Chỉ sau ít giờ phát hành, ChatGPT phiên bản Trung Quốc đã gặp sự cố
BÀI LIÊN QUAN
Vì ChatGPT, Google có nguy cơ trở thành “Yahoo thứ 2”ChatGPT bất ngờ bị bẻ khóa chỉ bằng vài câu lệnh đơn giảnCụm từ khóa khiến ChatGPT “bối rối” trả lời saiTheo Zingnews, đội ngũ phát triển MOSS từ Đại học Phúc Đán, Trung Quốc vừa qua đã xin lỗi vì công cụ này đã gặp sự cố chỉ sau vài giờ ra mắt vì tình trạng truy cập quá tải. Đây là nền tảng chatbot tương tự với ChatGPT của Open AI mới tạo nên cơn sốt trong những tháng qua.
MOSS là tên gọi được đặt theo siêu máy tính lượng tử trong phim khoa học viễn tưởng Wandering Earth 2 được sản xuất bởi Trung Quốc. Theo truyền thông nước này, MOSS là đối thủ đầu tiên của ChatGPT tại thị trường Trung Quốc.
Reuters cho biết thông báo về sự kiện ra mắt MOSS đã lập tức thu hút hàng chục triệu lượt quan tâm trên Weibo. Tuy nhiên, sau khi công cụ bị quá tải, đội ngũ phát triển MOSS đã cho biết sẽ tạm dừng phát hành trên diện rộng.
Sự kiện ra mắt MOSS cũng như phản ứng của người dùng phần nào phản ánh công cụ chatbot trò chuyện bằng AI đang là chủ đề nóng, rất được quan tâm tại quốc gia tỷ dân.
Lý do Apple vẫn “im hơi lặng tiếng” trước cơn sốt ChatGPT, mặc kệ các Big Tech đang thi nhau chạy đua phát triển AI
Trước cơn sốt mang tên “ChatGPT”, hàng loạt gã khổng lồ công nghệ như Google, Alibaba hay Baidu đã nhanh chóng vào cuộc, tham gia vào đường đua công nghệ AI. Tuy nhiên, một ông lớn như Apple lại vẫn im hơi lặng tiếng về chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo của mình.ChatGPT có khả năng thay thế môi giới bất động sản?
Từ viết bài viết quảng cáo, cung cấp thông tin, tư vấn giải đáp thắc mắc của khách hàng cho đến soạn thảo những hợp đồng mua bán nhà đất chỉ trong vòng vài giây, Chat GPT đang gây sốt về những kỹ năng làm môi giới bất động sản.Môi giới bất động sản tại Việt Nam "hào hứng" dùng ChatGPT viết quảng cáo
Hiện nay, có nhiều môi giới bất động sản đã hào hứng chia sẻ các nội dung quảng cáo nhà, đất do ChatGPT viết.Nhiều nhóm nghiên cứu đại học và công ty công nghệ Trung Quốc đã và đang chạy đua phát triển các chatbot tương tự như ChatGPT tại thị trường nội địa sau khi công cụ này tạo nên cơn sốt tại nhiều quốc gia.
Lúc đầu, nhóm nghiên cứu từ Đại học Phúc Đán cho hay MOSS là mô hình ngôn ngữ trò chuyện tương tự như ChatGPT. Ngoài ra, thừa nhận trong tuyên bố hôm 21/2, đội ngũ cũng cho biết công cụ vẫn còn nhiều điều phải cải thiện.
Nhóm nghiên cứu cho biết MOSS vẫn chỉ là một mô hình còn non nớt, và còn cả một chặng đường dài phía trước để có thể đạt tới trình độ của công cụ chatbot AI ChatGPT. Họ cũng nói thêm rằng phòng thí nghiệm nghiên cứu học thuật của mình không thể tạo nên một mô hình với khả năng tương tự như ChatGPT.
Theo chia sẻ từ đại diện của nhóm nghiên cứu, tài nguyên tính toán của họ không đủ để phục vụ lượng truy cập lớn như vậy. Nhóm nghiên cứu chưa có đủ kinh nghiệm về kỹ thuật, bởi vậy tạo ra ấn tượng và trải nghiệm ban đầu còn rất tệ. Nhóm muốn gửi lời xin lỗi chân thành đến người dùng.
Ở một mặt khác, ngay cả ChatGPT cũng hay gặp lỗi vì lưu lượng truy cập lớn trên phạm vi toàn cầu.
Shanghai Observer nhận xét rằng MOSS đưa ra các câu trả lời một cách chính xác, logic và trôi chảy. Thế nhưng, vẫn có những sai số, trường hợp công cụ trả lời sai hoặc không hợp lý, đa số thuộc về những đoạn hội thoại bằng tiếng Trung.
Giáo sư Qiu Xipeng của Phòng thí nghiệm Xử lý Ngôn ngữ Tự nhiên, Đại học Phúc Đán cho biết MOSS đưa ra các câu trả lời tiếng Anh tốt hơn tiếng Trung vì mô hình ngôn ngữ đã học 300 tỷ từ tiếng Anh, trong khi tiếng Trung thì chỉ học 30 tỷ từ.
Lý do khác đến từ tác động của thông tin nhiễu (quảng cáo) trong bộ dữ liệu Trung Quốc khá nhiều đối với hiệu quả của công cụ chatbot. Theo nhóm nghiên cứu, họ sẽ lọc các mẫu ngôn ngữ để dùng trong các giai đoạn đào tạo sắp tới.