Châu Âu đối mặt với nguy cơ thiếu hụt điện nếu Na Uy áp dụng các phương án hạn chế xuất khẩu điện
BÀI LIÊN QUAN
Người dân Anh dậy sóng trước tin giá điện sẽ tăng, quyết không thanh toán hóa đơnCơ điện lạnh (REE), Công ty Nhơn Trạch 2 (NT2) tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhờ giá điện tăng mạnhNăm 2022, EVN cam kết không tăng giá điệnTheo VnEconomy, Na Uy dự kiến sẽ hạn chế xuất khẩu điện sang thị trường châu Âu nếu mực nước tại các nhà máy thủy điện của nước này tiếp tục giữ ở mức thấp như hiện nay. Thông tin này được đưa ra giống như một đòn giáng vào hy vọng rằng các nước thuộc vùng Bắc Âu có thể giúp hỗ trợ các nước láng giềng có thể giải quyết được một phần vấn đề về năng lượng cho mùa đông sắp tới, điều này đã được dự báo sẽ là nhiều khó khăn sắp tới.
Theo tờ Financial Times, Na Uy đang phải đối mặt với sức ép chính trị lớn do giá điện trong nước tăng cao dù nước này có tài nguyên thủy điện dồi dào. Hôm 8/8 vừa qua, chính phủ Na Uy đã quyết định ưu tiên làm đầy các hồ thủy điện của nước này khi mà mức nước ở các hồ này đang giảm xuống mức bình quân của mùa so với những năm trước.
Na Uy là một trong những nước xuất khẩu điện lớn nhất ở khu vực châu Âu. Đất nước thuộc vùng Bắc Âu này thường bán điện qua đường cáp cho các nước Anh, Đức, Hà Lan, Đan Mạch. Động thái mới nhất của Na Uy báo hiệu một mùa đông khó khăn đang đến đối với châu Âu khi cả khu vực này đang phải xoay sở với sự sút giảm nguồn cung năng lượng của Nga kể từ khi chiến tranh Nga - Ukraine xảy ra.
Bộ trưởng Bộ Dầu lửa và năng lượng Na Uy Terje Aasland phát biểu trước các đảng chính trị ở nước này vào ngày 8/8: “Chính phủ sẽ đảm bảo được việc chúng ta sẽ có những sắp xếp để ưu tiên việc làm đầy các hồ thủy điện và an ninh cung cấp điện trong nước, đồng thời hạn chế việc xuất khẩu điện khi mực nước tại các hồ thủy điện đang giảm xuống rõ rệt”.
Na Uy đã xuất khẩu điện sang các nước châu Âu trong suốt mùa hè năm nay dù cho mức nước ở nhiều hồ thủy điện đã giảm xuống mức thấp lịch sử vì thời tiết khô hạn trong mùa đông và mùa xuân năm nay.
Bên cạnh đó, một số chính trị gia của Na Uy đã kêu gọi chính phủ dừng toàn bộ việc xuất khẩu điện cho đến khi cuộc khủng hoảng năng lượng đi qua, để có thể xoa dịu sự bất bình của người dân trong nước đối với việc giá điện đang ngày càng tăng cao khi nhà nước thu được lợi nhuận kỷ lục từ việc xuất khẩu năng lượng. Cơ quan chức năng của Na Uy cho rằng, đó là điều không thể xảy ra vì dù không phải là một thành viên thuộc EU nhưng nước này là một phần của thị trường năng lượng ở châu Âu và đã có những thỏa thuận liên quan đến việc cung cấp điện qua đường dây cáp.
Nhu cầu điện ở nhiều nước châu Âu từ năm 1990 đến nay thường đi ngang hoặc giảm dần, tuy nhiên tiêu thụ điện của Na Uy đã tăng khoảng 25% do nước này đã cắt giảm tiêu thụ năng lượng hóa thạch đồng thời khuyến khích việc sử dụng ô tô điện.
Các nước xuất khẩu điện lớn khác ở châu Âu trong đó có Pháp đang phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến sản xuất điện. Sản lượng điện từ các nhà máy điện hạt nhân của Pháp đang nằm ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây do nhiều vấn đề liên quan trong đó bao gồm cả tình trạng ăn mòn tại những nhà máy lâu đời.
Khả năng Na Uy hạn chế xuất khẩu điện ra các nước khác sẽ tăng cao những lo ngại về an ninh nguồn cung năng lượng tại nhiều nước châu Âu trong mùa đông này trong đó có cả Anh. Vào năm ngoái, một đường dây cáp dẫn điện chạy dưới biển nối giữa Na Uy và Anh đã đi vào hoạt động với công suất tải điện là 1,4 gigawatt, tương đương với 2-3% nhu cầu điện dự báo Anh sẽ tiêu thụ trong mùa đông tới.
Theo những nhà phân tích đến từ công ty tư vấn Aurora Energy Researcy, Anh có thể sẽ phải duy trì vận hành các nhà máy nhiệt điện dự kiến sẽ đóng cửa từ tháng 9 để bù đắp cho sự thiếu hụt điện đến từ Na Uy. Điều này sẽ dẫn đến việc giá bán lẻ điện của Anh sẽ tăng lên.