meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Giá điện thế giới ảnh hưởng nặng nề sau lệnh cấm than Nga của châu Âu

Thứ bảy, 30/04/2022-13:04
Giá than tại châu Âu và châu Á ghi nhận mức tăng cao kỷ lục trong khi giá than dầu tại Mỹ vọt lên mức 100 USD/tấn, mức kỷ lục trong vòng 14 năm nay. Thị trường than đá toàn cầu hiện đang thấp thỏm trong nỗi lo lệnh cấm vận của khối EU đối với than xuất khẩu của Nga sẽ làm gián đoạn nguồn cung than đá trên toàn thế giới

Ngày 5/4 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) vừa đề xuất lệnh cấm nhập khẩu than đá từ Nga trị giá tới 4 tỷ euro (4,3 tỷ USD) mỗi năm trong gói trừng phạt lần thứ hai đối với quốc gia này.

Dầu và khí đốt của Nga có thể sẽ là đối tượng bị trừng phạt tiếp thep. Những đề xuất khác nhắm vào những mặt hàng nhập khẩu từ Nga trong lĩnh vực công nghệ và chế tạo với trị giá lên tới 10 tỷ euro.

Những quyết định của EU không chỉ sẽ làm tăng hoá đơn tiền diện của các hộ gia định tại châu Âu. Đề xuất cấm vận than do EU sẽ buộc những dòng chảy than bán buôn trên toàn cầu phải chuyển hướng, làm gia tăng giá than, khí đốt và cuối cùng là đẩy hoá đơn tiền điện và khí đốt sang cho những doanh nghiệp và các hộ gia đình, không chỉ tại châu Âu mà chắc chắn sẽ có tác động đáng kể đối với những nước nhập khẩu than khác ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.

Giá than kỳ hạn giao sau một tháng trên thị trường Rotterdam tại Tây Bắc Âu hiện đạt mức 266 euro/tấn so với mức đỉnh cao trong lịch sử trước đó là 174 euro vào tháng 6 năm 2008 (giá đã được điều chỉnh theo lạm phát).

Sản lượng than đá của châu Âu đã giảm nhanh hơn mức tiêu thụ trong những năm gần đây đã khiến khu vực nay ngày càng phụ thuộc hơn vào nhập khẩu, đặc biệt là từ Nga để bù đắp cho những sự thiếu hụt.


Đề xuất cấm vận than đá của EU sẽ làm gia tăng giá than, khí đốt, ảnh hưởng tới hoá đơn tiền điện của những doanh nghiệp và nhiều hộ gia đình trên toàn thế giới.
Đề xuất cấm vận than đá của EU sẽ làm gia tăng giá than, khí đốt, ảnh hưởng tới hoá đơn tiền điện của những doanh nghiệp và nhiều hộ gia đình trên toàn thế giới.

Được biết, châu Âu hiện nay đang phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu để đáp ứng hơn 40% lượng than thiêu thụ, tăng từ mức dưới 30% vào đầu thế kỷ này, theo dữ liệu từ BP (đánh giá thống kê về năng lượng thế giới năm 2021).

Nga đã cung cấp khoảng 50% lượng than nhập khẩu trong cả năm 2019 và năm 2020, chiếm tới hơn 20% tổng lượng tiêu thụ than của khu vực.

Năm 2019, trước đại dịch, xuất khẩu than từ Nga sang châu Âu là dòng chảy song phương lớn thứ ba thế giới. Lớn thứ năm thế giới sau khi dịch bệnh bùng phát vào năm 2020.

Xuất khẩu của Nga sang châu Âu đã chiếm khoảng 6 - 7% thương mại than liên khu vực trong cả hai năm. Nếu tính cả xuất khẩu của Nga sang Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh chính của Mỹ tại châu Á thì tỷ trọng sẽ sớm tăng lên mức 10 - 11%.

Ví dụ nếu EU tiến hành lệnh cấm vận đối với than đá từ Nga thì khối này sẽ sớm phải tăng nhập khẩu từ Colombia, Nam Phi, Indonesia, và Australia một cách đáng kể.

Điều này sẽ buộc những nhà nhập khẩu than lớn khác, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc, phải chuyển sang nguồn cung cấp của Nga.

Trên thực tế, tổng sản lượng trên toàn cầu có khả năng giảm, do Nga và có lẽ cả những nhà xuất khẩu khác hiện đang chật vật để chuyển đổi điểm đến của các chuyến hàng bởi những hạn chế về hậu cần gây ra bởi đại dịch, khiến giá than tăng cao ảnh hưởng đến tất cả người tiêu dùng.

Nguồn cung than đá trên toàn cầu đã bị thắt chặt trong năm qua do tình trạng thiếu hụt ở Trung Quốc và Ấn Độ ảnh hưởng tới sản xuất điện. Việc mất sản lượng của Nga hoặc từ những nhà sản xuất khác sẽ không dễ dàng có giải pháp nếu không tăng giá.


Châu Âu hiện nay đang phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu để đáp ứng hơn 40% lượng than thiêu thụ.
Châu Âu hiện nay đang phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu để đáp ứng hơn 40% lượng than thiêu thụ.

Kể cả khi tăng giá thì việc định tuyến lại dòng chảy than theo cách này sẽ khiến mọi các quốc gia khác đều phải nhập khẩu từ các nguồn ở xa hơn nhiều so với trước đây.

Điều này làm tăng đáng kể thời gian và chi phí vận chuyển, đây là yếu tố rất quan trọng đối với mặt hàng này bởi than là một mặt hàng cồng kềnh nên chi phí vận chuyển sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong giá cả khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Hầu hết than được sử dụng để sản xuất điện - lĩnh vực cạnh tranh chủ yếu với khí đốt. Trong khi đó, giá khí đốt ở châu Âu và châu Á hiện đang giao dịch ở mức rất cao do những nhà giao dịch dự đoán nguồn cung qua đường ống dẫn dầu của Nga sang châu Âu có thể bị gián đoạn.

Giá khí đốt cao ngất ngưởng hiện nay đang báo hiệu sự cần thiết phải tăng thêm sản lượng nhiệt điện than càng nhiều càng tốt trong mùa hè này để dành khí đốt tích trữ trước khi bước vào mùa đông năm sau.


Hầu hết than được sử dụng để sản xuất điện - lĩnh vực cạnh tranh chủ yếu với khí đốt. Giá than tăng cao kỷ lục khiến giá khí đốt cũng được giữ ở mức cao, kéo theo giá điện tăng theo.
Hầu hết than được sử dụng để sản xuất điện - lĩnh vực cạnh tranh chủ yếu với khí đốt. Giá than tăng cao kỷ lục khiến giá khí đốt cũng được giữ ở mức cao, kéo theo giá điện tăng theo.

Nhận thấy rằng than đá và khí đốt đang tạo ra một vòng luẩn quẩn và phụ thuộc vào nhau khi mà cả hai đều trong tình trạng thiếu thốn sản lượng.

Giá khí đốt và giá than cao đang làm cả hai nguồn nhiên liệu này càng cùng nhau tăng giá thêm nữa. Giá than đang tăng cao kỷ lục chắc chắn sẽ khiến giá khí đốt cũng được giữ ở mức cao từ đó kéo theo giá điện cũng không thể rời khỏi mức cao kỷ lục hiện nay.

Giống như dầu thô, than đá là mặt hàng có thể thay thế một phần - than từ các lĩnh vực và quốc gia khác nhau cũng có sự khác nhau đáng kể về hàm lượng năng lượng, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, tro và các tạp chất khác.

Phần lớn những máy phát điện đang được thiết kế để hoạt động hiệu quả hơn đối với những loại than cụ thể. Việc chuyển sang những sản phẩm thay thế không hoàn hảo sẽ làm tăng thêm chi phí nhiên liệu cho tất cả những máy phát điện từ đó làm tăng giá điện.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

15 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

15 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

15 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

15 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

15 giờ trước