meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cách quản lý chi tiêu để không bao giờ "nhẵn túi" của cặp vợ chồng 8X làm sale BĐS: Thu nhập 30 triệu đồng/tháng, năm 2022 mua được 2 mảnh đất

Thứ sáu, 03/02/2023-08:02
Không hề có một thước đo hay công thức chung nào trong việc quản lý tài chính. Tùy vào thu nhập, hoàn cảnh cũng như quan niệm mục tiêu của mỗi người sẽ có một cách quản lý tài chính khác nhau.

Theo Thể thao và Văn hóa, ai cũng mong muốn lập cho bản thân một kế hoạch tài chính thật khoa học để có thể dễ dàng đạt được những mục đích đã đề ra. Tuy nhiên, không có một thước đo hay công thức chung vào trong việc quản lý tài chính. Tùy vào thu nhập, hoàn cảnh cũng như quan niệm mà mỗi người sẽ có một cách quản lý tài chính khác nhau. Và cách quản lý tài chính của cặp vợ chồng 8X dưới đây là một ví dụ.

Thu nhập và chi tiêu đều phải linh hoạt

Chị Trần Khánh Linh, sinh năm 1985, hiện đang sống cùng chồng và con gái tại Hà Nội. Cả hai vợ chồng chị Linh đều làm việc trong ngành bất động sản. Chồng chị làm việc tại Mộc Châu, mỗi tháng chỉ về với gia đình 2-3 lần nên mọi việc trong nhà hầu như đều do một tay chị Linh quán xuyến.

Chị Linh chia sẻ, do làm trong ngành bất động sản nên lương của chị không được ổn định, trung bình khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng. Lương của chồng chị cũng vậy. Bên cạnh đó, cả hai vợ chồng đều có những dự án đầu tư nên dòng tiền luôn luân chuyển. Mỗi tháng chồng chị Linh gửi về khoảng 10-15 triệu đồng để chị tự lên kế hoạch chi tiêu cũng như chăm lo cho các con, phần còn thừa dùng để đầu tư.

Là người phụ nữ của gia đình nên chị Linh luôn chủ động học tập các mô hình quản lý tài chính. Chị cho biết, kể từ khi lập gia đình, chị đặc biệt chú trọng đến việc quản lý tài chính. Chị cũng từng thử cách quản lý tài chính 6 lọ, nhưng sau khi nhận ra thu nhập của gia đình không ổn định nên việc áp dụng phương pháp này thực sự không phù hợp với gia đình chị.


Chi tiêu của gia đình chị Linh
Chi tiêu của gia đình chị Linh

Những năm gần đây, chị Khánh Linh chọn cách chia thu nhập ra 2 khoản chính bao gồm: chi phí cố định và chi phí phát sinh. Chi phí cho mỗi tháng không giống nhau nhưng chị luôn căn được khoảng chi tiêu của gia đình mình để có thể chủ động trong vấn đề tiền nong.

Mỗi tháng, chi phí cho gia đình của chị sẽ dao động từ 20 - 30 triệu đồng. Đầu tháng chị đều ước lượng trước xem trong tháng mình cần chi tiêu những khoản gì, khi tiền lương về tài khoản chị sẽ viết ra kế hoạch trước bao gồm: thanh toán tất cả những khoản thiết yếu như tiền học cho con, tiền điện nước, tiền đầu tư bảo hiểm, đóng tiền lãi... Số tiền còn lại sau đó chỉ còn tiền đi chợ và chút ít tiền dự phòng.

Hai con gái của chị Khánh Linh đều học trường công, chi phí ăn bán trú khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng. Chị Linh chi thêm khoảng 2,5 triệu đồng cho các con học thêm mỗi tháng. Bên cạnh đó, gia đình chị còn tham gia đầu tư bảo hiểm, mỗi tháng dao động từ 4-6 triệu đồng. 

Chị Linh cho biết, chị mua những gói bảo hiểm đầu tư nên đóng phí linh hoạt. Thậm chí có những gói có thể không đóng phí trong 1-2 năm nhưng vẫn được đảm bảo quyền lợi. Do đó, chị tận dụng điều này để tối ưu hóa dòng tiền đóng bảo hiểm. Chị thường dùng thẻ tín dụng để chi trả cho khoản này.

Bên cạnh những khoản chi tiêu cố định như trên, chị Linh còn luôn dành ra mỗi tháng 2 triệu đồng cho những khoản phát sinh như: Ma chay, cưới hỏi, ốm đau, mua đồ điện tử bị hỏng... Đây là những khoản phát sinh "bất khả kháng nên cần chuẩn bị trước để tránh gặp phải tình huống khó xoay sở.

Lên kế hoạch chi tiêu không có nghĩa "thắt lưng buộc bụng"

Đối với chị Khánh Linh, việc lên kế hoạch chi tiêu không đồng nghĩa sẽ phải "thắt lưng buộc bụng" mà là để các thành viên có thể hưởng thụ cuộc sống cũng như theo đuổi đam mê của bản thân.

Chị Linh cho biết, mỗi năm gia đình chị đều cố gắng đi chơi ít nhất một chuyến. Chi phí của khoản du lịch này đến từ khoản tiết kiệm mỗi tháng hoặc từ tiền thưởng của cả 2 vợ chồng. Việc du lịch cũng không cố định. Tháng nào doanh số của hai vợ chồng tốt thì sẽ đưa gia đình đi du lịch nhiều hơn.

