sapo-1705288045.jpg
 
sub-1-1705288089.jpg
 

Theo báo cáo mới đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), trong năm 2021, cả nước có khoảng hơn 3000 căn nhà ở xã hội hoàn thành xây dựng và 2.127 căn đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai. Đến năm 2022, con số này đã tăng lên lần lượt là 6.169 căn hoàn thành xây dựng và 8.245 căn đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Đồng thời, theo số liệu của Bộ Xây dựng, trong giai đoạn 2021-2022 khi các bộ ban ngành đã vào cuộc, cả nước mỗi năm chỉ có 9 dự án mới được cấp phép, cung cấp ra thị trường 6.000 căn hộ. Nhưng chỉ trong quý III/2023 đã có tới 12 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, cung cấp ra thị trường 12.679 căn hộ. 
Như vậy, trong giai đoạn 2021-2025, cả nước đã hoàn thành 46 dự án nhà ở xã hội với quy mô 20.210 căn dành cho những người dân có thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp. Tuy nhiên, con số này chỉ bằng 4,7% kế hoạch đã đề ra.

a1-1705290806.jpg
 

Cùng chung nhận định, bà Trang Bùi - Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, theo đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”, năm 2023, thị trường Hà Nội sẽ chào đón 6117 căn nhà ở xã hội tại 11 dự án. Còn TP Hồ Chí Minh cũng dự kiến xây dựng thêm 3.800 căn tại 6 dự án,
Tuy nhiên, nếu tính đến quý I/2023, Việt Nam mới chỉ  hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội tại các đô thị lớn và dự án nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp, với quy mô gần 156.000 căn. Trong đó có khoảng 401 dự án chuẩn bị được xây dựng, với tổng quy mô khoảng 454.000 căn. Cho nên, với số lượng nguồn cung nhà ở xã hội này, trên thực tế vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ so với nhu cầu.

a2-1705290933.jpg
 
quote-1-1705487491.jpg
 

Phân tích rõ hơn về mức độ thiếu hụt nguồn cung này, bà Trang cho biết, một khảo sát của Bộ Xây dựng cho thấy, nhu cầu về nhà ở xã hội cho công nhân thu nhập thấp trong giai đoạn 2021 – 2030 tại các khu công nghiệp là khoảng 2,4 triệu căn. Cụ thể, nếu tính hết cả nguồn cung hiện hữu và nguồn cung hình thành tương lai thì thị trường vẫn còn thiếu hơn 1 triệu căn, tương đương 51% tổng nhu cầu.
“Nỗ lực của chính phủ trong việc phát triển nhà ở giá rẻ rất đáng khen ngợi, tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ để tạo động lực phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho tất cả mọi người trong thập kỷ tới”, bà Trang cho biết.

sub-2-1705288089.jpg
 

Vừa qua, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được Quốc hội chính thức thông qua. Theo đó, tại Điều 80 của bộ luật này, Quốc hội khoá XV đã cho phép Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam làm cơ quan chủ quan của các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội cho thuê.
Quy định này mở ra nhiều kỳ vọng trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, góp phần hoàn thành đề án xây dựng được 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đến năm 2030 của Chính phủ trong thời gian tới. Theo PGS.TS.KTS Nguyễn Vũ Phương - Phó Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, việc giao cho Tổng liên đoàn lao động Việt Nam làm cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội là một tín hiệu đáng mừng. Việc làm này sẽ chuyên nghiệp hoá các vấn đề phúc lợi xã hội ở Việt Nam.
Ở tất cả các nước tiến tiến trên thế giới, việc phát triển nhà ở xã hội đều có các tổ chức, uỷ ban đứng ra chuyên đảm nhận vấn đề này trong một giai đoạn cụ thể. Đơn cử như  Singapore, đã thiết lập một cơ quan nhà nước duy nhất phụ trách việc nghiên cứu, phát triển, phân phối, bảo trì nhà ở xã hội là Ủy ban Phát triển nhà ở xã hội, gọi là nhà HDB. Cùng với đó, HDB cũng chính là cơ quan duy nhất của nước này đứng ra cho người dân vay tiền với lãi suất ưu đãi để mua nhà trả góp.

a3-1705458028.jpg
 

Hay tại Hàn Quốc, Chính phủ nước này đã thành lập Tập đoàn Nhà ở quốc gia Hàn Quốc và Tổng công ty Phát triển đất đai Hàn Quốc phụ trách việc phát triển đất đai và cung cấp các sản phẩm nhà ở quy mô lớn. Sau đó, Chính phủ Hàn Quốc đã sáp nhập 2 đơn vị này thành Tổng công ty Nhà ở và đất đai, tập trung vào phát triển nhà ở giá rẻ dành cho người dân có thu nhập thấp.
“Chính vì vậy, có thể nói, việc giao cho Tổng liên đoàn lao động Việt Nam làm cơ quan chủ quan là một tín hiệu đáng mừng cho mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội mà Chính phủ đã đặt ra. Tuy nhiên, trong thời gian tới, phải có các Nghị định để hướng dẫn để thực hiện tốt hơn”, PGS.TS.KTS Nguyễn Vũ Phương nói.
Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã tung ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, để dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ đã yêu cầu Ủy ban nhân dân các địa phương phải xác định diện tích đất dành cho phát triển nhà ở xã hội  khi lập, phê duyệt quy hoạch các vùng đô thị, nông thôn, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp... ; coi phát triển nhà ở xã hội là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương.

