Việt Nam có thể vượt qua các "cú sốc" kinh tế bên ngoài nhờ sở hữu nội lực mạnh mẽ
BÀI LIÊN QUAN
Nguy cơ Mỹ rơi vào suy thoái càng lớn khi nền kinh tế càng mạnhKinh tế phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng GDP Việt Nam tích cực đến đâu?Truyền thông Bỉ nhận định Việt Nam là “điểm sáng kinh tế” của khu vựcViệt Nam có dư địa tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế
Theo đó, dự trữ ngoại tệ lớn, xuất siêu cao và thu ngân sách tăng mạnh cũng đang giúp cho áp lực bội chi và vay nợ của Chính Phủ có chiều hướng giảm nhanh. Cơ cấu nợ công đang chuyển từ vay nợ nước ngoài sang vay nợ trong nước cũng đã hạn chế được rủi ro của nền kinh tế trước những biến động tiền tệ và tỷ giá ở trên thế giới. Những điều này cộng với đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế cao, nguồn lực của đất nước cũng đã hạn chế được rủi ro cho nền kinh tế trước những biến động tiền tệ và tỷ giá trên thế giới. Có thể thấy, những điều này cộng với đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế cao, nguồn lực của đất nước cũng ngày càng được củng cố đã giúp cho khoản nợ công được hoàn toàn kiểm soát theo mục tiêu mà Quốc hội đề ra cũng như đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Vượt qua được những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 thì thu ngân sách của Nhà nước trong năm 2021 vẫn tăng 3,7% so với năm 2020 và tăng cao hơn so với tăng trưởng kinh tế. Còn trong thời gian 9 tháng qua, tổng thu ngân sách Nhà nước cũng đã vượt dự kiến khi gần đạt kế hoạch của cả năm và thu cũng đang vượt chi gần 300.000 tỷ đồng, so với nhiều năm trở lại đây thì là mức cao nhất.
Việc duy trì nền kinh tế vĩ mô ổn định sẽ khiến Việt Nam trở thành “vùng an toàn kinh tế”
Việc tăng trưởng kinh tế dựa vào thị trường nội địa cùng với việc duy trì nền kinh tế vĩ mô ổn định cũng sẽ khiến cho Việt Nam trở thành “vùng an toàn” trong số các nền kinh tế thị trường mới nổi.CEO WiGroup: Lãi suất tăng từ 1-1,5% sẽ tác động không nhiều đến tăng trưởng kinh tế
Phía chuyên gia cho rằng, dù lãi suất có tăng cũng chỉ tăng trong khoảng từ 1 đến 1,5% và tác động đến tăng trưởng kinh tế là không nhiều. Đối với vấn đề suy giảm tài sản tài chính, áp lực từ việc tăng lãi suất lên tài chính cũng đã được phản ánh rõ nét và không còn quá nhiều trong thời gian tới.Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á tại Việt Nam - ông Andrew Jeffres cho biết: “Thu và chi ngân sách vượt kế hoạch, bội chi ngân sách cũng nằm trong tầm kiểm soát. Như thế, Việt Nam có dư địa tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Trong khi đó thì nợ công hiện tại là 43% trên tổng GDP, mức gần thấp nhất tại Châu Á. Những yếu tố này cũng giúp cho sức chịu đựng của nền kinh tế trước các cú sốc kinh tế ở bên ngoài”.
Bộ Tài chính cho biết, mặc dù đồng USD tăng giá nhưng đồng yên Nhật và Euro đã giảm mạnh nên nợ công của Việt Nam trong năm nay sẽ ước giảm 57.000 đồng so với thời điểm năm 2021.
Hơn thế, lượng ngoại tệ thu về cũng tăng mạnh nhờ vào việc xuất siêu trong 9 tháng qua đạt gần 7 tỷ USD và giải ngân vốn đầu tư của nước ngoài cũng cao nhất từ trước đến hiện tại với mức 15,4 tỷ USD cộng với tốc độ tăng trưởng dự trữ của ngoại hối của Việt Nam hiện tại đang cao gấp 10 lần so với thời điểm 12 năm trước cũng đã hỗ trợ rất tốt cho chi trả nợ công nhằm đảm bảo thặng dư cán cân thanh toán của quốc tế.
Chuyên gia chính Xếp hạng tín nhiệm Quốc gia của Moody's - ông Nishad Majmudar đưa ra đánh giá rằng, Việt Nam đã có sự cải thiện đáng chú ý về cấu trúc tài khóa và đặc biệt là nợ công. Điển hình là qua thời gian đại dịch COVID-19, mức độ sẵn sàng về tài khóa để có thể hỗ trợ khẩn cấp cho nền kinh tế của Việt Nam là tốt hơn so với các quốc gia ở trong khu vực. Cũng nhờ đó mà nợ công không chịu áp lực đáng kể trong thời gian từ 2 - 3 năm qua. Chính vì thế mà Moody's dự báo tỷ lệ nợ công của Việt Nam chưa tính bảo lãnh của Chính phủ sẽ chỉ dao động ở mức 39% GDP trong thời gian vài năm tới.
Và điều này cũng có nghĩa rằng dư địa nợ công của Việt Nam vẫn còn tương đối rộng bởi có khoảng cách vẫn xa với mức trần mà Quốc hội cho phép đó là 65% GDP.
Việt Nam trở thành “vùng an toàn” so với các nền kinh tế mới nổi thế giới
Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính - ông Trương Hùng Long cho hay: “Chúng ta đã cải cách rất mạnh mẽ quản lý nợ công. Chúng ta đã kiểm soát được nợ công và dư địa nợ công tương đối rộng để có sự co giãn trong thực hiện các chính sách".
Hiện tại, đồng USD đang tăng giá gà 20% so với thời điểm đầu năm nhưng đồng Việt Nam cũng ghi nhận chỉ sụt giá chưa bằng ¼ mức này đã cho thấy hiệu quả trong sự nỗ lực của Chính Phủ với mục đích ổn định giá trị của đồng Việt Nam. Cũng nhờ vậy mà Việt Nam hiện tại đang là một trong những quốc gia ít ỏi trên thế giới có chính sách lãi suất cao hơn tỷ lệ lạm phát. Tăng trưởng kinh tế dựa theo thị trường nội địa cùng với việc duy trì nền kinh tế vĩ mô ổn định cũng đã giúp cho Việt Nam trở thành vùng an toàn kinh tế trong số các thị trường mới nổi ở trên thế giới.
Và đợt tăng lãi suất gần đây nhất của Chính Phủ cũng là động thái mới nhất trong một loạt các động thái chính sách với mục duy trì tỷ giá USD - VND ổn định, song song với đó là góp phần bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Còn theo quan điểm của VinaCapital, sự bất ổn của thị trường hiện nay đã mang đến cho các nhà đầu tư nhiều cơ hội hấp dẫn để có thể mua cổ phiếu Việt Nam bởi vì định giá rẻ., P/E dự phóng sẽ ở mức 11x, đặc biệt là khi so với mức ÉP dự kiến tăng trưởng 15% vào năm 1022 hay khi so sánh với mức bình quân P/E dự phóng ở mức 15x của công ty cùng ngành ở trong khu vực điển hình như Indonesia/Malaysia/Thái Lan/Philippines.