meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO tài năng chèo chống công ty nợ nần chồng chất trở thành “ông lớn” dệt may: 3 nguyên tắc quan trọng cần tuân thủ

Thứ hai, 01/08/2022-00:08
Trong ngành công nghiệp dệt may Trung Quốc chắc chắn không thể bỏ qua cái tên Thần Châu Quốc Tế. Từ một nhà máy nhỏ nợ nần chồng chất, tập đoàn này đã từng bước chuyển mình trở thành đế chế dệt may có giá trị thị trường lên tới hơn 140 tỷ NDT.

Câu chuyện về sự hồi sinh của Thần Châu Quốc Tế đã trở thành huyền thoại mà bất kỳ ai biết đến cũng đều phải công nhận. Để có được thành quả như ngày hôm nay, chắc chắn không thể bỏ qua công lao của Mã Kiến Vinh - người thừa kế thứ hai của “đế chế” này. Năm 2018, theo danh sách người giàu Trung Quốc của Forbes, tài sản của Mã Kiến Vinh là 48,3 tỷ NDT, trở thành tỷ phú hàng đầu trong ngành quần áo.

Vậy, bí mật kinh doanh của người thừa kế thứ hai của Thần Châu Quốc Tế này là gì? Thực tế, Mã Kiến Vinh đã tuân thủ 3 nguyên tắc quan trọng dưới đây.

Thứ nhất, luôn chú trọng chất lượng

Cha của Mã Kiến Vinh - ông Mã Bảo Hưng vốn là một chuyên gia dệt may. Trước kia, ông từng đảm nhiệm vị trí phó giám đốc nhà máy dệt may Thượng Hải 20. Khi mới 13 tuổi, Mã Kiến Vinh đã bắt đầu học nghề với cha mình.


Năm 2018, theo danh sách người giàu Trung Quốc của Forbes, tài sản của Mã Kiến Vinh là 48,3 tỷ NDT, trở thành tỷ phú hàng đầu trong ngành quần áo
Năm 2018, theo danh sách người giàu Trung Quốc của Forbes, tài sản của Mã Kiến Vinh là 48,3 tỷ NDT, trở thành tỷ phú hàng đầu trong ngành quần áo

Năm 1990, sau khi nhận lời mời của chính quyền quận Ninh Ba Bắc Lâm, ông Mã Bảo Hưng chính thức trở thành phó tổng giám đốc của công ty TNHH Dệt Ninh Ba Thần Châu. Cũng từ đây, Mã Kiến Vinh được nhận vào bộ phận đan.

Thế nhưng, ngay khi mới nhậm chức, ông Mã Bảo Hưng đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhà máy không những không có tiền, không có nhân tài, thị trường cũng không mà còn đang ngập trong món nợ 3 triệu NDT. Thời gian đầu, ông Mã Bảo Hưng chạy đôn chạy đáo khắp nơi để xin tài trợ. Sau đó, ông còn mời một Thạc sĩ ở Thượng Hải về đào tạo nhiên viên công ty. Đồng thời, ông cũng định vị lại thị trường, chuyển hướng sang xuất khẩu quần áo tới Nhật Bản.  

Có một lần, khi Mã Kiến Vinh đến Nhật Bản để thăm một khách hàng thì bắt gặp một lô quần áo của Thần Châu bị phai màu. Tình huống này khiến ông xấu hổ đến nỗi bay về Trung Quốc ngay trong đêm. Số quần áo không đạt chất lượng đó cũng bị ông đốt sạch. Kể từ đó, ông yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao và nghiêm ngặt hơn. Những lô sản phẩm của Thần Châu lúc nào cũng phải đảm bảo chất lượng tốt nhất. Điều này khiến cho danh tiếng công ty ngày càng vang xa, nhiều người biết đến.

Kỳ tích đã xuất hiện vào năm 1992, việc kinh doanh của Thần Châu ngày càng thuận lợi và công ty đã chính thức chuyển lỗ thành lãi. Năm 1997, Mã Kiến Vinh chính thức tiếp quản "cơ ngơi" này từ cha mình. Cũng từ đây, ông đã viết tiếp một hành trình mới đầy tươi sáng cho đế chế dệt may này. 

