Chứng khoán cơ sở là gì? Phân biệt chứng khoán cơ sở với chứng khoán phái sinh
BÀI LIÊN QUAN
Thuật ngữ FOMO trong chứng khoán được sử dụng thế nào?Sóng Elliott là gì? Các cấp độ sóng Elliott trong chứng khoánChứng khoán cơ sở là gì?
Hiểu theo cách đơn giản thì chứng khoán cơ sở là những loại cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán một cách công khai, minh bạch. Những loại cổ phiếu này sẽ phải thuộc chỉ số VN30, HNX30 hoặc những chỉ số có giá trị tương đương để thay thế. Đồng thời, những cổ phiếu này còn phải đảm bảo được giá trị vốn hóa bình quân đạt 5000 tỷ trở lên trong 6 tháng gần nhất (tính đến thời điểm ngày chốt dữ liệu). Chứng khoán cơ sở còn có nhiệm vụ để làm tài sản cơ sở cho sự hình thành của chứng quyền cũng như một số loại chứng khoán phái sinh.
Chứng quyền có đảm bảo được phát hành bởi những công ty chứng khoán có tài sản đảm bảo, người sở hữu có quyền giao dịch mua, bán các loại chứng khoán cơ sở cho những tổ chức phát hành theo mức quy định do cơ sở đưa ra trong một thời điểm nhất định. Đồng thời, người sở hữu cũng có thể nhận được tiền chênh lệch giữa giá hiện thực và giá chứng khoán cơ sở tại thời điểm bán ra thị trường.
Chứng khoán cơ sở của chứng quyền là thực chất là những cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam một cách công khai, minh bạch, đáp ứng những yêu cầu khắt khe về mức vốn hóa thị trường, tính thanh khoản, tỷ lệ tự do chuyển nhượng, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phát hành chứng khoán. Đồng thời, sẽ phải đáp ứng những quy định đã được ghi trong các văn bản pháp luật của Ủy ban Chứng khoán nhà nước.
Đặc điểm của chứng khoán cơ sở
Muốn sử dụng và đầu tư vào chứng khoán cơ sở một cách hợp lý, đúng đắn thì nhà đầu tư cần phải nắm bắt được các đặc điểm cơ bản của chứng khoán cơ sở như sau:
- Việc ban hành chứng khoán cơ sở sẽ được tổ chức thực hiện theo hình thức tổ chức tài chính phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
- Những điều khoản giao dịch mà nhà đầu tư phải tuân thủ khi thực hiện mua bán chứng khoán cơ sở sẽ do do bên ban hành chứng khoán quy định. Do đó, các sàn giao dịch chứng khoán khác nhau sẽ có những điều khoản và quy luật khác nhau để nhà đầu tư tuân thủ theo.
- Nhà đầu tư phải sử dụng những tài khoản đã kích hoạt hoặc đang sử dụng nếu muốn thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán cơ sở.
- Số lượng chứng khoán cơ sở được niêm yết trên sàn cũng chính là khối lượng cổ phiếu, trái phiếu được các nhà ban hành phát hành trong một thời gian cố định đã được quy định.
- Chứng khoán cơ sở sẽ không cần ký quỹ như chứng khoán phái sinh vì có tính đảm bảo an toàn cao.
- Chỉ khi có quyền nắm giữ chứng khoán cơ sở thì nhà đầu tư mới có quyền bán nó ra thị trường.
- Khi mua chứng khoán cơ sở nhà đầu tư không phải làm như một nghĩa vụ bắt buộc mà có quyền thực hiện các giao dịch một cách tự do, theo đúng quy định là được.
- Chứng khoán cơ sở sẽ được thực hiện chuyển giao đồng thời giữa hai bên là tổ chức tài chính và nhà đầu tư sau khi thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán cơ sở.
- Nếu như xảy ra rủi ro trong quá trình giao dịch sẽ không có trung tâm nào bù trừ phần đó khi các tổ chức phát hành đã không có khả năng thanh toán. Trường hợp nhà đầu tư thấy dấu hiệu của việc lỗ thì có thể lựa chọn mua chứng khoán với một mức lỗ nhất định, còn trong trường hợp khác thì người mua có thể phải chịu mức lỗ vô thời hạn không biết khi nào mới được bù trừ.
Những ai có thể tham gia thị trường chứng khoán cơ sở?
Nhiều người vẫn thắc mắc liệu tất cả mọi người có được tham gia vào các giao dịch mua bán trên thị trường chứng khoán cơ sở hay không? Trên thực tế tất cả mọi người đều có thể tham gia thị trường chứng khoán cơ sở dưới những tư cách khác nhau:
Các đơn vị doanh nghiệp
Doanh nghiệp là đơn vị đầu tiên được đề cập đến trong những đối tượng có thể tham gia thị trường chứng khoán cơ sở, bởi lẽ các doanh nghiệp này chính là những công ty phát hành cổ phiếu trên thị trường với sản phẩm được công nhận. Đa phần mọi doanh nghiệp đều mong muốn tham gia vào thị với mục đích huy động vốn đại chúng công khai tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động thành lập và sản xuất của mình.
Những nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người cấp vốn chính thức cho thị trường chứng khoán. Họ tham gia vào thị trường để kiếm lời từ những hoạt động đầu tư cho chính họ và những nhà đầu tư cá nhân khác. Hiện nay, trên thị trường có 3 dạng nhà đầu tư phổ biến nhất là:
- Nhà đầu tư tổ chức.
- Nhà đầu tư cá nhân.
- Nhà đầu tư nước ngoài.
Các công ty chứng khoán
Những công ty chứng khoán được xem là nhà môi giới trung gian giữa các nhà đầu tư với công ty phát hành chứng khoán. Họ sẽ giữ vai trò giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường và thu phí từ các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán còn đảm nhận việc phân tích, tư vấn thực hiện một số nhiệm vụ khác để nhà đầu tư có được lợi nhuận tốt nhất.
Các cơ quan quản lý
Những cơ quan quản lý sẽ được xem như “chế tài” để người chơi phải tuân thủ các quy định đã được đưa ra từ trước đó. Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, Bộ Tài Chính là đơn vị quản lý chính thị trường chứng khoán, ngoài ra còn có Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán cũng tham gia vào quá trình quản lý, giám sát này.
Phân biệt chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn và không hiểu hết về chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh. Vì thế, cần phải đưa ra những tiêu chí so sánh để phân biệt hai loại chứng khoán này trên thị trường. Qua đó, có thể đảm bảo việc thực hiện giao dịch một cách chính xác, mang lại nguồn lợi hợp lý cho nhà đầu tư sau thời gian rót vốn. Một số tiêu chí để so sánh hai loại chứng khoán này:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán cơ sở có giá trị và tính thanh khoản cao trong giao dịch được các cơ quan có thẩm quyền giám sát và quản lý một cách kĩ lưỡng, tuy nhiên, khi thực hiện các giao dịch chứng khoán cơ sở trên thị trường cần phải nắm bắt các đặc điểm để tránh nhầm lẫn với chứng khoán phái sinh.