Ngoài ra, chị Khánh Linh luôn có riêng một khoản nhỏ để phát triển bản thân, chẳng hạn như đăng ký khóa học và đầu tư những mảng mà bản thân yêu thích. Đồng thời, chị cũng luôn dành một khoản đầu tư lớn cho việc chăm sóc và giáo dục con. Ba mẹ con chị Linh thường xuyên tham gia hội sách, cùng con đi các triển lãm tranh. Bà mẹ trẻ cũng không ngại chi tiền cho hai con tham gia các lớp học kỹ năng mềm, thể thao hoặc nghệ thuật để con có điều kiện phát triển bản thân toàn diện.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đáng chú ý, nhờ chi tiêu có kế hoạch nên dù thu nhập không ổn định nhưng gia đình chị Linh vẫn luôn dành ra được một khoản vốn để hai vợ chồng thực hiện những kế hoạch riêng. Chị Khánh Linh tiết lộ, năm vừa rồi gia đình chị mua được 2 mảnh đất, trong đó có một mảnh là mua chung với chồng và bạn bè dựa trên số tiền dành dụm hơn chục năm qua, cộng với kinh doanh buôn bán thêm và mạnh dạn vay mượn ngân hàng.

Hiện tại, gia đình chị Linh còn nợ ngân hàng số tiền khoảng 200 triệu đồng, tiền lãi mỗi tháng là 2 triệu. Vì vậy, mục tiêu của chị trong năm 2023 là sẽ trả hết số nợ này và nếu thuận lợi có thể sẽ mua đầu tư thêm bất động sản.

Chi 20 triệu cho Tết để trọn an vui

Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, gia đình chị Khánh Linh thường chi khoảng 20 triệu đồng. Dịp Tết vừa qua dự định của chị cũng không có quá nhiều thay đổi. Hai vợ chồng chị vẫn chi tiêu như mọi năm, dao động trong khoảng 20 triệu đồng.

Trong đó, tiền biết 2 bên bố mẹ là 6 triệu đồng. Tiền lì xì hai bên bố mẹ, các cháu họ hàng khoảng tầm 6-7 triệu đồng. Tiền mua đồ Tết bên ngoại khoảng 2-3 triệu đồng. Mua đồ về quê khoảng 3 triệu đồng. Do ở quê ông bà đã chuẩn bị sẵn bánh chưng, nem, gà, giò rồi, nên chị thường chỉ mua hoa và một vài món ăn lạ miệng mà ở quê ít có để bữa ăn đa dạng.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mỗi dịp Tết đến, chị Khánh Linh đặc biệt quan tâm đến việc dành thời gian cho gia đình. Nên thay vì đi du lịch đó đây, hai vợ chồng chị và các con thường về thăm gia đình hai bên nội ngoại bởi trong năm cả hai điều rất bận, khó có thể sắp xếp được thời gian.

Trong năm 2023, chị Khánh Linh cùng chồng đã lên kế hoạch sẽ trả hết khoản nợ vay ngân hàng, đồng thời tập trung vào đầu tư bất động sản bởi đây là chuyên môn của cả 2 vợ chồng chị. Ngoài ra, với nhiều năm kinh nghiệm, chị cũng mong mức thu nhập sẽ ổn định hơn để hai vợ chồng có nhiều thời gian bên nhau hơn.

Việc sở hữu một nơi an cư lâu dài luôn là nhu cầu và ước muốn của đa số mọi người. Chỉ một số ít là có quan điểm sống "ưu tiên hưởng thụ cuộc sống hơn tạo dựng một nơi an cư bền vững". Không có sự đúng sai giữa 2 quan điểm này, tất cả đều là sự lựa chọn: Bạn có thể chọn hưởng thụ cuộc sống thoải mái khi người khác tập trung vào việc an cư. Và khi người  khác đã an cư thì bạn vẫn ở thuê và chê trách "giá nhà sao cao quá".

Do đó, không phải đa số mọi người chọn thuê nhà để an cư mà do khả năng tài chính của họ chưa đủ, hoặc chưa tính được kế hoạch tài chính đủ bài bản để tự tin thực hiện. Hay cũng có thể họ đã sở hữu nhà, nhưng tài chính chưa đủ để mua một nơi đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, nên cho thuê nhà của mình rồi bản thân đi thuê lại nhà ở nơi đáp ứng nhu cầu sống. Hoặc cũng có thể họ đã thực hiện kế hoạch mua nhà và đang chờ chủ đầu tư bàn giao.

Giá nhà trong thời gian qua tăng rất nhanh, việc sở hữu nhà ngày càng xa rời tầm tay người có nhu cầu an cư. Do đó, để gia tăng cơ hội sở hữu nhà, chúng ta cần chủ động hơn trong việc lập kế hoạch tài chính từ sớm cho việc mua nhà, đồng thời nỗ lực tăng thêm thu nhập, hạn chế chi tiêu tiêu sản. Điều quan trọng nhất là thay vì chờ "đủ tiền mới mua nhà" thì hãy "chốt giá hiện tại, trả góp tương lai".

Với câu hỏi nếu chỉ tích lũy 30-50% giá trị nhà thì có nên mua nhà trả góp không? Điều này còn phụ thuộc vào 2 yếu tố đó gồm: "thu nhập đều" hàng tháng - khoản thu nhập ít bị thay đổi biến động và thứ hai là tiền bỏ heo hàng tháng - số tiền còn lại sau khi trừ chi phí sinh hoạt.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

14 giờ trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

1 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

1 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

1 ngày trước

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

1 ngày trước