meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chi tiết đề xuất Covid-19 là bệnh nghề nghiệp của Bộ Y tế

Thứ năm, 28/04/2022-16:04
Bộ Y tế đang xây dựng dự thảo thông tư quy định bổ sung bệnh COVID-19 vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH). Trong dự thảo đề xuất 6 nhóm ngành, nghề có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao được đề xuất là bệnh nghề nghiệp hưởng BHXH.

6 nhóm ngành, nghề có nguy cơ lây nhiễm cao

Theo Sức khỏe & Đời sống, dự thảo thông tư quy định bổ sung bệnh COVID-19 vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH, bệnh COVID-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 có trong môi trường lao động.

Theo hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp tại dự thảo này thì nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc với SARS-CoV-2 bao gồm:

Một là người làm nghề, công việc tại cơ sở y tế.

Hai là người làm nghề, công việc trong phòng thí nghiệm, lấy mẫu, vận chuyển mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu SARS-CoV-2.

Ba là người làm nghề, công việc trong khu cách ly tập trung, cách ly y tế tại nhà, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ chăm sóc người bệnh COVID-19 tại nhà.


Nhân viên y tế lấy mẫu SARS-CoV-2 là 1 trong 6 nhóm nghề, nghề được đề xuất là bệnh nghề nghiệp, được hưởng BHXH. 
Nhân viên y tế lấy mẫu SARS-CoV-2 là 1 trong 6 nhóm nghề, nghề được đề xuất là bệnh nghề nghiệp, được hưởng BHXH. 

Bốn là người làm nghề, công việc vận chuyển, phục vụ người bệnh COVID-19.

Năm là người làm nghề, công việc vận chuyển, khâm liệm, bảo quản, hỏa táng, mai táng thi hài người bệnh COVID-19.

Sáu là người làm nghề, công việc phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm SARS-CoV-2 gồm: giám sát, điều tra, xác minh dịch; nhân viên hải quan ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng; chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng công an; người làm nghề, công việc khác được cử tham gia phòng chống dịch COVID-19.

Yếu tố gây bệnh gồm: Có tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 trong môi trường lao động; yếu tố gây bệnh được ghi nhận tại một trong các văn bản sau: Xác nhận tiếp xúc nghề nghiệp với SARS-CoV-2 được quy định tại hoặc văn bản cử tham gia phòng, chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm virus SARS-CoV-2 do lãnh đạo đơn vị ký xác nhận và đóng dấu hoặc kết quả quan trắc môi trường lao động hoặc biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính.

Những trường hợp này có thời gian tiếp xúc tối thiểu (thời gian tiếp xúc ngắn nhất với yếu tố có hại trong quá trình lao động để có thể gây bệnh nghề nghiệp): một lần. Khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với yếu tố có hại đến thời điểm vẫn còn khả năng phát bệnh do yếu tố có hại đó là 28 ngày.

Các di chứng hậu COVID-19

Hồ sơ hưởng chính sách bệnh nghề nghiệp với chẩn đoán mắc bệnh COVID-19 phải kèm theo giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận bị mắc bệnh COVID-19, hoặc kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR hoặc xét nghiệm tương đương theo quy định của Bộ Y tế.

“Những người làm nghề trên được chẩn đoán xác định mắc bệnh COVID-19 trong thời gian từ ngày 1/2/2020 đến trước ngày thông tư này có hiệu lực được lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp, khám giám định và được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định”, dự thảo thông tư của Bộ Y tế quy định.

Một số di chứng chính sau khỏi bệnh COVID-19 gồm: Toàn thân: các triệu chứng kéo dài như mệt mỏi (ICD-10: R53), đau khớp (ICD-10: M25.5), đau cơ (ICD-10: M79.1), rối loạn vị giác (ICD-10: R43.1), rối loạn khứu giác (ICD-10: R43.2), rụng tóc (ICD-10: L65).

Hô hấp: khó thở (ICD-10: R06.0), ho (ICD-10: R05), giảm chức năng thông khí phổi (ICD-10: R06.8), Viêm phổi kẽ, xơ phổi (ICD-10: J84), Viêm phổi (ICD-10: J12).


Nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm là 1 trong 6 nhóm nghề, nghề được đề xuất là bệnh nghề nghiệp, được hưởng BHXH. 
Nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm là 1 trong 6 nhóm nghề, nghề được đề xuất là bệnh nghề nghiệp, được hưởng BHXH. 

Tim mạch: rối loạn nhịp tim (ICD-10: I49.9), viêm cơ tim (ICD-10: I41.1), nhồi máu mạch vành (ICD-10: I21), xơ cơ tim (ICD-10: I42.3), đau ngực (ICD-10: I20.9), tăng huyết áp (ICD-10: I15.8).

Thần kinh: Đau đầu kéo dài (ICD-10: R51); Rối loạn cảm giác (ICD-10: R20); Liệt vận động (ICD-10: G83.9); Liệt thần kinh sọ não (ICD-10: T90.3); Động kinh (ICD-10: G40); Hội chứng Guillain Barré khởi phát muộn (ICD-10: G61.0).
Viêm não - tủy tự miễn sau nhiễm COVID-19 (ICD-10: B94.1); Tiêu hóa: viêm gan (ICD-10: K75.9)

Thận tiết niệu: suy giảm chức năng thận (ICD-10: N18.9).

Tâm thần: Rối loạn nhận thức (ICD-10: F06.7): chú ý, trí nhớ, trí tuệ, chức năng điều hành; Rối loạn hành vi (ICD-10: F62.0): hành vi bất thường, lạm dụng chất, thay đổi nhân cách, nghiện hành vi như game/internet; Rối loạn loạn thần (ICD-10: F23.0): hoang tưởng, ảo giác, kích động, tăng trương lực; Rối loạn cảm xúc: hưng cảm (ICD-10: F30), trầm cảm (ICD-10: F32), loạn khí sắc (ICD-10: F34.1);

Rối loạn liên quan stress: rối loạn phản ứng stress cấp (ICD-10: F43.0), rối loạn lo âu (ICD-10: F41.3), rối loạn sự thích ứng (ICD-10: F43.2), rối loạn cơ thể hóa (ICD-10: F45.0);

Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ (ICD-10: F51.2), mất ngủ (ICD-10: F51.0), ngủ không sâu (ICD-10: F51.2), ngủ nhiều (ICD-10: F51.1), ác mộng (ICD-10: F51.5), chứng miên hành (ICD-10: F51.3);

Rối loạn ăn uống: ăn vô độ (F50.2), chán ăn tâm thần (ICD-10: F50.0;

Rối loạn tình dục: lãnh cảm, mất ham muốn (ICD-10: F52.0), hành vi tình dục bất thường (ICD-10: F52.8);

Bản năng sống (ICD-10: F43.1): tự gây tổn thương, tự sát.

Thời gian khám xác định di chứng là sau 6 tháng kể từ khi mắc COVID-19.

Theo: Sức khỏe & Đời sống
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

11 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

11 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

11 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

11 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước