meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cần siết lại quy định đấu giá đất

Thứ năm, 17/03/2022-12:03
Tại phiên chất vấn và trả lời của đại biểu Quốc hội, chiều 16/3 Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đề xuất phải siết lại việc đấu giá đất để đảm bảo chặt chẽ, nhất là năng lực nhà đầu tư phải xác định được, nâng mức tiền đặt cọc và chuyển tiền này vào tài khoản do Hội đồng đấu giá quản lý.

Liên quan đến giải pháp thu thuế chuyển nhượng bất động sản, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đã chủ động chỉ đạo cơ quan thuế, phối hợp chính quyền địa phương, bộ ngành để thu đúng với giá chuyển nhượng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Qua rà soát 85.000 bộ hồ sơ chuyển nhượng bất động sản trong nửa đầu tháng 1, số thuế tăng thu được là 222 tỷ đồng. "Chúng tôi đang thanh tra những hồ sơ thuế có nghi vấn về chuyển nhượng mà kê khai thuế", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Về đấu giá đất, ông Hồ Đức Phớc cho rằng, phải siết lại để đảm bảo chặt chẽ, nhất là năng lực nhà đầu tư phải xác định được, nâng mức tiền đặt cọc và chuyển tiền này vào tài khoản do Hội đồng đấu giá quản lý, thời gian nộp tiền trúng đấu giá cũng phải ngắn hơn. Bên cạnh đó phải cam kết thực hiện mục tiêu đấu giá, tránh đấu giá xong để đất hàng năm trời không sử dụng gây lãng phí xã hội.

Đề cập giá đất khởi điểm của đấu giá đất, Bộ trưởng Tài chính cho rằng, cần phải sửa Nghị định 44 của Chính phủ và Thông tư 36 của Bộ TNMT, nếu không giá đất vẫn xác định không chính xác và không nhất quán. “Không sửa thì cán bộ vẫn vi phạm, các đoàn thanh tra vẫn kết luận khác nhau vì lấy giá giả định tính ra giá chính thức là không chính xác”, ông Hồ Đức Phớc lưu ý.

Người đứng đầu ngành tài chính cũng cho biết theo Nghị định 45 giao đất xong nhà đầu tư bán cho người dân lấy tiền nhưng không nộp lại vào ngân sách mà mang đi đầu tư, lỡ rủi ro, thua lỗ thì chúng ta không giải quyết được quyền lợi của hàng trăm, thậm chí hàng vạn hộ dân. Đây là lỗ hồng cần xác định chính xác để bịt lỗ hổng này lại.

Cùng tham gia giải trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long khẳng định, đấu giá tài sản là hoạt động bình thường, phổ biến ở các nước, tuy nhiên từ kinh nghiệm và thực tế trên thế giới có nhiều điểm khác biệt so với ở nước ta.

Theo ông Long việc đấu giá tài sản là câu chuyện giao dịch, mua bán rất bình thường trong nền kinh tế thị trường. Nhiều nước có truyền thống bán đấu giá từ hàng trăm năm. Việt Nam thì có quy định đấu giá từ năm 1996, khi Chính phủ ban hành Nghị định về quy chế đấu giá tài sản.

Quy định Việt Nam có một số khác biệt. Chỉ Việt Nam và Trung Quốc có luật về đấu giá tài sản, còn các nước khác theo luật dân sự chứ không có quy định riêng. Tài sản cả nước đấu giá chủ yếu là tư nhân. Còn ở Việt Nam tài sản tư nhân đấu giá ít. Giá khởi điểm do các bên thỏa thuận.

Về tiền đặt trước khi tham gia đấu giá, sau chuyển thành tiền đặt cọc, Bộ trưởng Tư pháp cho hay, trung bình các nước từ 5 - 25%. Việc chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá thành cũng không nước nào có quy định cụ thể, bởi nguyên tắc đấu giá là dân sự và “thu được càng nhiều tiền càng tốt”.

Ông Long dẫn chứng, một cặp dưa lưới ở Nhật có thể được đấu giá lên đến 1 tỷ đồng. Một bức tranh có thể được đấu giá hàng triệu USD.

Tuy nhiên theo Bộ trưởng, quy định về đấu giá tại Việt Nam hiện quy định bởi nhiều luật, liên quan đến nhiều cơ quan. Luật Đấu giá quy định trình tự, thủ tục. Nhưng liên quan đến tài sản nào lại liên quan luật chuyên ngành đó.

