Chi phí chìm là gì? Các quan điểm trong kinh doanh bạn nên biết
BÀI LIÊN QUAN
Kế toán kho là gì? Công việc cơ bản của một nhân viên kế toán khoChi phí vốn là gì? Những điều về chi phí vốn có thể bạn chưa biếtChi phí chuyển đổi là gì? Cách để tăng chi phí chuyển đổi trong doanh nghiệpChi phí chìm là gì?
Khái niệm chi phí chìm là gì?
Chi phí chìm tiếng anh là “sunk cost” là phần chi phí đã xảy ra và không thể tránh khỏi cho dù nhà quản trị lựa chọn loại hình kinh doanh nào. Cụ thể, ta có thể thấy rằng tiền thuê nhà xưởng được gọi là khoản chi phí chìm đối với trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhà xưởng và tiền thuê nhà này sẽ luôn tồn tại.
Hiểu theo cách khác, chi phí chìm là khoản đầu tư về thời gian và tiền bạc không thể lấy lại được vì những quyết định sai lầm trong quá khứ. Loại chi phí này thường không được đưa vào trong những tính toán trong dự án. Mặc dù chi phí chìm thường thể hiện quá khứ nhưng con người vẫn hay để chi phí chìm ảnh hưởng đến các quyết định trong tương lai.
Các nhà quản trị sai lầm ở chỗ không nhận ra được chi phí chìm không thể bù đắp được. Điều này xuất phát từ việc bản thân họ không muốn phải gánh chịu những rắc rối khi xúc tiến phương án thay thế. Đơn giản là vì việc xúc tiến phương án thay thế này sẽ gây ảnh hưởng đến quyết định ban đầu của họ hay cấp trên dẫn đến sợ mất mặt. Tuy nhiên, các nhân tố vô hình này sẽ dẫn đến các thiệt hại hữu hình, nhất là về các vấn đề tài chính hay cơ hội.
Ví dụ về chi phí chìm
Ta có thể lấy ví dụ công ty Hương Giang đã chi ra 30 triệu đồng để chuẩn bị mở điểm kinh doanh mới. Do có quá nhiều vấn đề phát sinh nên bây giờ công ty đang xem xét có nên kinh doanh ở địa điểm đã chuẩn bị, hoặc có phương án khác để thay thế hay không. Vậy 30 triệu đồng ở đây là chi phí chìm, không thích hợp với quá trình lựa chọn trong các quyết định của công ty, nghĩa là 30 triệu này sẽ là một khoản đã phát sinh trong sổ sách kế toán cho dù công ty có hoặc không kinh doanh tại địa điểm này.
Ngoài ra, loại chi phí khấu hao tài sản cố định khi công ty lựa chọn thay thế tài sản cố định khác cũng được xếp vào chi phí chìm.
Vấn đề cần lưu ý với các loại chi phí chìm
Như vậy, bạn đã hiểu được chi phí chìm là gì rồi phải không nào. Vậy loại chi phí này thường có những lưu ý gì?
Một số vấn đề cần lưu ý với các loại chi phí chìm là:
Chi phí chìm không phải là thông tin phù hợp cho việc ra quyết định: Rõ ràng bởi vì khi quan sát chi phí chìm, ta nhận thấy sự lựa chọn quyết định dựa trên cơ sở quan sát so sánh chi phí của những phương án kinh doanh thì loại chi phí này là những chi phí:
- Đã phát sinh
- Luôn tồn tại dưới mọi phương án khác nhau
Chính vì thế, chúng luôn bằng và triệt tiêu nhau khi so sánh những dòng chi phí này trong cả hai phương án.
- Phương án X:
- Chi phí a
- Chi phí khác b1
- Phương án Y:
- Chi phí chìm a
- Chi phí khác b2
- Chi phí phương án X – Chi phí phương án Y = b1 – b2
Như vậy, chi phí chìm là một loại chi phí đã chi ra nên doanh nghiệp sẽ phải chịu chúng dù họ có lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh nào. Chi phí này không thích hợp với việc đưa ra quyết định kinh doanh vì chúng không có tính chênh lệch.
Khi phải đối mặt với việc dành quá nhiều tiền vào chi phí chìm, doanh nghiệp sẽ phải xem quyết định đó đáng giá thế nào và ước tính tổng chi phí doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nếu tiếp tục. Nếu con số kiểm kê cao hơn lợi nhuận thì đó là lúc doanh nghiệp phải thay đổi quyết định của mình.
