meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO WiGroup: Lãi suất tăng từ 1-1,5% sẽ tác động không nhiều đến tăng trưởng kinh tế

Chủ nhật, 09/10/2022-09:10
Phía chuyên gia cho rằng, dù lãi suất có tăng cũng chỉ tăng trong khoảng từ 1 đến 1,5% và tác động đến tăng trưởng kinh tế là không nhiều. Đối với vấn đề suy giảm tài sản tài chính, áp lực từ việc tăng lãi suất lên tài chính cũng đã được phản ánh rõ nét và không còn quá nhiều trong thời gian tới. 

Việc tăng lãi suất dần thẩm thấu rõ ràng vào các tài sản tài chính

Mới đây, ông Trần Ngọc Báu - CEO WiGroup đã tham gia talkshow với tên gọi “Tỷ giá và lãi suất tác động đến nhóm ngành?”. Tại đây, ông đã có những chia sẻ ấn tượng về vấn đề này. Cụ thể, CEO WiGroup cho rằng, những hậu quả của việc tăng lãi suất hoặc thắt chặt trên thị trường tiền tệ trong giai đoạn vừa qua đã dần thẩm thấu một cách rõ ràng hơn vào những tài sản tài chính.

Liên quan đến vấn đề này, ông Báu cũng phân tích, một khi các tài sản tài chính suy giảm, các đơn vị hoặc quỹ đầu tư nắm giữ nhiều tài sản tài chính hoặc các ngân hàng sẽ trở nên nhạy cảm với những biến động này. Trong thời gian gần đây, việc thị trường giảm khá mạnh không phải là điều ngẫu nhiên, bởi rõ ràng đây là một giai đoạn khá căng thẳng với cả trong nước và quốc tế.


Tỷ giá USD/VND chỉ biến động khoảng 4,3% trong khi đồng tiền của các quốc gia khác như Nhật Bản và các nước EU đã giảm mạnh 17-18%. Nguồn: WiGroup
Tỷ giá USD/VND chỉ biến động khoảng 4,3% trong khi đồng tiền của các quốc gia khác như Nhật Bản và các nước EU đã giảm mạnh 17-18%. Nguồn: WiGroup

Do đó, CEO WiGroup đặt vấn đề rằng: “Câu hỏi đặt ra đó là, Ngân hàng Nhà nước sẽ lựa chọn tỷ giá hay lãi suất?” Có thể dễ dàng thấy được rằng, kể từ tháng 5 cho đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành chào bán USD khoảng 4 lần, tuy nhiên tỷ giá vẫn biến động khá căng, tăng từ 22.700 lên đến 24.000 VND/USD, thậm chí còn chưa có xu hướng hạ nhiệt. Thế nhưng, tỷ giá USD/VND chỉ biến động khoảng 4,3% trong khi đồng tiền của các quốc gia khác như Nhật Bản và các nước EU đã giảm mạnh 17-18%. So với các đồng tiền khác, VND vẫn tăng giá (ngoại trừ USD). 

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ trực tiếp cung ứng USD ra thị trường để có thể ghìm tỷ giá ở mức thấp nhất. Tỷ giá ở các Ngân hàng Thương mại liên tục vượt tỷ giá chào bán của Ngân hàng Nhà nước, tức là Ngân hàng Nhà nước sẽ phải liên tục bán USD ra ngoài thị trường. Khi đó, dự trữ ngoại hối sẽ giảm xuống. Thực tế, dự trữ ngoại hối cũng đã giảm từ 110 tỷ USD xuống chỉ còn 87 tỷ USD và chạm đến mức cảnh báo, thế nên dùng dự trữ ngoại hối để ghìm tỷ giá là điều vô cùng khó khăn.

Vì thế, Ngân hàng Nhà nước bắt buộc phải chuyển sang phương án khác, đó chính là lãi suất. Trong thời gian qua, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng khoảng 3% lãi suất. Đáp lại, Việt Nam cũng đã nâng lãi suất liên ngân hàng với mặt bằng chung vào khoảng 1% lên 5% (tăng khoảng 4%). Điều này đồng nghĩa với việc, lãi suất của Việt Nam còn tăng cao hơn lãi suất của Fed.

Nhiều tổ chức cho rằng, nhiều khả năng Fed vẫn tiếp tục tăng lãi suất thêm 1,25 đến 1,5%, tăng nhẹ trong năm tới. Tức là, Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong ít nhất là 6 tháng tới, đồng USD cũng sẽ tiếp tục mạnh lên và gây áp lực lên tỷ giá. Kéo theo đó, lãi suất điều hành của Việt Nam cũng sẽ tiếp tục tăng lên.

Trong đợt điều chỉnh lãi suất gần nhất, Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra vùng lãi suất mục tiêu ở trong khoảng từ 4 đến 5%. Tuy nhiên, lãi suất thị trường đã tăng kể từ tháng 6 năm nay. Thông thường, những Ngân hàng Thương mại sẽ vay Ngân hàng Nhà nước, sau đó mang ngược trở lại để thị trường vay. Nguyên nhân bởi, lãi suất Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng Thương mại vay đang thấp hơn so với lãi suất thị trường. Đây là một rủi ro, cơ quan quản lý cần phải có biện pháp xử lý phù hợp.


