Các chuyên gia kinh tế nhận định: Cần có chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng minh bạch, bình đẳng, thuận lợi và dễ tiếp cận
BÀI LIÊN QUAN
Kinh tế trưởng VinaCapital: USD tiếp tục chảy vào Việt Nam, không cần quá lo ngại về dự trữ ngoại hốiDấu hiệu tích cực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu bất ổnTriển khai nhiều giải pháp hợp lý, kinh tế Hà Nội hồi phục và tăng trưởng mạnhDoanh nghiệp “vắng bóng” ở các công xưởng
Mới đây, đại gia công nghệ hàng đầu của Mỹ đang tiến hành dịch chuyển chuỗi cung ứng của mình sang thị trường Việt Nam và Ấn Độ. Đến hiện tại, Việt Nam xếp thứ 6 về số lượng công ty đối tác của Apple. Trong thời gian tới, thứ hạng của Việt Nam được dự đoán sẽ còn tăng. Đây cũng sẽ là cơ hội lớn, mặc dù vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam được dự báo vẫn đang khó nhập cuộc.
Hiện tại, Việt Nam cũng là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp điện tử với hàng chục tỷ USD. Có nhiều hãng điện tử hàng đầu trên thế giới đã tiến hành rót vốn vào thị trường Việt Nam như Samsung, LG, Panasonic, Intel, Canon, Foxconn,...
Số liệu của Bộ Công Thương trong năm 2021 cho thấy, ngành điện tử có kim ngạch xuất khẩu hơn 100 tỷ USD, trong đó có mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt 57,5 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2020 tăng 12,4% còn máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện điện tử ghi nhận 51 tỷ USD, so với cùng kỳ năm 2020 tăng tương ứng 14,4%. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 trên thế giới và thứ 3 trong khối ASEAN. Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành này cao nhất trên thế giới. Đến hiện tại, các sản phẩm điện tử và linh kiện đã trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Việt Nam có thể vượt qua các "cú sốc" kinh tế bên ngoài nhờ sở hữu nội lực mạnh mẽ
Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế dựa vào thị trường nội địa cùng với việc duy trì nền kinh tế vĩ mô ổn định cũng đã giúp cho Việt Nam trở thành “vùng an toàn”.TS. Trần Đình Thiên: Nền kinh tế thay đổi biến Việt Nam thành đất nước an toàn, đáng tin cậy!
Có thể thấy, những chỉ dấu tích cực hay những “thế - lực - đà) cũng đã tạo được trong thời gian qua chính là động lực để có thể thúc đẩy kinh tế Việt Nam thích ứng cũng như vượt qua được khó khăn.Mặc dù vậy thì tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện nay là rất thấp và chỉ đạt mức khoảng 10% với các linh kiện giản đơn dễ làm. Có thể thấy, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia vẫn còn mờ nhạt.
Đến hiện tại, Samsung Việt Nam có hơn 10 nhà cung cấp thuần Việt trong khi đó có hàng trăm linh kiện cần nội địa hóa. Còn Canon Việt Nam cũng có hơn 147 nhà cung cấp ở Việt Nam nhưng trong số này chỉ có hơn 20 nhà cung cấp thuần Việt.
Cũng có thể nói, Việt Nam đang trở thành một trong những công xưởng lớn của thế giới về điện tử nhưng với sự tham gia của các công ty Việt vào công xưởng này vẫn còn rất hạn chế.
Ông Nguyễn Đình Cung - Chuyên gia kinh tế cho biết, kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử ngày càng lớn. Tuy nhiên trên thực tế thì kết quả này lại không đóng góp nhiều cho kinh tế của đất nước. Bởi vì sự lan tỏa của sản phẩm cuối cùng không chỉ với giá trị xuất khẩu và giá trị tăng thêm của nước đó mà còn của các nước khác nữa. Còn quốc gia nào sử dụng nhiều đầu tư vào nước khác trong quá trình sản xuất thì sẽ kích thích sản lượng cho các nước khác từ đó kích thích quá trình thu nhập cho các nước khác.
Tổng Giám đốc Công ty An Trung Industries - ông Mẫn Chí Trung cho biết: "Hiện nay sản xuất công nghiệp đang phát triển nền ôn nghiệp hỗ trợ cũng phát triển theo. Và với dân số của Việt Nam gần 100 triệu người nên nhu cầu sử dụng đồ điện tử, ô tô, xe máy là rất lớn nên đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện đối với ngành điện tử, ô tô, xe máy".
Và dù cơ hội là rất lớn nhưng thách thức cũng không hề nhỏ. Theo lời ông Trung, chi phí đầu tư ban đầu khá tốn kém so với các lĩnh vực khác bởi vì máy móc đòi hỏi rất hiện đại và có độ chính xác cao. Nhà xưởng cũng cần phải đạt tiêu chuẩn cao nhất. Cũng theo đó thì nguồn nhân lực cũng cần tuyển chọn kỹ lưỡng đồng hời phải bỏ ra chi phí lớn để có thể đào tạo cho chuyên nghiệp.
Mặc dù vậy thì bên cạnh được miễn, giảm tiền thuê mặt bằng thời gian đầu như mọi doanh nghiệp khác đầu tư vào khu công nghiệp, công ty ông cũng không nhận được bất kể sự hỗ trợ nào khác. Doanh nghiệp cũng rất cần là vốn và công nghệ thì cả hai đều không được hỗ trợ.
Ông Trung cũng cho rằng các công ty công nghiệp hỗ trợ của Trung Quốc được tạo điều kiện rất tốt về nhà xưởng, đất đai và nguồn vốn cũng như thuế. Nhà nước cũng còn kết nối doanh nghiệp với chuyên gia, đơn vị nghiên cứu nước ngoài và hỗ trợ thu hút người tài, liên kết với nhau,... Còn tại thị trường Việt Nam thì hầu hết các doanh nghiệp phải độc lập tác chiến.
Công nghiệp hỗ trợ cũng cần được hỗ trợ
Có thể thấy hiện nay nhiều tập đoàn của nước ngoài đang tiến hành rót vốn vào sản xuất chip ở thị trường Việt Nam. Như thế, đầu tư sản xuất linh kiện ở Việt Nam được coi là bước tiến chưa từng có trong việc thu hút FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao. Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng Việt Nam có thể nắm bắt các cơ hội để có thể học hỏi làm chủ các công nghệ sản xuất chip. Nếu như bỏ qua thì chúng ta sẽ lỡ nhịp tham gia vào một cuộc cách mạng 4.0. Vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đón bắt được cơ hội này không?
Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - ông ông Bùi Trung Nghĩa cho biết, để có thể nắm bắt cơ hội trong bối cảnh xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang diễn ra, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cũng cần phải chủ động tìm kiếm các giải pháp tăng cường trong việc kết nối, tập trung đầu tư để có thể từng bước chuyển đổi quy trình sản xuất, nâng cấp máy móc, thiết bị; đào tạo nguồn nhân lực để có thể đẩy nhanh thay đổi quy trình công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại và cải thiện năng suất lao động. Chính phủ cũng cần có chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng minh bạch, bình đẳng và thuận lợi cũng như tiếp cận dễ nhất để có thể khuyến khích các doanh nghiệp trong việc đầu tư.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội - ông Nguyễn Hoàng cho biết: “Mong muốn, chính sách thí điểm về công nghiệp hỗ trợ sớm ra đời, để hỗ trợ ngay cho các doanh nghiệp về vốn, lao động, hạ tầng nhà xưởng,... cũng như kết nối đầu ra với các tập đoàn đa quốc gia đang có mặt tại Việt Nam”.
Trong khi đó thì Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - ông Phạm Tuấn Anh thông tin, năm 2020 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp nhằm thúc đẩy cũng như phát triển công nghiệp hỗ trợ đã có nhiều điểm nhấn, trong đó có hỗ trợ tín dụng.
Cũng theo đó, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và các sản phẩm cơ khí trọng điểm sẽ được hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất, mỗi năm tối đa là 5%.
Ông Tuấn Anh nói rằng, đây chính là giải pháp rất cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp. Các công ty FDI vào Việt Nam đều được sự hỗ trợ rất lớn từ các tập đoàn mẹ hay là các tổ chức tài chính của nước sở tại, lãi suất vẫn rất thấp. Trong khi đó thì lãi suất ở trong nước của chúng ta là rất cao. Và với sự chênh lệch đó, chúng ta đã thua từ khi sử dụng vốn để có thể đầu tư dự án rồi - tức là thua ngay từ bước đầu tiên. Ông nhấn mạnh: “Do vậy, khi chính sách này được ban hành và đi vào cuộc sống sẽ hỗ trợ rất lớn, rất nhiều cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam".