CEO Nguyễn Cảnh Tĩnh: Hành trình từ vị trí kế toán trưởng Cục kiểm lâm đến CEO Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân Ngô Chí Dũng: Từ “ông trùm” mì tôm đến Chủ tịch VPBankDoanh nhân Nguyễn Chí Thành: Đầu tàu vững chãi của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)Doanh nhân Đỗ Minh Đức: Người kế nghiệp sáng giá "đế chế" kiềng 3 chân vàng - ngân hàng- bất động sản của Tập đoàn DOJIÔng Nguyễn Cảnh Tĩnh - Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam là ai?
Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh sinh năm 1975, nguyên quán ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Về học vấn, ông tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán công năm 1997 tại trường ĐH Tài chính Kế toán Hà Nội - Kinh tế (nay là Học viện Tài chính), ngoài ra ông Tĩnh còn có bằng Thạc sỹ Tài chính chuyên ngành Tài chính kế toán.
Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh chính thức được bổ nhiệm chức Tồng Giám đốc vào tháng 8/2020, trước đó ông đã có thời gian 4 năm giữ chức Quyền Tổng giám đốc của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Quá trình công tác của ông Nguyễn Cảnh Tĩnh
Giai đoạn từ tháng 9/1992 đến 7/1993: Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh từng làm việc tại Lữ đoàn 398 - Quân đoàn 1 Bộ đội
Từ 8/1993 - 7/1997: Ông là sinh viên Trường ĐH Tài chính Kế toán Hà Nội
Tháng 2/1998 - 3/1999: Ông Tĩnh làm kế toán viên tại Công ty TNHH Tân Hà
Tháng 4/1999 - 2/2000: Ông giữ chức Kế toán trưởng Chi nhánh Công ty Thương mại lâm sản Hà Nội tại Bắc Ninh
Vào 3/2000 - 3/2010: Làm kế toán trưởng Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tháng 3/2010 - 01/2011: Kế toán trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm 2011, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh chính thức chuyển công tác tới Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và giữ nhiều chức vụ khác nhau tại đây, cụ thể
Tháng 1/2011 giữ chức cán bộ Ban Tài chính Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Tháng 1/2011 đến 2/2012: Ông giữ chức vụ là Phó Trưởng Ban Tài chính Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Từ tháng 2/2012 đến 9/2015: Ông Tĩnh lần lượt kiêm nhiệm thêm nhiều chức vụ khác như Trưởng Ban Quản lý các doanh nghiệp có vốn thuộc VIMC, Ủy viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng và làm Phó Tổng giám đốc VIMC
Từ ngày 1/10/2015 ông Nguyễn Cảnh Tĩnh giữ chức Quyền Tổng giám đốc VIMC và ông chính thức được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc VIMC từ ngày 13/8/2020, bắt đầu thay đổi thương hiệu mới và vận hành Tổng công ty mẹ theo mô hình công ty cổ phần.
Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh: Từ vị trí kế toán trưởng Cục Kiểm lâm được cất nhắc vào vị trí lãnh đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
Ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - cựu kế toán trưởng Cục Kiểm lâm được đưa vào vị trí Quyền Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chỉ trong vòng 3 tháng. Được biết, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam trong giai đoạn này là ông Nguyễn Ngọc Huệ. Ông Nguyễn Ngọc Huệ được nghỉ hưu vào ngày 1/10/2015, tuy nhiên một tháng trước khi nghỉ hưu, ông Huệ đã có hành động đưa cựu kế toán trưởng Cục Kiểm lâm lên vị trí “chèo lái” “con tàu biển” Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Chỉ trong vòng 6 tháng trước khi nghỉ hưu, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam lúc đó - ông Nguyễn Ngọc Huệ đã ký bổ nhiệm hàng chục vị lãnh đạo trong Tổng công ty và các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty.
Nổi bật trong danh sách những nhân sự được bổ nhiệm cấp tốc này là ông Nguyễn Cảnh Tĩnh - một Thạc sĩ tài chính. Điều đáng nói là ông Tĩnh không hề nằm trong quy hoạch Phó tổng giám đốc và Tổng giám đốc của công ty này nhưng đã nhanh chóng được “đưa tới” vị trí lãnh đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Tháng 1/2011 ông Nguyễn Cảnh Tĩnh chuyển công tác về Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và làm cán bộ Ban Tài chính, tiếp đó từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2015 là Trưởng Ban Tài chính và quản lý các doanh nghiệp có vốn thuộc tổng công ty này. Cho đến tháng 7/2015 ông Nguyễn Cảnh Tĩnh được đưa lên vị trí Phó Tổng giám đốc.
Ngày 31/8/2015 ông Huệ đã ký công văn báo cáo Bộ Giao thông Vận tải giới thiệu ông Nguyễn Cảnh Tĩnh giữ chức vụ Thành viên Hội đồng quản trị và chức Tổng giám đốc, ngoài ra còn có ông Lê Anh Sơn (Tổng giám đốc) được giới thiệu giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên. Theo công văn này thì việc giới thiệu ông Nguyễn Cảnh Tĩnh giữ các chức danh trên là có sự “thống nhất” của Hội đồng thành viên Tổng công ty.
Tuy nhiên, theo khẳng định của nhiều cán bộ Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thì trong cuộc họp của Hội đồng thành viên đã thống nhất giới thiệu hai cán bộ cho vị trí Tổng giám đốc, nhưng không hiểu lí do vì sao mà trong công văn ông Nguyễn Ngọc Huệ phát đi lại chỉ còn mỗi một mình ông Nguyễn Cảnh Tĩnh cho vị trí Tổng giám đốc.
Sáng ngày 30/9/2015, Bộ Giao thông Vận tải công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Anh Sơn (Tổng giám đốc) lên làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, còn ông Nguyễn Cảnh Tĩnh (Phó Tổng giám đốc) được bổ nhiệm giữ chức Thành viên Hội đồng quản trị và Quyền Tổng giám đốc từ ngày 1/10.
Như vậy, chỉ sau 3 tháng nắm giữ chức Phó Tổng giám đốc ông Nguyễn Cảnh Tĩnh đã được bổ nhiệm làm Quyền Tổng Giám đốc. Sau 4 năm, ngày 13/8/2020 ông chính thức ngồi vào ghế Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ông Tĩnh được đánh giá là người trực tiếp thực thi, tham mưu các giải pháp thuộc Đề án tái cơ cấu Tổng công ty do ông Lê Anh Sơn chủ trì.
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam “thay da đổi thịt” thế nào dưới trướng ông Nguyễn Cảnh Tĩnh
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam còn có tên tiếng Anh là Vietnam Maritime Corporation, trước đây có tên thương hiệu là Vinalines, tuy nhiên, vào tháng 8/2020 Tổng công ty chính thức đổi tên thương hiệu thành VIMC.
Được thành lập vào ngày 29/4/1995 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với sứ mệnh sẽ là doanh nghiệp nòng cốt, chủ lực của ngành Hàng hải Việt Nam. Trải qua quá trình 26 năm hình thành và phát triển VIMC đã vươn mình trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu trong việc mở cửa hợp tác, hội nhập quốc tế, cung cấp dịch vụ Hàng hải trên phạm vi toàn cầu đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế biển của Việt Nam.
Vào thời điểm năm 2012 - 2014, thị trường hàng hải thế giới phát triển nóng cộng thêm suy thoái kéo dài đã khiến VIMC từng có 3 năm liền giữ “ngôi đầu” về thua lỗ, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản.
Đến năm 2016, đây cũng là năm ông Nguyễn Cảnh Tĩnh bắt đầu nắm giữ chức Quyền Tổng giám đốc, VIMC đã ghi nhận nhiều khởi sắc trong bối cảnh vận tải biển vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
Trong thời gian này, hàng loạt giải pháp được thực hiện như: Cơ cấu lại các khoản nợ vay, quyết liệt loại bỏ những công ty hoạt động kém hiệu quả, thanh lý tàu già, bên chế lại đội tàu, cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên, thu gọn đầu mối của Tổng công ty, xử lý nợ bằng cách tham gia đàm phán trên nguyên tắc giá thị trường,...
Theo đó, trong năm 2016, khối cảng biển của hệ thống VIMC đã mang lại lợi nhuận trước thuế đạt 923 tỷ, khối dịch vụ lãi 1.140 tỷ đồng. Tổng nợ phải trả của VIMC đã có nhiều chuyển biến tích cực sau nhiều năm nỗ lực đàm phán với các ngân hàng, cụ thể, giảm từ 67.550 tỷ đồng (vào năm 2013) xuống còn hơn 15.000 tỷ đồng (năm 2019).