Thứ hai, nâng cấp hình thức và mô hình

Khi mới nhậm chức, Mã Kiến Vinh nhanh chóng giành được một khách hàng lớn, đó chính là Uniqlo. Tuy nhiên, công ty cũng đối mặt với một thách thức lớn khi khách hàng yêu cầu Thần Châu phải hoàn thành đơn hàng 350.000 chiếc chỉ trong 20 ngày. 

Sau một thời gian cân nhắc, Mã Kiến Vinh quyết định đối mặt với khó khăn thực tại. Nhà lãnh đạo này cùng nhân viên làm thêm giờ, đồng thời luôn động viên, khuyến khích nhân viên cố gắng. Kết quả, Thần Châu đã hoàn thành dự án đúng tiến độ. Tin tưởng vào công ty của Mã Kiến Vinh, Uniqlo đã quyết định hợp tác chiến lược lâu dài với công ty của ông.


Con số ấn tượng giữa thời kỳ tưởng chừng như có nhiều khó khăn này đã giúp Thần Châu thu hút thêm nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới tìm tới
Con số ấn tượng giữa thời kỳ tưởng chừng như có nhiều khó khăn này đã giúp Thần Châu thu hút thêm nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới tìm tới

Cũng từ đây, Mã Kiến Vinh quyết định nâng cấp mô hình công ty, từ OEM (sản xuất thiết bị gốc), thành ODM (sản xuất thiết kế gốc). Chưa dừng lại ở đó, ông còn mở rộng chuỗi công nghiệp, đồng thời mở ra các phân đoạn như sản xuất vải, nhuộm, hoàn thiện, in, thêu, cắt may. Mô hình sản xuất tích hợp mới giúp Thần Châu cắt giảm được chi phí sản xuất, rút ngắn chu kỳ sản xuất, từ đó gia tăng doanh thu cũng như lợi nhuận. Dù số lượng đơn hàng là bao nhiêu, Thần Châu vẫn có thể đảm bảo giao hàng trong vòng 15 ngày. Chính vì thế, công ty ngày càng thu hút được nhiều đối tác, đẩy mạnh công việc làm ăn. 

Thứ ba, phải biết cải tạo kỹ thuật

Năm 1998, Mã Kiến Vinh quyết định đầu tư 2,8 triệu USD để nhập máy kéo sợi ở Ý về công ty bất chấp mọi lời can ngăn. Tuy nhiên, sau 2 năm phát triển thị trường, khách hàng tìm đến Thần Châu ngày càng nhiều, điều này buộc công ty phải mua thêm thiết bị.

Năm 2005, Thần Châu chính thức lên sàn chứng khoán Hong Kong, sự kiện này đã giúp công ty huy động được hơn 900 triệu đô la Hong Kong. Toàn bộ số tiền này sau đó đã được Mã Kiến Vinh dùng để đổi máy nhuộm, nâng cấp hàng loạt thiết bị, nhập về khung dệt tiên tiến, hiện đại nhất thế giới. 

Kết quả, việc thay đổi loạt thiết bị hiện đại đã giúp Thần Châu nâng cao năng suất lên gấp nhiều lần, về lâu về dài còn giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Mã Kiến Vinh đã chứng tỏ cho mọi người thấy quyết định của ông là một việc làm đúng đắn.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Không lâu sau đó, cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008 đã khiến cho ngành dệt may bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, thay vì sợ hãi né tránh, Mã Kiến Vinh tiếp tục nâng cấp quy mô, mạnh tay đầu tư 400 triệu để tăng tốc chuyển đổi công nghệ và mở rộng quy mô.

Chính vì thế, bất chấp khủng hoảng tài chính, doanh thu của Thần Châu năm 2008 vẫn đạt mốc 4,8 tỷ NDT. Con số ấn tượng giữa thời kỳ tưởng chừng như có nhiều khó khăn này đã giúp Thần Châu thu hút thêm nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới tìm tới, bao gồm Nike, Adidas, Puma.

Có thể nói, chính những chiến lược, quyết định của người “cầm cương” Mã Kiến Vinh đã giúp cho công ty vượt qua khó khăn, ngày càng phát triển và thiết lập loạt thành tích ấn tượng như hiện tại. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 giờ trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 giờ trước

TP. HCM: 5 công trình tiêu biểu được xếp hạng Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp thành phố

2 giờ trước

Giao dịch bất động sản chỉ được công chứng trong phạm vi tỉnh

2 giờ trước

Vì sao NOXH cho thuê vẫn chưa "hút" nhà đầu tư?

2 giờ trước