Chung cư tăng giá, môi giới "than trời" vì giao dịch bất động sản bị đứt gánh giữa đường
BÀI LIÊN QUAN
Nghề môi giới bất động sản có dễ kiếm tiền?Nỗi đau nghề môi giới: Khó khăn giữ chân nhân tàiSau sốt nóng, môi giới từ chối bán cắt lỗ dù được trả hoa hồng caoGiao dịch bất động sản bị đứt gánh giữa đường khiến môi giới bất động sản trắng tay
Theo Nhịp sống thị trường, trong bối cảnh thị trường bất động sản trầm lắng, nhà đầu tư không dám xuống tiền. Cũng theo đó, môi giới bất động sản cũng khó có được giao dịch. Mặc dù vậy, dù có giao dịch nhưng chưa đi đến bước cuối cùng cũng có thể thở phào.
Theo anh Nguyễn Khánh - một môi giới bất động sản ở Hà Nội cho biết rằng, mới đây anh có một giao dịch bị đổ vỡ do người mua chẳng thể xoay sở được tài chính kịp dù đã đến hạn giao dịch. Cũng theo đó, giao dịch bị hủy nên anh không có tiền hoa hồng ở trong thương vụ này.
Cũng theo ánh Khánh, căn chung cư mà anh rao bán vừa qua, rộng 82m2 với mức giá là 2,5 tỷ đồng tương đương hơn 30 triệu đồng/m2 nằm ở địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội). Cũng do hiện nay sức cầu cung cư lớn nên anh Khánh đã nhanh chóng tìm được khách hàng là đôi vợ chồng trẻ và nhanh chóng hoàn thành được bước đặt cọc với số tiền là 50 triệu đồng và hẹn sau một tháng sẽ tiến hành bàn giao nốt tiền và sang tên.
“Nỗi đau” nghề môi giới: “Buông sổ” và những nỗi ám ảnh của môi giới trẻ
Khái niệm “buông sổ” không còn quá xa lạ với nhân viên môi giới bất động sản (BĐS) khi tham gia vào giao dịch mua bán nhà đất. Quen thuộc là vậy, nhưng nhiều môi giới khi nghe đến “buông sổ” là chỉ biết lắc đầu chán nản bởi những rủi ro sau đó…."Nỗi đau" nghề môi giới: Vất vả giúp khách hàng mua - bán đất, môi giới vẫn bị “quỵt” tiền hoa hồng
Tuy tình trạng bị “quỵt” tiền hoa hồng không thực sự phổ biến, nhưng vẫn tồn tại như một nỗi đau dai dẳng mà hầu như người làm môi giới cũng từng trải qua đôi lần… Dù đã nỗ lực làm hài lòng người mua - người bán, môi giới vẫn có thể bị cắt giảm tiền hoa hồng, hoặc thậm chí, không nhận được đồng nào nếu hai bên khách hàng lén thỏa thuận mua bán sau lưng môi giới. Tình trạng này còn được gọi với cái tên khác là “luồn cò”...Anh Khánh kể lại, mặc dù vậy thì đến ngày giao dịch nhưng người mua vẫn chưa thể xoay được tài chính do hiện nay khâu giải ngân của ngân hàng có lâu hơn trước đây. Người mua cũng nhờ anh tác động với chủ nhà để có thể kéo dài thêm giao dịch để có thể chờ xoay sở tài chính. Mặc dù vậy thì chủ nhà đang cần tiền gấp nên không đồng ý để lâu hơn và sau đó thì họ đã bán ngay một một người khác.
Người môi giới này cho hay, khi nhận rao bán căn hộ thì anh thương lượng với chủ nhà chi phí môi giới ghi nhận là 40 triệu đồng. Và đến khi giao dịch đứt gánh thì anh có trao đổi với chủ là muốn hỗ trợ chi phí. Mặc dù vậy thì chủ nhà chỉ chấp nhận chi trả cho anh 10 triệu đồng bởi vì đã không hoàn thành được giao dịch.
Anh Khánh nói thêm rằng, trên thực tế thì chung cư đang có tính thanh khoản tốt nhưng vẫn phải chạy quảng cáo để có thể tìm kiếm khách hàng. Chỉ riêng căn hộ này thì anh đã mất đến gần 8 triệu đồng để tiến hành chạy quảng cáo ở trên mạng xã hội nhưng anh đã theo đuổi khách hàng đến gần 1 tháng như thế tính ra anh chỉ được 2 triệu đồng tiền công và coi như mất trắng.
