CEO Mela: Đừng làm sếp, hãy làm bạn với nhân viên!
BÀI LIÊN QUAN
CEO WiGroup: Thách thức năm 2023 đến từ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và vấn đề của thị trường trái phiếu doanh nghiệpCEO Yeah1 Đào Phúc Trí: “Chúng tôi là những người ưa thử thách!”CEO Vui App cùng kinh nghiệm khởi nghiệp xương máu: Muốn thành công phải thực sự “tàn nhẫn”Anh Nguyễn Hữu Đức được biết đến là CEO & Founder Công ty TNHH Mỹ phẩm thiên nhiên Mela - một thương hiệu làm đẹp thuần Việt. Dù ra mắt thị trường chưa lâu, thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên này đã nhanh chóng gây tiếng vang khi vinh dự nhận giải thưởng thương hiệu sáng tạo đất Việt năm 2021.
Theo tìm hiểu, Mela là một thương hiệu mỹ phẩm thuần Việt được xây dựng từ một đội ngũ tận tâm và sở hữu chuyên môn cao. 100% sản phẩm được sản xuất từ thương hiệu Mela đều được chiết xuất từ những thành phần từ thiên nhiên, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Chính vì thế, các dòng mỹ phẩm của Mela luôn được coi là một trong số những mỹ phẩm thiên nhiên chất lượng nhất thời điểm hiện tại.
Chia sẻ về lý do tạo nên Mela, CEO Nguyễn Hữu Đức cho biết: “Mela xuất phát từ 2 chữ “Mẹ làm”. Thương hiệu này được lấy nguồn cảm hứng từ tình cảm thiêng liêng giữa người mẹ với con. Có thể không phải người mẹ nào cũng hoàn hảo nhưng những điều người mẹ dành cho con luôn là những điều tốt nhất. Từ đó, đội ngũ luôn cố gắng mang lại sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng với phương châm: Mela – Tốt như mẹ làm”.
Đồng thời, vị CEO này cũng nhấn mạnh, tất cả các bộ sản phẩm của thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Mela đều được chiết xuất từ thiên nhiên, không chỉ an toàn mà còn lành tính cho người sử dụng. Bên cạnh đó, tất cả các sản phẩm đều đã trải qua một quá trình nghiên cứu và được kiểm định vô cùng kỹ càng bởi những đội nghiên cứu sở hữu chuyên môn cao. Mela luôn đề cao tầm nhìn mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm tốt nhất và chất lượng nhất, nên các sản phẩm của công ty này đều không thử nghiệm trên động vật. Thay vào đó, các sản phẩm của Mela sẽ được thử nghiệm trên chính đội ngũ nghiên cứu, sản xuất, văn phòng và cả ban lãnh đạo công ty,..
Đừng làm sếp, hãy làm bạn với nhân viên
Hiện nay, có thể dễ dàng thấy được rằng trong nhiều doanh nghiệp, nhiều quản lý, lãnh đạo cho rằng: “Đừng làm sếp mà hãy làm bạn với nhân viên”. CEO Nguyễn Hữu Đức hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Theo anh, hầu hết mọi người khi nghĩ đến một khuôn mẫu “sếp điển hình” thường sẽ xuất hiện những hình ảnh quen thuộc như: Bụng phệ, tự cao tự đại, thường xuyên quát nạt, chỉ tay năm ngón, soi mói nhân viên… Thế nhưng, Founder Mela không muốn đóng mình trong một hình mẫu doanh nhân truyền thống với phong cách đĩnh đạc hay nghiêm nghị như thế.
Với CEO Mela, trong công việc có thể nghiêm khắc, nhưng khi mọi việc đã xong xuôi, anh muốn được gần gũi và coi mọi người như thành viên trong gia đình. Mong muốn của CEO Nguyễn Hữu đức là tạo dựng văn hóa doanh nghiệp của Mela là một nơi để mọi người có thể vui vẻ và thân thiện với nhau. Chính vì thế, anh biết tầm quan trọng của một người sếp, người lãnh đạo không chỉ đóng vai trò là người trực tiếp đưa nhân viên của mình vào khuôn khổ, vào kỷ luật, mà muốn doanh nghiệp có thể phát triển bền vững thì người quản lý phải giữ được “lửa” trong tinh thần làm việc. “Tôi thích làm điều đó với vai trò là một người dẫn dắt, người bạn thân tình với nhân viên của mình”, CEO Mela bộc bạch.