Về chế tài áp dụng trong trường hợp có vi phạm pháp luật về đấu giá, Bộ trưởng Tư pháp cho biết, có dân sự, hành chính và hình sự. Dân sự quy định không mua thì mất cọc; trong lĩnh vực hành chính- tư pháp có nghị định 82 xử phạt.

“Về hình sự, những vụ việc vừa xảy ra, tôi không dám kết luận đúng hay không đúng, có cơ sở hay không có cơ sở, nhưng có thể áp dụng điều 218 (tội vi phạm các quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản), điều 196 (tội đầu cơ).


Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long.

Với trường hợp đấu giá ở Thủ Thiêm là bị mất cọc. Nếu phân tích bình thường thì theo cơ chế thị trường, nhưng khi phát hiện được các dấu hiệu bất bình thường, nếu chứng minh được thì xử lý vì khung pháp luật hiện hành tương đối đầy đủ.

"Qua vụ việc vừa rồi cần giải pháp trước mắt là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40 về công tác đấu giá tài sản và 2 công điện của Thủ tướng giao nhiệm vụ sau khi vụ việc xảy ra. Trình tự thủ tục cũng cần rà soát để hoàn thiện hơn”, ông Lê Thành Long nhấn mạnh.

Theo ông, một số vấn đề về trình tự, thủ tục cần quy định chặt chẽ hơn trong Luật Đấu giá tài sản và rà soát lại các khung liên quan đến tiền đặt cọc, các khoản tiền thu có liên quan trong quy định của pháp luật về đất đai. 


Với trường hợp đấu giá ở Thủ Thiêm là bị mất cọc. Nếu phân tích bình thường thì theo cơ chế thị trường, nhưng khi phát hiện được các dấu hiệu bất bình thường, nếu chứng minh được thì xử lý vì khung pháp luật hiện hành tương đối đầy đủ.
Với trường hợp đấu giá ở Thủ Thiêm là bị mất cọc. Nếu phân tích bình thường thì theo cơ chế thị trường, nhưng khi phát hiện được các dấu hiệu bất bình thường, nếu chứng minh được thì xử lý vì khung pháp luật hiện hành tương đối đầy đủ.

Về chế tài áp dụng đối với các vi phạm, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết có dân sự, hành chính và hình sự. Dân sự không mua thì mất cọc, hành chính có phạt, hình sự có thể nghiên cứu về nâng giá có dụng ý hoặc đầu cơ.

Phát biểu tại phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, để khắc phục những hạn chế hiện nay, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, phải hoàn thiện chính sách điều tiết nguồn thu từ đất, quy định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp tỉnh, công khai thông tin quy hoạch sử dụng đất, tăng cường kỷ luật kỷ cương trong quản lý Nhà nước về đất đai.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, giám sát xử lý nghiêm tình trạng lãng phí đất đai, được giao cho thuê nhưng chậm sử dụng, hành vi làm ô nhiễm đất, hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai... Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng phải rà soát, nghiên cứu sửa đổi Luật Đấu giá tài sản và văn bản pháp luật liên quan, trong đó có quy định về đấu giá đất, không để lợi dụng đấu giá để trục lợi, quy định chặt chẽ điều kiện tham gia đấu giá, việc xác định giá khởi điểm, thời điểm nộp tiền trúng đấu giá, xử lý khi đấu giá có dấu hiệu bất thường.

"Sửa đổi, bổ sung quy định có liên quan phù hợp pháp luật về đất đai để bảo đảm thống nhất quan hệ về đất đai, tài sản gắn liền với đất, quy định về hợp đồng, đặt cọc khi mua bán chuyển nhượng, hứa mua hứa bán. Cần tăng cường thanh kiểm tra kiểm tra xử nghiêm vi phạm, không hình sự hóa các quan hệ dân sự và quan hệ hành chính", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Sẽ bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường

Mua bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng: “Dù chưa hoàn hảo, cũng phải làm”

TP. Hồ Chí Minh siết cao ốc, liệu có “cứu vãn” được giao thông?

Những vướng mắc trong gói hỗ trợ người lao động thuê nhà

Giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án bố trí ổn định cư dân vùng đặc biệt khó khăn

Cần làm gì để giá đất sát với giá thị trường?

Tháo gỡ nút thắt chính sách thuế trong lĩnh vực bất động sản

Lý do khiến nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e ngại với thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

Tin mới cập nhật

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

36 phút trước

Khu du lịch là gì? Điều kiện xét thành khu du lịch các cấp

9 giờ trước

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

2 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

2 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

2 ngày trước