Theo như số liệu mà CEO WiGroup đưa ra, trong thời gian qua cán cân tổng thể đã âm khoảng 5 tỷ USD, nếu quý 3 này tiếp tục âm thêm 5 tỷ USD nữa thì lượng ngoại tệ ròng ra khỏi Việt Nam chỉ ở mức 10 tỷ USD. Nguồn: WiGroup
Theo như số liệu mà CEO WiGroup đưa ra, trong thời gian qua cán cân tổng thể đã âm khoảng 5 tỷ USD, nếu quý 3 này tiếp tục âm thêm 5 tỷ USD nữa thì lượng ngoại tệ ròng ra khỏi Việt Nam chỉ ở mức 10 tỷ USD. Nguồn: WiGroup

Phía chuyên gia cũng cho rằng, sẽ còn ít nhất một lần tăng lãi suất nữa từ giờ cho đến cuối năm. Thứ nhất, mặt bằng chung của lãi suất Việt Nam vẫn thấp hơn so với Mỹ; thứ hai, lãi suất chính sách vẫn không theo kịp lãi suất của thị trường. 

Ngân hàng Nhà nước phải dùng “vũ khí kép” để giảm áp lực lên tỷ giá

Liên quan đến vấn đề này, CEO WiGroup nhận định, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải dụng cả 2 công cụ song song là dự trữ ngoại hối cùng với tăng lãi suất để giảm áp lực lên tỷ giá. Đồng thời, việc VND mất giá (ước tính thêm khoảng 1%) là điều gần như sẽ xảy ra. 

Theo như số liệu mà CEO WiGroup đưa ra, trong thời gian qua cán cân tổng thể đã âm khoảng 5 tỷ USD, nếu quý 3 này tiếp tục âm thêm 5 tỷ USD nữa thì lượng ngoại tệ ròng ra khỏi Việt Nam chỉ ở mức 10 tỷ USD. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra 20 tỷ USD, tức là có một nhu cầu đầu cơ USD hiện tại trong nền kinh tế Việt Nam chứ không hẳn là nền kinh tế cần con số này.

Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước sẽ cần giải quyết cả 2 vấn đề khi sức nóng về tỷ giá đều nằm ở 2 yếu tố là nhu cầu USD và đầu cơ. Phía chuyên gia cho rằng, dù lãi suất có tăng cũng chỉ tăng trong khoảng từ 1 đến 1,5% và tác động đến tăng trưởng kinh tế là không nhiều. Đối với vấn đề suy giảm tài sản tài chính, áp lực từ việc tăng lãi suất lên tài chính cũng đã được phản ánh rõ nét và không còn quá nhiều trong thời gian tới. 

Bên cạnh đó, nếu như Việt Nam chấp nhận ghìm mặt bằng lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế nhưng buông tỷ giá, vay ngoại tệ khối tư nhân cùng với lạm phát là 2 yếu tố hàng đầu cần lưu ý. Ông Báu cho rằng, vay ngoại tệ của khối tư nhân đang tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Năm 2014, dư nợ nước ngoài của khối doanh nghiệp là 500.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2022 đã là 2 triệu tỷ đồng. Đây là con số khá lớn khi so sánh với quy mô tổng cung tiền của nước ta. 


Năm 2014, dư nợ nước ngoài của khối doanh nghiệp là 500.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2022 đã là 2 triệu tỷ đồng. Ảnh: WiGroup
Năm 2014, dư nợ nước ngoài của khối doanh nghiệp là 500.000 tỷ đồng, nhưng đến năm 2022 đã là 2 triệu tỷ đồng. Ảnh: WiGroup

Bên cạnh đó, việc VND chỉ mất giá khoảng 4% so với USD trong khi đồng tiền của các nước khác là 18% đã hỗ trợ đáng kể cho giá nguyên liệu nhập khẩu từ các nước, điển hình như Trung Quốc và tạo ưu thế cho Việt Nam. Thế nhưng, một số quốc gia cũng đã có biện pháp can thiệp; ông Báu cho rằng, nếu chúng ta buông tỷ giá, điều này sẽ gây lên áp lực lạm phát.

Theo như dự báo của nhiều tổ chức, áp lực lạm phát của năm tới thậm chí sẽ nhiều hơn so với năm 2022. Tuy nhiên, lạm phát sẽ không xuất phát từ yếu tố giá xăng dầu mà sẽ là giá nhà, giá điện, giá vật liệu xây dựng và giá thịt lợn. Chính vì thế, việc nhích nhẹ mặt bằng lãi suất cũng sẽ giảm bớt được phần nào kỳ vọng trong chi tiêu của người dân.

Đáng chú ý, dòng vốn ngoại đang khá nhạy cảm đối với vấn đề tỷ giá, đặc biệt là tại những quốc gia đang phát triển. Trong trường hợp Việt Nam phát đi tín hiệu ra thị trường là không còn kiểm soát tỷ giá, áp lực về dòng vốn ngoại trong vòng ba tháng tới sẽ còn mạnh hơn nữa. Ông Báu nhận định, Ngân hàng Nhà nước có thể chấp nhận để đồng VND mất giá, nhưng vẫn phát tín hiệu ra thị trường là sẽ kiểm soát tỷ giá bằng dự trữ ngoại hối cùng với nâng lãi suất.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

14 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

14 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

14 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

14 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước