meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Minh Đặng lần đầu tiên lên tiếng sau 5 năm bán Foody: Tham vọng gây dựng startup mới có quy mô lớn hơn Foody khi xưa

Thứ năm, 01/12/2022-11:12
Theo như chia sẻ của CEO Minh Đặng, khi “làm lại từ đầu” với Cooky, mọi người đã đầu tư khá nhiều nguồn lực cá nhân. Dù mất mát là không hề nhỏ nhưng doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận rủi ro cùng với niềm tin rằng, thành quả thu về sẽ vô cùng xứng đáng với công sức đã bỏ ra. 

Năm 2012, Công ty Cổ phần Foody đã chính thức được thành lập bởi Minh Đặng - một cựu du học sinh Úc về chuyên ngành công nghệ thông tin. Xuất phát điểm của Foody là cộng đồng tìm kiếm cũng như đánh giá địa điểm ăn uống. Đến mùa thu năm 2017, startup Việt này đã tạo nên một cuộc cách mạng trong mảng giao hàng đồ ăn (Food Delivery) với ứng dụng Now đã bán phần lớn cổ phần cho Limited (có trụ sở tại Singapore) trong bối cảnh công ty mẹ của Shopee vẫn đang ráo riết tìm kiếm các cơ hội M&A để tăng trưởng người dùng. Đáng chú ý, giá của thương vụ bán Foody vào năm 2017 được cho là có mức giá “không tưởng”.

Hành trình mới của cựu CEO Foody với Cooky

Sau thương vụ này, Foody đã được một nhóm tại Singapore tiếp quản vận hành. Trong khi đó, anh Minh Đặng cũng bắt đầu một hành trình mới với Cooky. Được biết, mô hình ban đầu của Cooky là một mạng xã hội chuyên về chia sẻ những công thức nấu ăn. Mô hình này vốn xuất phát từ Nhật Bản, thế nhưng ở Việt Nam nếu như chỉ đơn giản là chia sẻ công thức nấu ăn sẽ khó lòng tăng trưởng.


Khi khởi đầu lại với Cooky, anh Minh Đặng luôn suy nghĩ từ mô hình mạng xã hội về công thức nấu ăn cần phải làm thế nào để chuyển hóa thành một mô hình có thể giúp đỡ những người nấu ăn trong thực tế
Khi khởi đầu lại với Cooky, anh Minh Đặng luôn suy nghĩ từ mô hình mạng xã hội về công thức nấu ăn cần phải làm thế nào để chuyển hóa thành một mô hình có thể giúp đỡ những người nấu ăn trong thực tế

Ngày trước, dịch vụ Now Delivery ngay khi ra mắt đã thay đổi đáng kể hành vi của người dùng và giúp xã hội phát triển nhanh hơn. Thậm chí, Grab cũng ra sau Foody. thời điểm đó, mảng Foody Delivery phát triển nhanh đến mức, quán nào mở ra mà không có các nền tảng giao hàng thì sẽ rất khó cạnh tranh và tồn tại. Cựu CEO Foody bộc bạch: “Tôi nhớ thời điểm bắt đầu làm Now, thị trường giao đồ ăn khoảng chừng 3.000 – 5.000 đơn/ngày, một năm sau chúng tôi đã đẩy lên 100.000 đơn/ngày, sau đó Grab và Baemin cũng nhảy vào, đẩy thị trường lên gần 1 triệu đơn/ngày”.

Khi khởi đầu lại với Cooky, anh Minh Đặng luôn suy nghĩ từ mô hình mạng xã hội về công thức nấu ăn cần phải làm thế nào để chuyển hóa thành một mô hình có thể giúp đỡ những người nấu ăn trong thực tế chứ không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức về việc nấu ăn. Vì thế, mọi người đã nhanh chóng nghĩ đến Fresh Delivery (giao thực phẩm). Trên thế giới, Fresh Delivery có khá nhiều các mô hình có thể tham khảo, bao gồm: HelloFresh của Châu Âu, HappyFresh của Indonesia… Còn tại Việt Nam, mảng Fresh Delivery cũng có sự tham gia của Grab với GrabMart và Now có NowFresh, hiện nay còn có thêm dịch vụ Fresh trong ShopeeFood…

Thế nhưng, theo chia sẻ của “ông chủ” Cooky, dù Shopee và Grab đều có mảng Fresh Delivery nhưng lại đi theo mô hình MarketPlace, tức là kết nối người bán (Sellers) cùng với người dùng cuối (End Users). Thời điểm mới thành lập, Cooky cũng đi theo mô hình đó. Vốn là dân công nghệ, chuyên về xây dựng hệ thống, anh Minh Đặng cho rằng bản thân không phải là người nấu ăn cũng như bán đồ ăn. Khi đi theo hướng đi của Shopee và Grab, Cooky đã đầu tư khá nhiều vào công nghệ, dù đã thử qua nhưng mô hình không hiệu quả bởi cách vận hành khó khăn hơn.