a4-1705486788.jpg
 
quote-2-1705487924.jpg
 

Về nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng từ bốn ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu vốn Nhà nước, với mức lãi suất thấp hơn từ 1,5-2% so với lãi vay bình quân tại các ngân hàng.
Bên cạnh đó là những chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các dự án nhà ở xã hội như: giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất được miễn phí khi bán nhà ở xã hội.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, những chính sách hỗ trợ từ phía Chính phủ, đặc biệt là việc thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi) mới đây sẽ “gỡ khó” cho người mua nhà và chủ đầu tư phát triển dự án nhà ở xã hội. Đồng thời, điều này sẽ tạo sức hấp dẫn, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển các dự án nhà ở xã hội, cũng như người thu nhập thấp có khả năng tiếp cận loại hình nhà ở này.

sub-3-1705288089.jpg
 

 Tính đến thời điểm hiện tại đã quá nửa thời gian thực hiện mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, tổng số căn nhà ở xã hội trên thực tế còn chưa đạt 5% kế hoạch đề ra. Thực trạng này đòi hỏi một giải pháp mới, mang tính đột phá hơn trước để xoay chuyển tình thế.
Theo TS Phạm Văn Bộ- Phó Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị thuộc Bộ Xây Dựng, để đạt đến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội cần triển khai thêm gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cấp cho ngân hàng thương mại theo hình thức tái cấp vốn. Trong đó, chủ đầu tư được vay 50% gói tín dụng này, còn lại là để người mua được vay ưu đãi.

gia-nha-vietnamnet-3-1177-upscayl-4x-realesrgan-x4plus-1705488128.png
 

Để tạo lập nguồn vốn bền vững để phát triển nhà ở xã hội cần phải thực hiện các bước để lập ra các quỹ như ngân sách nhà nước, vốn tín dụng trong nước, nguồn tiền thu từ quỹ đất cho nhà ở xã hội, từ cá nhân và các doanh nghiệp, nguồn vốn ODA, nguồn vốn góp từ các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, nguồn vốn từ các tổ chức quốc tế, chính quyền địa phương, nguồn vốn phát triển trái phiếu chính phủ,...
Về vấn đề quỹ đất, vị Phó giám đốc Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và Đô thị, trước đây, trong các dự án phát triển đô thị, doanh nghiệp chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để xây nhà ở xã hội. Tuy nhiên, quy định này lại khó có khả thi trong thực tế, đồng thời không thể huy động mọi nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội.
Vì vậy, để giải quyết vấn đề này cần giao cho Uỷ ban nhân dân các địa phương phụ trách, cần tận dụng đủ các quỹ đất theo chương trình kế hoạch phát triển nhà ở, các quỹ đất ở các khu vực độc lập, cũng như các dự án nhà ở thương mại nếu phù hợp với điều kiện, quy hoạch. Đồng thời, quỹ nhà ở cần được đóng góp từ tiền lương trích hàng tháng của người lao động sẽ phù hợp cho các đối tượng có nhu cầu mua nhà ở xã hội. Từ đó, Nhà nước sẽ có cơ sở để đánh giá nhu cầu và lấy tiền từ quỹ này để phát triển dự án nhà ở xã hội.

a5-1705488545.jpg
 

Còn theo bà Trang Bùi, nhu cầu về nhà ở xã hội là rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản nói riêng, cũng như tăng trưởng kinh tế nói chung. Cho nên các chủ đầu tư đang có dự định tham gia vào lĩnh vực này cần cân bằng giữa giá bán, chất lượng công trình, cũng như các yếu tố bền vững. Bên cạnh đó, các nhà phát triển dự án nhà ở cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bắt đầu dự án.
“Những nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy nhà ở giá rẻ rất đáng khen ngợi. Tuy nhiên, để nhanh chóng tiến đến mục tiêu đã đề ra cần có thêm quỹ đất, kết nối cơ sở hạ tầng, chính sách, cùng cơ cấu tài chính tốt hơn. Những điều này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhà ở xã hội cho tất cả mọi người trong thập kỷ tới”, bà Trang nhấn mạnh.

tac-gia-1705288089.jpg
 
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

4.000 căn nhà ở xã hội sắp “đổ bộ” thị trường: Giá nhà Hà Nội sẽ hạ nhiệt vào cuối năm 2025?

Đề xuất phá sản doanh nghiệp yếu kém: Nguy cơ lớn với các “chúa chổm” bất động sản

Hà Nội: Chung cư chưa có sổ giá cao nhưng không còn hấp dẫn như trước

Năm 2025 Hà Nội khởi công xây dựng tuyến đường sắt đô thị có vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng

Thưởng Tết của doanh nghiệp bất động sản: Có sự phân hóa rõ rệt

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

15 giờ trước

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

15 giờ trước

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

15 giờ trước

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

15 giờ trước

Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Trung Quốc bất ngờ được loại khỏi “danh sách đen” của Mỹ

15 giờ trước