Lỗ lũy kế từ năm 2013 là hơn 23.000 tỷ đến năm 2019 giảm xuống còn hơn 3.000 tỷ. Ngoài ra, kết quả kinh doanh cũng có nhiều sự khởi sắc khi đạt lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, có thể kể đến như: lãi hợp nhất trong năm 2017 đạt 748 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2016, lãi năm 2019 tăng 52% so với năm 2018.
Theo định hướng phát triển mới, VIMC đặt mục tiêu sẽ trở thành doanh nghiệp giữ vị trí hàng đầu trong ngành hàng hải Việt Nam, đến năm 2030 phấn đấu trở thành doanh nghiệp có thương hiệu trong khu vực và có năng lực cạnh tranh cấp độ quốc tế.
Mục tiêu đến năm 2025 Tổng công ty đặt ra là sản lượng vận tải biển đạt hơn 18 triệu tấn, sản lượng hàng thông qua cảng đạt gần 139 triệu tấn và doanh thu đạt 10.771 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất hơn 1.230 tỷ đồng.
“Ông trùm” hàng hải vượt sóng dữ Covid-19
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do lĩnh vực hàng hải vẫn còn suy thoái, lại cộng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên, sau khi hoàn thành chuyển đổi mô hình hoạt động và nhờ vào các trụ cột nội tại, VIMC đang từng bước "vươn ra biển lớn" phát triển vượt bậc.
Tháng 4/2021, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 của VIMC, theo ông Nguyễn Cảnh Tĩnh, Tổng giám đốc VIMC, sau khi chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty cổ phần từ ngày 18/8/2020, doanh thu của Công ty mẹ đạt 653,1 tỷ đồng, vượt 3% so với kế hoạch được giao. Mặc dù vậy VIMC vẫn lỗ hơn 1.100 tỷ đồng nguyên nhân là do điều chỉnh bổ sung phân bổ, trích lập các chi phí tồn tại về tài sản công nợ trong giai đoạn còn là doanh nghiệp nhà nước trước khi chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần.
Tuy nhiên theo ông Tĩnh, với số vốn chủ sở hữu chiếm trên 79% cùng với các tồn đọng cũ đã được xử lý gần như triệt để, do đó về dài hạn tình hình tài chính của Công ty mẹ khá lành mạnh.
Năm 2020 mặc dù toàn khối vận tải biển vẫn đang chịu khoản lỗ gần 684 tỷ đồng, nhưng Tổng giám đốc VIMC, ông Nguyễn Cảnh Tĩnh nhấn mạnh, trong bối cảnh đại dịch việc duy trì hoạt động động đều đặn của toàn bộ đội tàu vận tải biển và đội ngũ thuyền viên, việc làm của người lao động trong toàn bộ đơn vị luôn ổn định và có sự cải thiện về thu nhập đã là một thành công rất lớn của VIMC.
Trong những năm tới, ba lĩnh vực kinh doanh trụ cột của VIMC là cảng biển, vận tải biển và dịch vụ hàng hải vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Tuy nhiên, ông Tĩnh khẳng định việc chuyển sang mô hình Công ty cổ phần là một bước chuyển quan trọng, giúp VIMC tăng thêm nguồn lực để tiến hành đổi mới hệ thống quản trị, không ngừng đổi mới sáng tạo, tăng sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ, quyết liệt trong việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Tổng công ty đặt ra mục tiêu năm 2021 sản lượng hàng thông qua cảng đạt hơn 113 triệu tấn, sản lượng xếp dỡ container đạt hơn 5,1 triệu Teus, vận tải biển đạt hơn 18,7 triệu tấn, tổng doanh thu đạt khoảng 10.800 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất sẽ đạt 944 tỷ đồng.
Ngoài ra, VIMC sẽ thực hiện triển khai một số các dự án để tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn 2021 - 2025 như: Nâng cấp và mở rộng cảng Quy Nhơn, nghiên cứu và đầu tư cảng Liên Chiểu, dự án Bến số 4, 5 Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng) và các dự án đầu tư của Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).