Kết cuối cho chi phí chìm
Tất cả các loại chi phí mang tính rủi ro đều có thể biến thành chi phí chìm. Theo nguyên tắc về ra quyết định khi cân nhắc, so sánh chi phí thì chỉ có chi phí khác biệt là quan trọng trong việc đưa ra quyết định nên chi phí chìm có thể bỏ qua. Do đó, chi phí chìm thường không thích hợp cho việc ra quyết định. Một vài biện pháp có thể được thực hiện được để giảm bớt chi phí chìm cho nhà quản trị là:
- Hoạch định kỹ chi phí trước khi chi
- Có các biểu mẫu để đánh giá thường xuyên nhằm nhận diện và xử lý chi phí chìm
- Luôn khích lệ việc tự đánh giá và giám sát mình
- Giúp các nhân viên nhận thức ra rằng chi phí chìm đang ảnh hưởng đến quyết định hiện tại của họ
- Ai cũng có thể mắc phải những sai lầm liên quan đến các chi phí chìm. Tuy nhiên, những sai lầm này đều có thể giải quyết được, miễn là đừng để một quyết định sai lầm nhỏ dẫn đến một hoặc nhiều sai lầm lớn khác gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Các quan điểm trong kinh doanh
Một số quan điểm trong kinh doanh chúng tôi có để cập dưới đây.
Quan điểm về kinh tế
Quốc gia:
Khi sử dụng phân tích kinh tế để phân tích, tính toán tỷ suất lợi nhuận của từng dự án theo quan điểm của quốc gia thì các nhà phân tích phải sử dụng giá kinh tế để có thể định giá các nhập lượng và xuất lượng của dự án và thực hiện những điều chỉnh cần thiết khác.
Ngoài ra, các nhà phân tích cũng cần phải bổ sung thêm ngoại tác hay các lợi ích/chi phí mà dự án tạo ra cho người hay cảnh vật bên ngoài vùng dự án. Theo quan điểm của quốc gia, các hoạt động đều phải hy sinh để thực hiện dự án và phải được xem là chi phí. Cuối cùng, phần thẩm định kinh tế của dự án còn phải điều chỉnh theo thuế và trợ giá, và không tính tới vốn vay vì chúng chỉ thể hiện luồng vốn chứ không phải là tài nguyên thực sự. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận (ROA, ROE) và hiệu suất sử dụng vốn (chỉ số ICOR) hay suất sinh lợi kinh tế của một dự án, theo quan điểm của quốc gia, có thể được diễn tả như sau:
D = Tổng lợi ích - Chi phí (cả chi phí đầu tư và chi phí hoạt động) được tính theo giá kinh tế.
Quan điểm phân phối thu nhập
Đối với quan điểm phân phối thu nhập, các nhà phân tích tính toán lợi ích tài chính ròng mà các dự án mang lại cho các nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp bởi dự án sau khi trừ đi chi phí cơ hội của họ.
Phân tích phân phối thu nhập được xây dựng dựa trên cơ sở các phân tích kinh tế và tài chính với điều kiện nó được thực hiện theo quan điểm của tất cả các bên có liên quan tới dự án.
Tính toán khả năng sinh lời khác ở các chi phí chìm
Trong trường hợp những dự án nên được thực hiện nếu nó tạo được lợi ích ròng cho cả chủ dự án và cho nền kinh tế. Trường hợp dự án gây lỗ cho cả hai bên thì ta không nên thực hiện. Giữa hai trường hợp này, chúng ta sẽ thấy có những tình huống không rõ ràng ví dụ như những dự án có lợi cho chủ đầu tư nhưng gây lỗ cho xã hội.
Chẳng hạn như một dự án canh tác loại cây trồng sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, điều này có khả năng gây hại đến người dân sống ở khu vực hạ lưu của dự án nhưng lại có lợi cho chủ doanh nghiệp này. Nếu chính quyền quyết định tăng thuế đối với các hoạt động loại này thì chủ dự án có thể thấy việc đầu tư sẽ không còn có lợi nữa.
Từ đây, chúng ta có thể thấy sự quan trọng trong việc có được những dự án vừa hấp dẫn về mặt tài chính vừa có lợi kinh tế cho toàn xã hội. Để các dự án này có có thể được thực hiện, chúng phải được thiết kế để đảm bảo tính khả thi về tài chính. Bên cạnh đó, những dự án hấp dẫn về mặt tài chính nhưng lại có hiệu quả kém về kinh tế sẽ gây thiệt hại cho toàn bộ nền kinh tế và nếu không triển khai thì sẽ tốt hơn,
Tổng kết
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu qua chi phí chìm là gì và cách tính toán khả năng sinh lời sao cho hợp lý nhất. Chi phí chìm là điều không thể tránh khỏi nhưng bạn có thể làm hạn chế nó nếu biết các hợp lý. Hy vọng bài viết trên giúp bạn trong việc quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả.