meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đề xuất giám sát nguồn lực phòng chống Covid-19

Thứ năm, 21/04/2022-10:04
Một trong bốn chuyên đề trình Quốc hội xem xét giám sát là việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.

Sáng 19/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về bốn chuyên đề cho chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.

Đó là các chuyên đề: Huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; việc triển khai nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).

Chuyên đề thực hiện Nghị quyết số 88/2014 của Quốc hội khóa 13 và Nghị quyết số 51/2017 của Quốc hội khóa 14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nguồn năng lượng tái tạo cũng được đề xuất đưa vào chương trình giám sát 2023.

Với bốn chuyên đề này, Thường vụ sẽ trình Quốc hội lựa chọn hai chuyên đề để giám sát tối cao, còn lại giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát.


Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: Media Quochoi
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: Media Quochoi

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, có đại biểu đề nghị bổ sung chuyên đề giám sát về tổng rà soát công tác bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ từ năm 2011 đến nay. Nguyên nhân là tham nhũng diễn biến phức tạp, có quy mô lũng đoạn nhà nước; quản lý điều hành trì trệ ở không ít nơi; và chất lượng xây dựng, ban hành thể chế đều bắt nguồn từ chất lượng nhân sự của bộ máy.

Việc lựa chọn các chuyên đề giám sát được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, quy định tại Quy chế hoạt động giám sát của Quốc hội và phù hợp với đa số đề xuất của các cơ quan, các đoàn đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, theo ông Cường, chuyên đề đề nghị bổ sung được cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Vì vậy, ông đề xuất đưa vào các phiên chất vấn, trả lời chất vấn hoặc chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào thời điểm thích hợp.

Có đại biểu đề xuất giám sát liên quan đến đất đai, nhưng theo Tổng thư ký Quốc hội, hiện nay dự án Luật Đất đai (sửa đổi) có thể được trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 4 và xem xét, thông qua theo quy trình tại ba kỳ họp (lùi một kỳ họp). Quá trình thẩm tra và hoàn thiện dự án, Ủy ban Kinh tế và các cơ quan của Quốc hội sẽ phối hợp lựa chọn vấn đề chuyên sâu, trọng tâm để giám sát, khảo sát.

Theo: VnExpress
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Mức độ quan tâm tìm kiếm chung cư Hà Nội giảm 47%: Nhiều nhà đầu tư đã nhanh chân "chốt lời”?

7 giờ trước

Nghịch lý về giá nhà ở xã hội giá ngang nhà thương mại

7 giờ trước

TP. HCM: Siết chặt xử phạt hành vi xả rác, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị

7 giờ trước

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

1 ngày trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

1 ngày trước