meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cập nhật mới nhất bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thứ năm, 02/06/2022-07:06
Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm sẽ là công cụ đắc lực hỗ trợ bạn trong việc tra cứu thông tin quy hoạch mới, vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình trên địa bàn khu vực này quận Hoàn Kiếm. Thông qua bản đồ quy hoạch, bạn sẽ có thể biết được khu đất mình đang xem xét chọn lựa có thuộc diện quy hoạch hay không. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Thông tin chung về quận Hoàn Kiếm

Giới thiệu quận

Quận Hoàn Kiếm trực thuộc thành phố Hà Nội, có vị trí ở ngay trung tâm của kinh thành Thăng Long xưa và cũng là trung tâm của thủ đô Hà Nội bây giờ. Tên quận được đặt dựa theo tên của hồ Hoàn Kiếm và trên địa bàn quận có nhiều trung tâm mua sắm cũng như khu thương mại lớn.


Tên gọi quận Hoàn Kiếm được đặt dựa theo tên của hồ Hoàn Kiếm
Tên gọi quận Hoàn Kiếm được đặt dựa theo tên của hồ Hoàn Kiếm

Vị trí địa lý

Quận Hoàn Kiếm là quận có diện tích nhỏ nhất tại thành phố Hà Nội với 5,29 km2. Quận Hoàn Kiếm được chia ra làm 4 khu vực gồm: khu vực hồ Gươm, khu phố cổ, vùng phụ cận, khu phố cũ và khu vực ở phía ngoài đê sông Hồng.

  • Khu vực Hồ Hoàn Kiếm: đây là 1 danh thắng và di tích lịch sử nổi tiếng và mang nhiều dấu ấn quan trọng trong lịch sử hình thành của Việt Nam. Với 32,250m2 diện tích cây xanh bao quanh hồ và 130,000m2 mặt nước.
  • Khu phố cổ: Đây là 1 khu vực chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của thủ đô Hà Nội trải rộng trên 81ha.
  • Khu vực phụ cận: Có nhiều công trình kiến trúc mang những sắc thái đậm chất kiến trúc của Pháp.
  • Khu vực ngoài đê sông Hồng: Khu vực này có 2 phường là phường Phúc Tân và phường Chương Dương cùng với các khu tập thể của cơ quan và nhà ở của người dân lao động. Khu vực này vẫn còn chưa có quy hoạch cụ thể mà còn xây dựng theo kiểu chắp vá, manh mún.

Vị trí tiếp giáp của quận Hoàn Kiếm trong bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm liệt kê theo các hướng như sau:

  • Phía Bắc và Tây Bắc: Quận Hoàn Kiếm giáp với quận Ba Đình qua phần ranh giới là phố Phan Đình Phùng và phố Hàng Đậu.
  • Phía Tây: Tiếp giáp với quận Đống Đa và Ba Đình  qua ranh giới phố Lê Duẩn, Nguyễn Thái Học, Trần Phú, đường tàu và Lý Nam Đế.
  • Phía Nam: Quận Hoàn Kiếm ở phía Nam sẽ giáp với quận Hai Bà Trưng qua các con phố như Hàn Thuyên, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du và Lê Văn Hữu.
  • Phía Đông: Ở phía Đông quận Hoàn Kiếm tiếp giáp với quận Long Biên qua ranh giới là sông Hồng.

Hoàn Kiếm hiện nay là 1 quận trung tâm kinh tế với nhiều mạng lưới trung tâm thương mại, các tuyến phố kinh doanh và các khu chợ vô cùng sầm uất 
Hoàn Kiếm hiện nay là 1 quận trung tâm kinh tế với nhiều mạng lưới trung tâm thương mại, các tuyến phố kinh doanh và các khu chợ vô cùng sầm uất 

Đơn vị hành chính

Hiện nay trong quận Hoàn Kiếm đang có 18 phường trực thuộc quận là: Chương Dương Độ –  Cửa Đông – Cửa Nam – Đồng Xuân – Hàng Bài – Hàng Bạc –  Hàng Trống – Hàng Mã – Hàng Gai – Hàng Đào – Hàng Buồm – Hàng Bông – Hàng Bồ – Trần Hưng Đạo – Tràng Tiền – Phúc Tân – Phan Chu Trinh – Lý Thái Tổ.