Trong khi đó, Food Delivery lại rất dễ dàng bởi mọi người chỉ cần đến nhà hàng, sau đó họ đưa đồ ăn thì giao đi thôi. Tuy nhiên, nếu như đi chợ cho Users sẽ rất khó khăn theo nhiều kiểu. Với cách làm Fresh Delivery giống như thời điểm hiện tại, nhiều Users cảm thấy khó chịu trong khi nền tảng trung gian cũng khó mà có lời lãi được. Trong khi đó, phí hoa hồng của Food Delivery có thể lên đến 20%, tuy nhiên với siêu thị chỉ ở mức 5%. Một siêu thị nếu như muốn đạt biên lợi nhuận ở mức 10% sẽ vô cùng khó. Vì thế, dù đã tiêu tốn rất nhiều tiền nhưng CEO Minh Đặng quyết định rằng, Cooky phải có được cho mình sự chủ động. 


Trong năm tới, mục tiêu của Cooky là tăng cường độ phủ sóng tại khắp các tỉnh thành, đồng thời trở thành một trong số những kênh cạnh tranh trực tiếp với các hệ thống hiện hữu như CoopMart, Tops Market, cùng với nhiều đơn vị khác
Trong năm tới, mục tiêu của Cooky là tăng cường độ phủ sóng tại khắp các tỉnh thành, đồng thời trở thành một trong số những kênh cạnh tranh trực tiếp với các hệ thống hiện hữu như CoopMart, Tops Market, cùng với nhiều đơn vị khác

Doanh nghiệp tính toán rằng, một là đi tìm chuỗi cửa hàng hoặc siêu thị nào đó để đầu tư hay mua luôn. Tiếp theo là phải tự chủ, sản xuất ra sản phẩm nào đó để bán, kiểm soát được chất lượng, đảm bảo được trải nghiệm của người dùng. Thực tế, việc đầu tư hoặc mua một chuỗi cửa hàng và siêu thị không hề đơn giản. Đây là lý do mà anh Minh Đặng cùng đồng đội của mình quyết định mở Cooky làm 2 phần, bao gồm: Thứ nhất là phần công nghệ (Cooky App) và thứ hai là phần sản xuất (Cooky Market).

Trong khi đó, phần công nghệ sẽ cho phép thương hiệu riêng của Cooky là Cooky Market có thể bán sản phẩm cho người dùng cuối ngay trên ứng dụng Cooky. Trong thời gian tới, các siêu thị và cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi bên ngoài cũng có thể dễ dàng tham gia mảng bán hàng trên nền tảng của Cooky. Xét về phần sản xuất, Cooky Market cung cấp rất nhiều sản phẩm đa dạng. Những sản phẩm này gồm hàng tươi sống (Fresh) như rau, thịt, cá… cùng với mảng chủ lực là những món Ready-To-Cook (nguyên liệu thực phẩm đã được sơ chế và sẵn sàng để nấu), ngoài ra còn có các món có thể ăn ngay.

Trước đây, Cooky mang đến cho khách hàng rất nhiều công thức nấu ăn khác nhau. Trong khi hiện tại, mong muốn của Cooky là làm thế nào để những người nội trợ một khi mang đồ ăn về nhà chỉ mất một thời gian ngắn để hoàn thành bữa ăn nhưng có chất lượng tốt hơn, giá cả tốt hơn khi giao từ nhà hàng. Đồng thời, khách hàng cũng có thể chủ động trong việc nấu ngay hoặc để ngày mai nấu, tức là có thể bảo quản được trong một thời gian ngắn. Thời điểm hiện tại, tỷ lệ bán hàng Fresh và Package tại Cooky đang ở mức ngang nhau.

Mục tiêu cạnh tranh với các hệ thống lớn

Hiện nay, Cooky đang cung cấp hàng chục ngàn lượt phục vụ người tiêu dùng mỗi tháng. Trong năm tới, mục tiêu của Cooky là tăng cường độ phủ sóng tại khắp các tỉnh thành, đồng thời trở thành một trong số những kênh cạnh tranh trực tiếp với các hệ thống hiện hữu như CoopMart, Tops Market, cùng với nhiều đơn vị khác. Đương nhiên, mảng Fresh Delivery cũng vô cùng thách thức, rất khó để làm và hiện vẫn chưa ai thành công. Tuy nhiên, Cooky mong muốn giải quyết được vấn đề này, dù có mất mát cỡ nào đi nữa.


Theo vị CEO này, Cooky về mặt lợi nhuận có thể nhanh chóng sinh lời bởi được nhúng vào phần sản xuất, tối ưu được phần nguyên liệu thì cũng sẽ tối ưu được chi phí
Theo vị CEO này, Cooky về mặt lợi nhuận có thể nhanh chóng sinh lời bởi được nhúng vào phần sản xuất, tối ưu được phần nguyên liệu thì cũng sẽ tối ưu được chi phí

Anh Minh Đặng nhận định, dân số Việt Nam vẫn còn rất trẻ. Đặc biệt với những người ở một mình sẽ rất lười nấu ăn. “Vì thế,  tôi cho rằng thị trường Ready-To-Cook ở Việt Nam còn rất sớm và không tăng trưởng nhanh được. Nhưng phải có một người nào đó bắt đầu, và bắt đầu một cách nghiêm túc”, anh bổ sung. Đồng thời, anh cũng nhìn nhận lại cách mà bản thân đã làm Foody từ ngày xưa. Khi đó, Foody cũng là người tiên phong. Những ngày đầu, thị trường Foody Delivery rất nhỏ, trong khi cả thị trường chỉ có 3.000 đơn/ngày. Thế nhưng, Foody vẫn quyết định làm nên cuộc cách mạng ngành Food Delivery bằng cách dám chạy trước. Thời đó, Foody là người duy nhất đã đưa được hầu như tất cả các quán ăn lên app, dù các quán đó có nằm trong hẻm, hóc nào đi chăng nữa.  

“Thời điểm hiện tại, tôi đang suy nghĩ đến trải nghiệm đưa người đến nhà nấu giùm khách hàng món ăn của Cooky một lần để biết. Chúng tôi muốn thị trường thay đổi. Tất nhiên, thời Foody đã khác, khi đó thị trường tài chính mạnh hơn và gọi vốn tốt hơn. Hiện nay, nhiều công ty khác đang khó khăn, chúng tôi sẽ làm một cách kiên trì chút xíu, từ từ thay đổi thói quen của gia đình”, anh Minh Đặng bộc bạch.

Thực sự mà nói, nếu như làm tốt thì quy mô của Cooky có thể lớn hơn Foody ngày xưa. Trong khi đó, Cooky lại không cần công nghệ lớn như Foody mà nặng về hướng vận hành hơn. Tuy nhiên, anh Minh Đặng luôn mong muốn có thể xây dựng nên một Cooky to hơn so với Foody ngày trước.

Cũng theo vị CEO này, Cooky về mặt lợi nhuận có thể nhanh chóng sinh lời bởi được nhúng vào phần sản xuất, tối ưu được phần nguyên liệu thì cũng sẽ tối ưu được chi phí. Trong tương lai gần, Cooky đang có 2 ưu tiên hàng đầu: Một là sản phẩm, bao gồm chất lượng tốt cùng với công thức chế biến độc đáo và giá cả hợp lý; Thứ hai là công nghệ. “Tôi muốn users có thể xài Cooky mượt như users xài Shopee hoặc Grab. Làm sản phẩm, Foody dễ hơn vì chỉ đi lượm, quán này không ngon thì sẽ lượm quán kia. Còn giờ với Cooky, món này không ngon thì phải nghĩ ra cách làm món khác, hoặc là quay lại làm món đó ngon hơn, sao cho khẩu vị phù hợp với nhiều Users”, anh chia sẻ.


Trong giai đoạn đầu tư nền tảng, Cooky vẫn còn đang chịu lỗ
Trong giai đoạn đầu tư nền tảng, Cooky vẫn còn đang chịu lỗ

Đặc biệt, Cooky sẽ xây dựng vững chắc mảng B2C (bán hàng đến người tiêu dùng cuối) và dần sẽ triển khai mảng B2B (bán hàng đến các doanh nghiệp). Với mảng B2B, anh Minh Đặng Tham vọng có thể giải quyết được phần gốc của chuỗi cung ứng và xây dựng nên một hệ sinh thái với nhiều người nông dân, từ đó đảm bảo mang đến nguồn sản phẩm chất lượng nhất đến tận tay người dùng Cooky. 

Trong giai đoạn đầu tư nền tảng, Cooky vẫn còn đang chịu lỗ. Nhưng một khi tối ưu tốt về mặt con người, sản xuất cũng như nguyên vật liệu thì lỗ vẫn đang ở mức có thể kiểm soát. May mắn là Cooky vẫn có các nhà đầu tư cùng chia sẻ về tầm nhìn đồng hành. Họ cũng hỗ trợ công ty trong giai đoạn đầu. Trong tương lai khi đã có được volume đủ lớn, Cooky sẽ dần tối ưu các chi phí để có lợi nhuận, mục tiêu có thể đạt điểm hòa vốn trong vòng 2 năm tới.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

6 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

6 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

6 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

6 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

6 giờ trước