi nhu cầu trên toàn thế giới đang tăng cao và các biện pháp hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong phiên giao dịch ngày thứ 2, giá dầu giảm đã khiến cho nhóm cổ phiếu năng lượng giảm sút mạnh nhất trong S&P 500. Giá cổ phiếu của Exxon Mobil đã giảm 2,5%. Đây là một trong những mã đã góp phần khiến cho S&P 500 giảm nhiều nhất.
Báo cáo việc làm của Mỹ được công bố vào hôm thứ sáu tuần trước sẽ được các chuyên gia phân tích để tìm tín hiệu về các động thái tiếp theo của Fed trong cuộc chiến chống lại lạm phát đang ở mức cao nhất trong hơn 40 năm qua.
Từ đầu năm nay, ngân hàng trung ương Mỹ đã nâng lãi suất tổng cộng hơn 2,25 điểm phần trăm đồng thời khẳng định mức tăng của các lần tiếp theo sẽ được đưa ra dựa trên những đánh giá về tình hình kinh tế nước này.
Ngược lại với xu hướng giảm của những cổ phiếu khác, giá cổ phiếu của Boeing trong phiên ngày 1/8 đã tăng 6,1% sau khi Reuters đưa tin cho biết, cơ quan quản lý hàng không Mỹ đã phê duyệt kế hoạch kiểm tra và sửa đổi để khôi phục lại việc bán máy bay Boeing 787 Dreamliner.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu đã giảm hơn 4% do dữ liệu cho thấy, sản xuất suy giảm ở một số quốc gia đã làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Cuộc họp của Tổ chức Các quốc gia Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) trong tuần qua đã thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Giá hợp đồng tương lai của dầu thô Brent đã giảm 3,94 USD xuống còn 100,03 USD/thùng, tương đương với 3,8%. Trong phiên này, có lúc giá đã giảm xuống 99,09 USD. Giá dầu WTI của Mỹ đã giảm 4,73 USD xuống còn 93,89 USD/thùng, tương đương với 4,8%, trong phiên có thời điểm giá dầu WTI đã giảm xuống dưới 92,42 USD/thùng.
Theo nhà phân tích kỹ thuật làm việc tại Reuters, ông Wang Tao cho biết, giá dầu Brent đã tụt xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 102,68 USD/thùng có thể đẩy giá của loại dầu này tiếp tục giảm xuống từ 99,52 USD đến 101,26 USD/thùng.
Khi mà cả giá dầu Brent và WTI đều có 2 tháng giảm giá liên tiếp lần đầu tiên kể từ năm 2020 khi mà lạm phát và lãi suất tăng đã khiến cho các lo ngại về suy thoái ngày càng gia tăng, nếu suy thoái thực sự xuất hiện thì nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu sẽ tiếp tục giảm mạnh.
Các nhà phân tích tham gia vào khảo sát của Reuters đã đưa ra dự báo, giá dầu Brent bình quân trong năm 2022 sẽ giảm xuống còn 106,75 USD/thùng, trong lần điều chỉnh dự báo đầu tiên của từ tháng 4. Mức dự báo với dầu WTI giảm xuống còn 101,28 USD.
Tuy nhiên, hiện tại thị trường dầu vẫn đang chìm đắm trong câu hỏi về nguồn cung trên toàn cầu.
“Vẫn có sự thiếu kết nối với các dữ liệu kinh tế và những gì chúng ta đang thấy là ở phía nguồn cung. Thị trường dầu vẫn đang tiếp tục bị siết chặt”, nhà phân tích Phil Flynn tại Price Futures nhận định. Cuộc họp của OPEC+ dự kiến diễn ra vào thứ tư (3/8) để quyết định về sản lượng sản xuất dầu mỏ trong tháng 9 tới.