meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Vui App cùng kinh nghiệm khởi nghiệp xương máu: Muốn thành công phải thực sự “tàn nhẫn”

Thứ hai, 07/11/2022-09:11
Vào ngày 3/8 vừa qua, Nano Technologies đã tuyên bố về việc gọi vốn thành công tổng cộng 6,4 triệu USD trong vòng tiền series A. Trong bối cảnh giới startup công nghệ đang đến mùa “ngủ đông”, không dễ dàng để một công ty khởi nghiệp 2 năm tuổi có thể huy động vốn thành công. 

Tuy nhiên, điều này cũng không hề bất ngờ bởi người đứng sau Nano chính là Đặng Việt Dũng, hay còn gọi là Dzũng Đặng - gương mặt được nhớ đến nhiều nhất với chức danh là cựu CEO của Uber Việt Nam. Tuy nhiên, đã đến lúc danh xưng này cần được thay đổi. Nguyên nhân bởi, Nano Technologies được biết đến là cuộc phiêu lưu mới của anh Dzũng Đặng cùng với nhà đồng sáng lập Nguyễn Việt Thắng ở trên con đường khai phá cũng như gây dựng thị trường trả lương một cách linh hoạt tại Việt Nam.

Năm 2020, Nano Technologies đã cho ra mắt Vui App và anh Dzũng Đặng đóng vai trò CEO của app này. Ngay lập tức, Vui App đã mang đến nhiều tiện ích về quyền tự chọn ngày nhận lương của người lao động. Thực tế cho thấy, hàng triệu người Việt Nam vẫn đang trông chờ vào ngày trả lương cố định, thế nên họ thường xuyên chật vật vào thời điểm cuối tháng. Chưa kể, nhiều người đã phải tìm đến những sản phẩm vay không chính thống với lãi suất dao động trong khoảng từ 300% đến 1.000%/năm.


Năm 2020, Nano Technologies đã cho ra mắt Vui App và anh Dzũng Đặng đóng vai trò CEO của app này
Năm 2020, Nano Technologies đã cho ra mắt Vui App và anh Dzũng Đặng đóng vai trò CEO của app này

Từ khi ra đời, Vui App sẽ cho phép người lao động nhận ngay được phần tiền lương làm ra dựa trên cơ sở số ngày đã làm việc, từ đó giúp giảm bớt được khó khăn về tài chính cho họ. Ngoài ra, Vui App còn cung cấp thêm những tiện ích tùy chọn giúp cho nhiều người lao động có thể chủ động trong việc sử dụng tiền lương của mình một cách linh hoạt, từ đó có thể đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. 

Theo chia sẻ của CEO Vui App, mô hình kinh doanh B2B chính là hình thức được nhiều chủ doanh nghiệp theo đuổi bởi khả năng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, đồng thời nó có thể tạo ra được các mối quan hệ kinh doanh lâu dài và chặt chẽ. Tuy nhiên, bán hàng B2B lại là thách thức không hề nhỏ đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp bởi họ sẽ phải giải rất nhiều bài toán cùng một lúc. Và đương nhiên, Nano Technologies cũng không phải ngoại lệ.

Chia sẻ trong một tòa đảm được tổ chức bởi Endeavor Việt Nam, CEO Vui App giải thích rằng: “Thứ nhất, vì mô hình Vui App khá mới tại Việt Nam thế nên mình phải “educate” thị trường. Thứ hai, bởi mới ra mắt thị trường nên chúng tôi cũng chưa biết phân khúc nào là phù hợp nên phải kiểm nghiệm đủ phân khúc khác nhau. Sau khi làm được 2 năm, chúng tôi đã rút ra được khá nhiều bài học”.

CEO Vui App: Muốn thành công phải thực sự “tàn nhẫn”!

Cũng theo anh Dzũng Đặng, nếu như muốn ra mắt thị trường một sản phẩm B2B, đặc biệt là một sản phẩm công nghệ dù chưa hoàn thiện nhưng giá chưa hợp lý vẫn sẽ luôn có một nhóm khách hàng sẵn sàng đón nhận và ngay lập tức sử dụng. Ngược lại, cũng có nhóm khách hàng dù sản phẩm tốt đến mấy thì họ cũng sẽ không sử dụng.


Từ khi ra đời, Vui App sẽ cho phép người lao động nhận ngay được phần tiền lương làm ra dựa trên cơ sở số ngày đã làm việc, từ đó giúp giảm bớt được khó khăn về tài chính cho họ
Từ khi ra đời, Vui App sẽ cho phép người lao động nhận ngay được phần tiền lương làm ra dựa trên cơ sở số ngày đã làm việc, từ đó giúp giảm bớt được khó khăn về tài chính cho họ

Vấn đề đầu tiên mà Vui App gặp phải chính là việc các bạn sale phải đi chào hàng ở khắp nơi. Thậm chí, có những khách hàng sale theo đuổi 2 năm nhưng vẫn không có kết quả. Tuy nhiên, cũng có những khách chỉ cần 2 tuần là họ đồng ý. Vì thế, vị CEO này nhận ra rằng, có những phân khúc khách hàng mà họ thực sự cần mình và muốn mình. Có những phân khúc dù tốt đến mấy, đến 10 năm nữa cũng chưa chắc họ đã cần mình. Điều quan trọng là không nên lãng phí vào điều này, nghe có vẻ lý thuyết nhưng lại thực sự quan trọng đối với việc tiết kiệm thời gian cho những doanh nghiệp trong giai đoạn đầu. 

Chưa kể, CEO Vui App cũng cho biết, không biết rằng liệu những doanh nghiệp khác có gặp vấn đề giống như mình hay không, đó là việc nhiều khả năng đội ngũ sale sẽ không cho ra kết quả và mình sẽ sai chiến lược. Điều này rất áp lực, nếu kéo dài có thể khiến cho nhân viên mất tinh thần. Vì thế, ông quan niệm phải thực sự tàn nhẫn về việc xác định chân dung khách hàng ban đầu và chỉ tập trung vào phân khúc nhất định mà thôi. Đó cũng lúc Vui App nhận ra các doanh nghiệp bán lẻ cần đến giải pháp của mình để tập trung phục vụ cho những khách hàng này thật tốt thay vì mải mê theo đuổi những phân khúc không phù hợp. 

Bài học quan trọng thứ hai mà CEO Vui App đề cập đến đều nằm trong việc xây dựng chi tiết KYC - chân dung khách hàng mục tiêu. Nguyên nhân bởi, với mô hình B2B thì việc gây dựng được niềm tin cũng như uy tín với khách hàng doanh nghiệp sẽ mất thời gian hơn so với B2C. CEO Vui App chia sẻ: “Tôi thường nói với các bạn sale rằng, nếu các bạn chưa kể được cho tôi nghe về khách hàng trong ít nhất 30 phút, nói gì cũng được thì chứng tỏ các bạn chưa hiểu đủ về khách hàng. Tôi thấy đội ngũ bán hàng ban đầu thường xuyên bỏ qua điều này, đến khi thuyết trình với khách hàng chỉ có đúng một bài thôi và rất dễ “râu ông này cắm cằm bà kia ”.

Bên cạnh đó, chuyện có thể hiểu rõ khách hàng không phải để xem khách hàng này có tiềm năng hay không, đó là cách để giúp cho đội ngũ của mình có được một bài trình bày sao cho phù hợp, từ đó sẽ xây dựng nên những sản phẩm phù hợp hơn và đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng. CEO Vui App cũng khẳng định, để xây dựng được KYC khách hàng, ngoài những yếu tố cơ bản như việc khách hàng đang kinh doanh gì, phát triển ra sao hay ngân sách đến đâu,… phải đưa ra đánh giá xem khách hàng tiềm năng này có lý do nào để mua hàng hay không; rằng sản phẩm của mình có phải sản phẩm mà khách hàng phải cần hay không. Theo anh Dzũng Đặng, có những nhóm khách hàng, sản phẩm của bạn chỉ là “Good to Have” chứ không có “reason to buy” (lý do để mua hàng) đủ lớn.


Sau một khoảng thời gian khó khăn ban đầu để có được những vị khách đầu tiên, đến bây giờ có những khách hàng của Vui App đã giúp công ty giới thiệu thêm những khách hàng mới
Sau một khoảng thời gian khó khăn ban đầu để có được những vị khách đầu tiên, đến bây giờ có những khách hàng của Vui App đã giúp công ty giới thiệu thêm những khách hàng mới

“Chúng tôi đặc biệt tìm đến nhóm “tóc khách hàng đang cháy” , tức là điều duy nhất họ muốn là dập lửa sao cho nhanh nhất. Khi đó, họ sẽ có “reason to buy” rất mạnh mẽ. Tôi cũng cố gắng hướng dẫn đội ngũ kinh doanh xoáy sâu vào những điểm mấu chốt này”, anh Dzũng Đặng bổ sung.

Bên cạnh đó, CEO Vui App cũng nhắc đến một vấn đề khá phổ biến tại Việt Nam và đặc biệt trong lĩnh vực B2B, đó là việc bán hàng nhờ quan hệ. Tuy nhiên, mỗi mối quan hệ lại có một mức độ sâu sắc khác nhau. “Một khi các bạn ứng viên nói có mối quan hệ với người này, người kia thì tôi sẽ bảo “Giả sử bạn nhấc máy lên gọi sau đó hẹn cà phê mà người ta ra ngay lập tức, đó là mức quan hệ để điểm 9-10. Nếu gọi nhưng vài tuần mới gặp hoặc không gặp được thì chỉ ở mức 3-4 thôi”.

Chưa kể, quan hệ cũng không thể quan trọng bằng việc bản thân xây dựng được đội ngũ đi lên. Sau một khoảng thời gian khó khăn ban đầu để có được những vị khách đầu tiên, đến bây giờ có những khách hàng của Vui App đã giúp công ty giới thiệu thêm những khách hàng mới. Những khi như thế, doanh số sẽ chạy liên tiếp và tăng lên rất nhanh. Với CEO Vui App, việc hiểu được khách hàng, qua đó, đánh giá mức độ khả thi trong khoảng thời gian ngắn hạn cũng như chú trọng tập trung vào nhóm khách hàng có tiềm năng sẽ khả thi hơn rất nhiều. Hiểu đơn giản rằng, muốn thành công thì cần tàn nhẫn hơn, trong tập trung vào khách hàng này, tạm thời bỏ qua khách hàng khác. Điều này đặc biệt quan trọng với những startup sở hữu nguồn lực hữu hạn.

“Với đội ngũ kinh doanh, thay vì đặt ra mục tiêu lớn trong dài hạn thì các startup nên đặt ra các “mini progress” hay “mini target”. Vòng đời bán hàng của mô hình B2B vốn rất dài, thế nên nếu để chờ 18 tháng mới ra kết quả nhiều anh em nhân viên sẽ mất tinh thần, thậm chí chính lãnh đạo đôi khi cũng mất tinh thần. Mini progress cũng không đơn thuần là kết quả đầu ra mà còn là việc nhân viên học được cái gì và tốt hơn như thế nào”, anh Dzũng Đặng nhấn mạnh.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Phát Đạt được Bình Định tiếp tục giao đất thực hiện dự án khu dân cư hơn 2.000 tỷ đồng

9 giờ trước

Chính thức hết thời "phải mua bảo hiểm mới được giải ngân"

9 giờ trước

Chiến lược mới của các Big Tech nhằm thâu tóm thị trường AI

9 giờ trước

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

13 giờ trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

1 ngày trước