Cơ sở hạ tầng, kinh tế

Hoàn Kiếm hiện nay là 1 quận trung tâm kinh tế với nhiều mạng lưới trung tâm thương mại, các tuyến phố kinh doanh và các khu chợ vô cùng sầm uất cùng với nhiều trung tâm tài chính ngân hàng lớn của trong nước và nước ngoài. Từ những trung tâm dịch vụ kỹ thuật đã giúp cho quận Hoàn Kiếm có được tiềm năng về tài chính, dịch vụ, thương mại và phát triển kinh tế lớn.

Hiện nay trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đang có 4.776 doanh nghiệp bên ngoài nhà nước; 242 doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài; 73 doanh nghiệp trực thuộc nhà nước; 11.873 hộ kinh doanh gia đình và 90 hợp tác xã. Đặc biệt quận có chợ Đồng Xuân được xây dựng năm 1889 đến nay đã được 132 năm –  đây là 1 trong những khu chợ đầu mối lớn và lâu đời nhất khu vực miền Bắc.

Bởi lẽ quận Hoàn Kiếm gắn liền với nhiều năm lịch sử hình thành và phát triển của Hà Nội nên địa bàn quận có được gần 170 di tích cách mạng – kháng chiến, di tích lịch sử – văn hóa có giá trị vô cùng quan trọng.

Trạm y tế và trường học trên địa bàn quận cũng nhận được quan tâm và chú trọng cao với 39 trường học thuộc quận Hoàn Kiếm. Trong đó có 21 trường được đạt chuẩn Quốc gia, chiếm tỷ lệ là 53,85%. Trạm y tế cũng đủ 18/18 trạm y tế phường đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở.

Quận cũng đã quy hoạch và triển khai thêm những tuyến phố để khôi phục kinh doanh, thí điểm phố đi bộ trong quận, khu phố sách, khu bích họa phố Phùng Hưng,..

Tốc độ phát triển kinh tế của quận Hoàn Kiếm trong những năm quá đều giữ được ở mức tăng trưởng cao và bền vững. Cơ cấu kinh tế của quận dần chuyển dịch theo hướng du lịch, dịch vụ và thương mại.


Một tiết trời thu trong xanh ở bên bờ hồ Hoàn Kiếm
Một tiết trời thu trong xanh ở bên bờ hồ Hoàn Kiếm

Thông tin quy hoạch chi tiết về hạng mục quận Hoàn Kiếm

Thông tin quy hoạch quận Hoàn Kiếm được chia theo tỷ lệ 1/2000 trong đó có cả phần quy hoạch sử dụng đất cũng như phần quy hoạch sử dụng giao thông được lập ra bởi công ty tư vấn kiến trúc đô thị Hà Nội và được phê duyệt bởi UBND Hà Nội vào tháng 6-1998.

Quy hoạch giao thông quận Hoàn Kiếm

Quy hoạch giao thông đối ngoại quận Hoàn Kiếm

  • Đường thủy: Vì phía đông của quận Hoàn Kiếm được tiếp giáp với sông Hồng nên quận được dự  kiến xây dựng 1 cảng đường thủy trên địa bàn. Với quy mô dự kiến về diện tích là 5000m2 thì đây sẽ là 1 cảng đường thủy chủ yếu được sử dụng để vận chuyển hành khách và phục vụ du lịch dọc theo sông Hồng.
  • Đường sắt: Ở phía Tây Bắc của quận Hoàn Kiếm có 1 tuyến đường sắt quốc gia đi qua địa bàn quận về phía ga Hà Nội. Trong bản quy hoạch có nêu rõ tuyến đường này sẽ được kết hợp với tiến đường sắt nội độ đi trên cao và nằm ở vị trí nền của đường sắt hiện tại.

Quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị

  • Mạng lưới đường

Về mạng lưới đường vẫn sẽ được giữ nguyên trên cơ sở của chỉ với và mặt cắt hiện có trên các đường trong khu phố cổ. Quận Hoàn kiếm đang từng bước cố gắng xây dựng được nhiều hơn các đường phố dành riêng cho khách đi bộ.

Mở rộng theo quy hoạch thêm các tuyến phố Trần Quang Khải –  Trần Nhật Duật -Trần Khánh Dư. Cùng với đó là mở rộng thêm phố Lê Duẩn theo mặt cắt là 30m từ đầu của tuyến phố Trần Hưng Đạo tới ngã tư của Nguyễn Thượng Hiền.

Cải tạo lại nút giao thông ở đầu cầu Chương Dương. Về khu vực phía ngoài đê của sông Hồng thì quận Hoàn Kiếm sẽ mở rộng thêm các tuyến phố Nguyễn Thị Chiên – La Văn Cầu – Bạch Đằng – Cầu Đất với mặt cắt là 17m. Các tuyến đường thuộc nội bộ của khu vực quận cũng sẽ có bền rộng mặt cắt ngang theo đúng như quy hoạch là từ 10m – 13,5m.


Bản đồ quận Hoàn Kiếm
Bản đồ quận Hoàn Kiếm
  • Bãi đỗ xe cùng các công trình để phục vụ giao thông

Quận Hoàn Kiếm triển khai một số bãi đỗ xe ngầm và nổi hoặc đỗ xe cao tầng tại nhiều vị trí thích hợp theo đúng vị trí đã được xác định trong bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm. Khai thác 1 cách chú trọng hơn các khu đất dọc những hành lang bảo vệ đê và các ga ngầm dưới các vườn hoa.

Quy hoạch các bãi đỗ xe kết hợp với nhiều công trình xây dựng cao tầng trong địa bàn quận: Tại các trung tâm thương mại có chợ Cửa Nam, Khách sạn Tháp Hà Nội, chợ Đồng Xuân, Hiệu sách Hà Nội, phố Tràng Tiền,…. với quy mô xây dựng và quy hoạch trong khoảng 200 xe trên 1 công trình.

  • Hệ thống xe bus công cộng và giao thông tĩnh

Điểm đầu cuối và trung chuyển của các tuyến bus đi qua địa bàn quận Hoàn Kiếm gồm:

– Bãi đỗ Trần Khánh Dư với các chuyến xe số 02; 19; 35A; 36; 44; 49; 69; 09A; 90B; 14. Chuyến 09A; 09B và 14 sẽ hoạt đồng từ 16h từ thứ 6 đến chủ nhật hàng tuần.

– Long Biên với các chuyến xe số 04; 8A; 10A; 10B; 17; 24; 47A; 50; 58; 65; 98; 100.

– Bờ Hồ với các chuyến xe bus số: 09A; 09B, 14 hoạt động từ thứ 2 đến 18h thứ 6 hàng tuần.

– Ga Hà Nội có chuyến bus số 86.

Hệ thống các tuyến bus công cộng hoạt động trên địa bàn quận Hoàn Kiếm rất đa dạng và nhiều chuyến, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu đi lại của người dân.

Tổng diện tích giao thông tĩnh tại quận Hoàn Kiếm là 33.200 m2 . Quận Hoàn Kiếm cũng đang có các phương án triển khai để xây dựng 1 khu biệt thự là phố cổ Đường Thành tại số 33 Đường Thành.

Quy hoạch đô thị quận Hoàn Kiếm chi tiết

Cơ cấu quy hoạch quận Hoàn Kiếm được chia theo 4 khu quy hoạch là Khu phố cổ, Khu phố cũ, khu hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, khu vực ngoài đến sông Hồng như đã chia ở bên trên.


Hình ảnh Tháp Rùa
Hình ảnh Tháp Rùa

Các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất đai quận Hoàn Kiếm: 

Đất dành cho công nghiệp

  • Tổ chức quy hoạch và di dời các cơ sở sản xuất và xí nghiệp không đủ đảm bảo vệ sinh môi trường và kém hiệu quả trong công cuộc sản xuất để chuyển sang chú trọng xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng khác có ích hơn như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi, thể dục thể thao, mẫu giáo,…
  • Một số cơ sở và công nghiệp nhẹ và không nhiều độc hại sẽ được giữ lại nhưng cần cố gắng cải tạo và thay đổi để phù hợp nhất với các kiến trúc quy hoạch và đảm bảo được các yếu tố về vệ sinh môi trường.

Đất cho ngoại giao đoàn và cơ quan

Các trụ sở làm việc và cơ quan có thẩm quyền được phép giữ nguyên vị trí không cần di chuyển nhưng cần phải chỉnh trang và cải tạo lại sao cho hiệu quả nhất trong quá trình khai thác quỹ đất và thể hiện được đậm đà bản sắc dân tộc. Những công tình nào đã xuống cấp hoặc ít giá trị được phép cải tạo và xây dựng lại theo đúng bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm.

Đất cho các trường đại học và trường chuyên nghiệp

Hiện các trường chuyên nghiệp và đại học trên địa bàn quận vẫn được giữ nguyên và có thể cải tạo theo quy hoạch. Tôn tạo lại các công trình mang nhiều giá trị trong kiến trúc và các công trình không được sử dụng cho mục đích đào tạo và giáo dục.

Đất cho các công trình thể thao

Công trình trung tâm văn hóa quận tại phố Nhà Chung sẽ được cải tạo và xây dựng lại để phù hợp với tính chất sử dụng của công trình. Giải tỏa khu thể dục thể thao Long Biên, thu hồi các phần đất bị lấn chiếm, xây dựng lại thành trung tâm thể dục thể thao của quận. Tôn tạo lại các thư viện, rạp hát, rạp chiếu phim, bảo tàng trong địa bàn quận Hoàn Kiếm.

Đất cho cây xanh và khu công viên

Giữ gìn và tôn tạo thêm cho khu vực tượng đài vua Lê và các công trình liên quan nằm xung quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm. Phát triển thêm nhiều khu cây xanh ở khu vực hành lang để bảo vệ phần đê và giải đất giữa sông Hồng cũng như các tuyến đường dạo chạy dọc dòng sông. 

Trồng nhiều cây xanh ở sâu khu vực Nhà Hát Lớn Hà Nội, trồng dọc theo tuyến đê và dưới hành lang để bảo vệ tuyến đường điện cao thế. Bổ sung thêm nhiều cây xanh ở các tuyến phố thuộc địa bàn quận. Trong các công trình thì khu vực cây xanh cần được chú trọng để bổ sung hoặc cải tạo nếu cần thiết. Phần đất dành riêng cho cây xanh và công viên cần đạt được ở mức 29,91ha.

Đất dành cho nhà trẻ, mẫu giáo và trường học

Tiếp tục theo chủ trương xây dựng các trường học, mẫu giáo và nhà trẻ tại những vị trí mà đã di dời cơ sở sản xuất và xí nghiệp với chỉ tiêu tối thiểu phải đạt được là 6m2 trên 1 học sinh.

Mạng lưới các khu vực y tế

Các công trình về y tế, bệnh viện và các nhà hộ sinh đang ở trong địa bàn quận sẽ được giữ nguyên về vị trí và được phép cải tạo và phát triển thêm các công trình và phòng khám chữa bệnh tư nhân trên cơ sở đảm bảo được vệ sinh môi trường sống xung quanh.