Giá chung cư tăng một phần là do tâm lý mua nhà của người dân
Và cùng chung tình cảnh giao dịch đổ vỡ như anh Khánh thì anh Hoàng Thắng - đây là môi giới bất động sản ở Hà Nội cho hay, trong thời gian gần đây, giá chung cư của Hà Nội đã liên tục tăng mạnh, thấy bán hớ nên chủ nhà đã quay xe.
Anh Thắng nói rằng: “Căn chung cư mà tôi bán rộng 70m2 với mức giá là 1,9 tỷ đồng ở Mỹ Đình (Nam Từ Liêm). Vào thời điểm cuối tháng 8, người mua đã xuống tiền đặt cọc nhưng chủ nhà chỉ nhận 30 triệu đồng và hẹn sau thời gian 1 tháng sẽ giao dịch và sang tên. Mặc dù vậy thì đến ngày hẹn giao dịch, chủ nhà lại đột ngột báo không bán với mức giá là 1,9 tỷ đồng với lý do là chung cư tăng giá nhanh nếu như mua phải 1,3 tỷ đồng, tức là chênh với giá cũ là 400 triệu đồng.
Môi giới này nói thêm rằng, lúc này thì anh mới hiểu rằng lý do chủ nhà nhất quyết chỉ nhận cọc ít tiền là bởi vì còn xem xét tình hình giá cả của thị trường. Nếu như không bán thì họ cũng chỉ phải bồi thường tiền cọc với số tiền khá ít. Trên thực tế thì trong một tháng qua giá chung cư ở Hà Nội cũng tăng hơn rất nhiều nhưng chưa nhanh đến mức giá mới mà chủ nhà đưa ra. Mặc dù vậy thì người mua có mức tài chính hạn chế nên không mua nổi với mức giá là 2,3 tỷ đồng nên cũng chấp nhận sẽ đền cọc với số tiền ít. Trên thực tế thì trong thời gian 1 tháng qua, giá chung cư ở Hà Nội cũng đã tăng hơn nhiều nhưng vẫn chưa nhanh đến mức giá mới mà chủ nhà đưa giá. Tuy nhiên thì người mua có mức tài chính hạn chế nên không thể mua nổi với mức giá là 2,3 tỷ đồng nên cũng đành chấp nhận đền cọc 60 triệu đồng của chủ nhà.
Người môi giới này cho biết thêm, người mua cũng yêu cầu nếu như tìm được căn hộ tương tự với mức giá dưới 2 tỷ đồng thì họ sẽ hỗ trợ cho anh 10 triệu đồng cho cả hai lần. Anh Thắng ngậm ngùi nói rằng: “Tôi cũng đã liên hệ nhiều anh em đồng nghiệp nhờ hỗ trợ những họ đều lắc đầu. Bây giờ tôi vẫn tìm kiếm thêm để có nhà bán cho người mua coi như bù lại thời gian chăm khách. Nhưng tôi cũng xác định là sẽ không được gì. Thật sự, ở khu vực này tìm được căn hộ dưới 2 tỷ đồng là điều rất khó trong thời điểm này”.
Các chuyên gia bất động sản cũng cho rằng trong thời gian vài năm trở lại đây, đất ở các vùng lân cận trung tâm Hà Nội cũng đã trải qua các cơn sốt, từ đó đẩy giá mặt bằng chung của các phân khúc khác như chung cư lên cao. Tại vùng ven Hà Nội cũng đã liên tục xuất hiện các cơn sốt đất và đã đẩy giá bất động sản, bao gồm cả giá chung cư ở ngoại thành Hà Nội tăng lên một mặt bằng mới. Chuyên gia cho rằng, một phần nguyên nhân còn do tâm lý mua nhà của người dân. Cụ thể là người mua thận trọng và an toàn, một khi họ cảm nhận được biến động xảy ra với thị trường như tăng giá nguyên vật liệu hay lạm phát thì họ sẽ có xu hướng đổ xô tìm mua nhà, khiến nhu cầu tăng cao và theo lẽ thường tình thì giá nhà cũng tăng.