Để một nhóm có thể làm việc hiệu quả, yếu tố quan trọng nhất là truyền tải các thông điệp cũng như giao tiếp với nhau giữa các thành viên trong cùng một nhóm, giúp công việc thực hiện suôn sẻ và hiệu quả hơn. Thông qua vai trò của một người dẫn dắt khuyến khích mọi người tranh luận, sau đó xem xét những quan điểm khác nhau, anh Nguyễn Hữu Đức cho rằng bản thân có thể kích thích giải quyết vấn đề một cách sáng tạo hơn, giúp hiệu quả làm việc nhóm được nâng cao.
Cái thời câu chuyện “cây gậy và củ cà rốt” đã qua
Founder Mela nhận định, trong công việc sự cam kết là điều hết sức quan trọng. Dù Mela hiện là một bộ máy không quá lớn, tuy nhiên nhân viên của doanh nghiệp đều là những bạn trẻ đa năng và nhiệt huyết. “Tôi rất trân quý những điều đó, thế nên đối xử với các bạn như gia đình bởi đó là xứng đáng, miễn là các bạn thể hiện được sự nghiêm túc với công việc”, CEO Nguyễn Hữu Đức bộc bạch.
“Một khi đã cam kết với công ty thì trách nhiệm của một nhân sự chuyên nghiệp là phải chứng minh được bản thân có thể làm gì để thể hiện mức độ gắn kết đó. Sự cam kết chính là câu trả lời cho giá trị của một mối quan hệ cộng tác. Tôi sẽ không quan tâm mọi người bận rộn ra sao, miễn công việc của các bạn đạt hiệu quả tốt nhất tôi vẫn luôn ủng hộ”, anh bổ sung.
Sau mùa dịch trở lại, CEO Mela đã nhắn nhủ đội ngũ nhân viên cần chuẩn bị tinh thần, bởi tất cả mọi người đã bước sang trang mới, những thử thách mới với độ khó cao hơn. Nếu không phải là người yêu thích xây dựng hay chinh phục, chắc chắn mọi người đã không chọn Mela là điểm dừng chân. Theo anh Đức, nhân viên của anh có những người vô cùng tài giỏi, họ thừa sức có thể lựa chọn làm cho những tập đoàn lớn với nền tảng và hệ thống quản lý phát triển hơn. Tuy nhiên, họ vẫn chấp nhận chọn Mela và hiểu rằng, tất cả mọi người sẽ cùng nhau chung tay xây dựng nên một nền tảng như thế. Thử thách này không hề dễ dàng, không chỉ với nhân viên mà còn với những người lãnh đạo như anh Nguyễn Hữu Đức…
Khi coi nhân viên của mình giống như những người bạn, thứ mà anh Đức nhận lại chính là sự tôn trọng và yêu mến. CEO Mela không cầm tay chỉ việc cho từng người. Thay vào đó, anh sẽ giữ một khoảng cách vừa đủ gần để chỉ bảo nhân viên hiểu được họ nên làm gì tiếp theo. Thông qua cách tiếp cận này, dù coi lãnh đạo là một người bạn, nhân viên vẫn dành cho “sếp” mình một sự trân trọng cần thiết của một người quản lý có tâm.
CEO & Founder Mela cho rằng, cái thời câu chuyện “cây gậy và củ cà rốt” đã qua. Hiện tại, vai trò của người quản lý chính là giám sát công việc, tạo ra môi trường tốt nhất để các nhân viên có thể thoải mái đưa ra những ý tưởng, sáng kiến giúp doanh nghiệp phát triển. “Tôi không muốn sử dụng cái uy của mình để gây sức ép cho nhân viên, bởi một khi càng áp lực thì nhân viên sẽ càng lười biếng. Một khi không có sự xuất hiện của người quản lý, chắc chắn doanh nghiệp sẽ nảy sinh vấn đề” - đó chính là lý do mà anh Đức muốn trở thành bạn với nhân viên, để họ tôn trọng “sếp” như tôn trọng chính những người thân yêu của mình.