Đất để ở

  • Đất nằm trong khu phố cổ: Đất nằm trong khu này cần phải tiếp tục được bảo tồn và tôn tạo lại nhất là những công trình có kiến trúc mang giá trị quan trọng. Cố gắng giữ gìn được các mẫu kiến trúc cổ của khu phố. Mật độ xây dựng sẽ là từ 65-70% với số lượng tầng được phép xây là từ 2-3 tầng. Trong quá trình xây dựng phải đảm bảo được đúng các quy định của UBND thành phố.
  • Đất quanh khu vực Hoàn Kiếm: Cải tạo và xây dựng các công trình cần phải tuân thủ đúng chỉ tiêu quy hoạch mà UBND đã phê duyệt.
  • Đất trong khu phố cũ: Các phường Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh sẽ cần cải tạo và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về giá trị của kiến trúc để có được các giải pháp cụ thể. Mật độ xây dựng sẽ là 50-60%, số tầng 2-3 tầng. Hạn chế tối đa chiều cao của các công trình xây dựng mới và bố trí tầng cho phù hợp. 
  • Đất ở ngoài đê sông Hồng: Trong địa bàn thuộc phường Phúc Tân và Chương Dương cần giải tỏa các khu nhà xây dựng trái phép và vi phạm ở các khu vực cấm.
  • Các khu nhà ở đã bị xuống cấp cần nhanh chóng cải tạo và xây dựng lại để đảm bảo được sự an toàn cho người dân. Những khu vực bị lấn chiếm sẽ bắt buộc phải giải tỏa và xây dựng lại theo quy hoạch quận Hoàn Kiếm đã được phê duyệt.
  • Các khu còn lại: Các khu còn lại thuộc phố Lý Nam Đế, phường Cửa Nam cần chỉnh theo mật độ xây dựng là 50-60% và từ 2-3 tầng cao.

Một góc nhìn từ trên cao của quận Hoàn Kiếm
Một góc nhìn từ trên cao của quận Hoàn Kiếm

Đất của các công trình di tích văn hóa lịch sử

Tôn tạo và giữ gìn các công trình có giá trị về lịch sử và văn hóa. Thu hồi những khu bị lấn chiếm không đảm bảo được an toàn cho các khu di tích quan trọng. 

Các công trình di tích và tôn giáo quan trọng được phép bảo tồn sẽ cần giữ nguyên vị trí và kiến trúc để đảm bảo được nét đặc thù của công trình. Việc cải tạo hay chỉnh sửa sẽ cần phải được có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

Đất thuộc các khu quốc phòng, an ninh

Nằm trong trung tâm nên trên địa bàn quận Hoàn Kiếm có rất nhiều cá khu nhà của cán bộ và các chiến sĩ quân đội nhất là ở các khu phố Phạm Ngũ Lão và Lý Nam Đế. Những khu này sẽ chuyển sang chịu sự trực thuộc và quản lý của quận và thành phố.

Còn phần còn lại ở các tuyến phố như Phạm Ngũ Lão và Trần Quang Khải thì sẽ chịu sự quản lý của Bộ Quốc Phòng, Bộ chỉ huy quân sự thành phố và Quân khu Thủ đô. Khu đất sẽ được sử dụng theo các quy định của Nhà nước.

Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm

Hoàn Kiếm là một quận trung tâm chính trị và văn hóa quan trọng nên việc biết rõ về bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm là rất cần thiết, sau đây là bản đồ quy hoạch chi tiết quận Hoàn Kiếm.


Hình ảnh bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm chi tiết
Hình ảnh bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm chi tiết

Bài viết trên đây đã gửi đến bạn thông tin quy hoạch, bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, mong rằng qua đó bạn đã có được cho mình thông tin hữu ích hỗ trợ việc đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

Chủ tịch TP. Hà Nội yêu cầu xử lý dứt điểm lô "đất vàng" 94 Lò Đúc

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

16 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

16 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

16 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

16 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

16 giờ trước