Doanh nhân Nguyễn Chí Thành: Đầu tàu vững chãi của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nhân John Lê và tham vọng phục vụ người Việt từ khi ở riêng đến hết đờiHé lộ chân dung doanh nhân sở hữu doanh nghiệp muốn đầu tư dự án 5 tỷ USD tại Quảng TrịChung cư 220m đầy tính nghệ thuật của nữ doanh nhân trẻ năng độngÔng Nguyễn Chí Thành là ai?
Ông Nguyễn Chí Thành sinh ngày 29/5/1972, ông từng tốt nghiệp Cử nhân Kinh doanh thương mại của Đại học Kinh tế quốc dân và là Thạc sĩ của Viện nghiên cứu chính sách quốc gia. Ông Thành khởi nghiệp tại Vụ quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ chính là tham gia quá trình tái cơ cấu nợ nước ngoài đồng thời xây dựng chính sách ngoại hối.
Tại SCIC, ông Thành bắt đầu với vai trò là Phó ban chiến lược vào năm 2006, 2 năm sau đó được bổ nhiệm làm Trưởng ban chiến lược. Sau khi kinh qua nhiều vị trí khác nhau thì hiện tại, ông đang giữ chức Chủ tịch HĐTV của SCIC.
Quá trình công tác của CEO Nguyễn Chí Thành
Từ năm 1995 đến năm 1998: Ông Thành là Chuyên viên kiêm Trưởng nhóm xử lý nợ của Câu lạc bộ London
Từ năm 1998 đến năm 2002: Ông đảm nhận chức vụ Phó trưởng phòng quản lý nợ nước ngoài - Vụ quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Từ năm 2002 đến năm 2003: Ông Thành học Thạc sĩ Chính sách công tại Nhật Bản
Từ năm 2006 đến năm 2010: Ông đảm nhiệm vị trí Phó Trưởng ban kiêm Trưởng ban Chiến lược của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Từ năm 2006 đến năm 2013: Trưởng ban đầu tư của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Tháng 7/2010 đến năm 2013: Ông giữ chức Trưởng ban Quản lý rủi ro của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Từ năm 2010 đến năm 2013: Ông Thành là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco
Tháng 3/2011 đến nay: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Domesco
Tháng 10/2013 đến nay: Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong
Tháng 7/2015 đến tháng 5/2019: Ông Thành giữ chức Phó Tổng giám đốc của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Từ ngày 9/5/2019 - 10/2021: Ông giữ chức Tổng giám đốc của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Từ 23/10/2021 - nay: Ông Thành đảm nhận chức vụ Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Ông Nguyễn Chí Thành giữ chức chủ tịch SCIC
Vào ngày 23/10/2021, Phó Thủ tướng Lê Minh Khải đã ký Quyết định số 1772/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Nguyễn Chí Thành, Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SICI) giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV SCIC thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Chủ tịch Nguyễn Chí Thành: SCIC đã sẵn sàng đầu tư vào Vietnam Airlines
Ông Nguyễn Chí Thành - Chủ tịch HĐTV SCIC cho biết: “SCIC đã chuẩn bị các bước và sẵn sàng cho việc đầu tư vào Vietnam Airlines”. Theo đó, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines do bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, SCIC đã chủ động trong việc trao đổi, làm việc với Vietnam Airlines để có thể xây dựng các phương án và kịch bản tốt nhất.
Ông Thành nói rằng: “Hai bên đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao thậm chí huy động cả những cán bộ trong thời gian nghỉ hoặc cuối tuần. Theo đó, thông tin, dữ liệu lớn về hoạt động của Vietnam Airlines đã được hai bên cập nhật đầy đủ”.
Đến tháng 11/2020, có thể nói mọi việc đã được tính toán đầy đủ và sau khi được Quốc hội xem xét, thỏa thuận và thông qua thì SCIC sẽ bắt tay thực hiện một cách nhanh nhất có thể.
Có thể thấy được rằng, các hãng hàng không luôn là lĩnh vực nòng cốt mà nhà nước nắm giữ và có nhiều hàng hoạt động rất hiệu quả đóng góp rất nhiều cho công tác ngoại giao, quảng bá văn hóa đồng thời kết nối quan hệ bang giao giữa các nước trên thế giới.
Trong những năm qua, các hãng hàng không trên toàn cầu bị tác động rất nhiều sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát và đã được Chính phủ các nước đã hỗ trợ kịp thời. Riêng Việt Nam, Vietnam Airlines được xem là hàng hàng không quốc gia lớn nhất, hơn nữa hệ sinh thái của hãng có rất nhiều lĩnh vực hoạt động hiệu quả. Chính vì thế, việc giữ và duy trì được khác ngành hoạt động này là rất cần thiết.
Ngoài ra, Vietnam Airlines có các khoản vay và được bảo lãnh từ Chính Phủ chính vì thế việc can thiệp của Nhà nước vào hãng hàng không này hết sức cần thiết để đảm bảo được chiến lược phát triển trong thời gian 5 năm tới.
Nhà nước Việt Nam tham gia vào Vietnam Airlines trong trường hợp khác với các hãng hàng không quốc tế. Đó chính là SCIC đã tham gia với vai trò là chủ sở hữu. Khi một công ty đại chúng niêm yết cũng như phát hành cổ phiếu thì các cổ đông có quyền tham gia đầu tư thêm. Căn cứ vào các phương án kinh doanh của công ty đó thì các cổ đông sẽ quyết định tăng vốn.
Và bằng cơ chế nào thì SCIC đều có thể hỗ trợ Vietnam Airlines cả về nhân sự chuyên môn lẫn kinh nghiệm quản lý tài chính và kết nối các mối quan hệ quốc tế. Chính vì thế, cổ đông nhà nước có quyền quyết định tăng vốn thông qua SCIC. Bởi vậy, cổ đông nhà nước có quyền quyết định tăng vốn thông qua SCIC. SCIC trong trường hợp này với tư cách là nhà đầu tư của Chính phủ thay mặt Nhà nước thực hiện vai trò cổ đông, vai trò đại diện chủ sở hữu mua cổ phần của cổ đông nhà nước tham gia tăng vốn tại Vietnam Airlines.
Theo nhu cầu từ phía Vietnam Airlines, họ muốn bổ sung vốn hơn 10 nghìn tỷ đồng thông qua 2 nguồn tái cấp vốn và phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ. Như vậy, SCIC sẽ đồng hành cùng Vietnam Airlines trong một chặng đường khá dài nhưng vẫn còn phụ thuộc vào đề án tái cơ cấu.
Ông Nguyễn Chí Thành có nói rằng: “Nếu sau này được Chính phủ chỉ định thay mặt cho Chính phủ thực hiện hoạt động đầu tư vốn vào Vietnam Airlines thì chúng tôi sẽ báo cáo trực tiếp với Ủy ban quản lý vốn với tư cách là đại diện chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Ủy ban quản lý vốn tại doanh nghiệp”.
Dù ở cơ chế nào đi nữa thì SCIC cũng sẽ hỗ trợ Vietnam Airlines cả về mọi mặt để có thể giúp hãng hàng không có thể đứng vững được trước khó khăn. Và rõ ràng rằng, đầu tư của nhà nước vào các doanh nghiệp nhà nước là rất cần thiết bởi đây là các lĩnh vực nhà nước tạo động lực lớn cho nền kinh tế. Có thể kể đến các lĩnh vực trọng điểm như cơ sở hạ tầng, viễn thông, năng lượng, công nghệ mới. Chắc chắn rằng, khi có sự đầu tư của nhà nước thì việc tạo vốn mới thu hút được nguồn lực trong xã hội.