Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của nhà tuyển dụng
BÀI LIÊN QUAN
Top những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấnSở trường là gì? Cách thể hiện sở trường trong quá trình tham gia phỏng vấnPhỏng vấn là bước quan trọng trong quá trình tuyển dụng. Thông qua phỏng phấn mỗi doanh nghiệp có thể tìm hiểu, tiếp cận và lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất. Bởi thế, việc chú ý tới khâu phỏng vấn đề điều mà đơn vị tuyển dụng, hay người lao động cần hết sức chú ý. Tìm hiểu về các câu hỏi phỏng vấn thưởng gặp để có những kinh nghiệm riêng hoàn thiện hành trình tìm kiếm việc làm của mỗi người.
Các câu hỏi phỏng vấn về giới thiệu bản thân
Những câu hỏi yêu cầu ứng viên giới thiệu về bản thân là cơ bản nhất. Dù cuộc phỏng vấn diễn ra ở đơn vị nào, cho vị trí nào trong doanh nghiệp thì đây cũng là câu hỏi được đặt ra. Cụ thể sẽ là:
Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình?
Câu hỏi này khi được đưa ra chứng tỏ nhà tuyển dụng muốn cập nhật, nắm rõ hơn thông tin về ứng viên. Từ đó, việc lựa chọn được người phù hợp vị trí đang tuyển dụng trở nên dễ dàng hơn. Bởi thế, hãy nhớ rằng ngoài việc trả lời về tên tuổi thì việc chia sẻ thêm về công việc, kinh nghiệm, quá trình học tập,… của bản thân. Giới thiệu sơ lược song đủ chi tiết để nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn.
Câu hỏi 2: Các thành tích mà bạn từng đạt được trước đây là gì?
Trong số các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn thì đây là câu hỏi được đưa ra để nhà tuyển dụng đánh giá về sự khiêm nhường của ứng viên. Bởi thế, hay vì quá khoe khoang thì giới thiệu thành tích bản thân cần có sự hạn chế, kiếm soát một cách hợp lý. Tuyệt đối không phóng đại mọi chuyện có thể khiến nhà tuyển dụng nhìn nhận sai về bạn.
Các câu hỏi phỏng vấn về khả năng phản ứng
Câu hỏi theo dạng tình huống, nhận định giúp nhà tuyển dụng đánh giá về sự quan tâm của ứng viên tới công việc mà mình đang tuyển dụng. Trong đó, một vài các câu hỏi phỏng vấn thưởng gặp về khả năng phản ứng như:
Câu hỏi 1: Bạn đã tìm hiểu gì về công ty chúng tôi hay chưa?
Chia sẻ những gì mà mình biết, đã tìm hiểu về công ty họ. Chi tiết, chân thành và cầu thị sẽ giúp nhà tuyển dụng thực sự đánh giá cao bạn. Hiểu về vị trí mà họ tuyển dụng, về doanh nghiệp sẽ chính là cơ sở giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn dễ dàng hơn. Đây cũng chính là kiến thức cơ bản, hành trang quan trọng mà mỗi người cần chuẩn bị trước khi ứng tuyển vào một doanh nghiệp cụ thể nào.
Câu hỏi 2: Bạn thực sự thấy mình có phù hợp vị trí này hay không?
Nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi với mong muốn ứng viên thể hiện được sự phù hợp của mình, thuyết phục họ nhận bạn vào vị trí đang thiếu. Hãy chia sẻ làm nổi bật kỹ năng của bản thân, phù hợp vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.
Tuy nhiên, mọi thứ cần được chia sẻ thực tế, tuyệt đối không phóng đại trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Luôn thật thà, là chính mình và dựa vào những kiến thức bản thân đã chuẩn bị trước đó. Trình bày kế hoạch của bản thân để làm nổi bật thực lực của chính mình một cách nổi bật nhất.
Câu hỏi 3: Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?
Trong số các câu hỏi phỏng vấn thì câu hỏi về mức lưng là vấn đề mà hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng đề cập tới. Việc đưa ra con số cụ thể chưa bao giờ được đánh giá cao. Lời khuyên được đưa ra cho bạn là hãy đáp lại một cách khéo léo.
Thường thì doanh nghiệp đã đưa ra mức lương cụ thể cho từng vị trí. Bởi thế, trả lời cho câu hỏi phỏng vấn này hãy thể hiện mong muốn nhận về lương xứng đáng với thực lực, với đóng góp của bản thân. Một câu trả lời khôn khéo sẽ nhận về thiện cảm lớn từ chính nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 4: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi hay không?
Một câu hỏi phỏng vấn được đưa ra với mục đích chính là thể kiểm tra về mức độ hiểu biết của ứng viên về doanh nghiệp. Họ mong muốn xác định bạn có thực sự hiểu về công ty, về vị trí mà họ đang tuyển dụng hay không.
Với những câu hỏi phỏng vấn như thế này hãy tự tin để hỏi thêm về chế độ bảo hiểm, mức lương, đồng nghiệp hợp tác trực tiếp,… Những câu hỏi này càng giúp bạn sáng tỏ hơn về doanh nghiệp, xác định được vị trí này có phù hợp với kỳ vọng của bản thân hay không.
Những câu hỏi phỏng vấn bẫy ứng viên
Tập trung lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ kỹ lưỡng và trả lời khéo léo vô cùng quan trọng. Đối với những câu hỏi bẫy nếu sai sót có thể khiến bạn mất đi công việc mà bản thân đang kỳ vọng nhận được.
Câu hỏi 1: Vì sao bạn nghỉ việc, hay muốn thay đổi công việc của mình?
Tuyệt đối không nói về những mặt tiêu cực trong khoảng thời gian làm việc trước kia. Nó khiến bạn đón nhận cái nhìn thiếu thiện cảm từ nhà tuyển dụng. Luôn nhìn vào mặt tích cực, đưa ra những lý do hợp lý. Muốn thay đổi môi trường, tìm kiếm cơ hội phát triển, muốn thử sức ở vai trò mới,… đều là những câu trả lời phỏng vấn hợp lý mà ứng viên có thể cân nhắc đưa ra.
Câu 2: Hãy chia sẻ về những ưu điểm vượt trội của bạn?
Với câu hỏi phỏng vấn dạng này việc trình bày ưu điểm, thế mạnh của bản thân cần dựa trên vị trí công việc đang ứng tuyển. Làm sáng rõ về năng lực của bản thân, khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ ở vị trí được giao phó là yêu cầu bắt buộc.
Thông qua câu trả lời của bạn thì nhà tuyển dụng hoàn toàn có được những đánh giá thực tế. Bạn là người thật thà, hay phô trương đều có thể xác định. Tự tin nói về điểm mạnh của bản thân, thích hợp với công việc mà doanh nghiệp đang cần tìm. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không thổi phồng, làm quá mọi thứ vì bất kỳ lý do nào.
Câu 3: Hãy nói về những điểm yếu, thiếu sót mà bạn còn gặp phải là gì?
Trong các câu hỏi phỏng vấn dạng bẫy thì chia sẻ những điểm thiếu sót của bản thân là điều cần đặc biệt chú ý, cẩn trọng. Đây là câu hỏi không phải để xác định bạn thành thật hay không. Chia sẻ một cách khéo léo vô cùng cần thiết.
Điều này không có nghĩa là chúng ta che giấu đi điểm yếu của bản thân. Thay vì thế, trình bày một cách hợp lý, đồng thời cũng thể hiện bản thân có phương án khắc phục những hạn chế đó. Một người luôn cầu toàn, luôn muốn hoàn thiện bản thân chắc chắn sẽ nhận được đánh gái cao hơn.
Câu 4: Bạn ưa thích làm việc cá nhân hay theo nhóm?
Câu hỏi được đưa ra với mục đích chính là xác định khả năng làm việc, khả năng kết hợp với đồng nghiệp trong quá trình triển khai mục tiêu chung. Hãy thể hiện được kỹ năng teamwork của bản thân, cũng cho thấy mình hoàn toàn có thể làm việc độc lập khi cần. Trình bày về sự đa năng, khả năng thích ứng trong từng hoàn cảnh sẽ giúp cơ hội tiếp cận công việc cao hơn.
Câu hỏi 5: Bạn sẽ làm gì nếu sếp làm sai?
Những góp ý chân thành, có tính xây dựng từ nhân viên thường được nhà quản lý đánh giá cao. Tất cả đều hướng tới mục tiêu đóng góp vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Bởi thế, khi gặp phải các câu hỏi phỏng vấn dạng này hãy thẳng thắn bày tỏ quan điểm của bản thân.
Hiển nhiên, không ai luôn luôn đúng, chưa từng gặp sai lầm. Vì vậy, hãy thể hiện việc bạn sẽ góp ý chân thành, chia sẻ tích cực để hướng tới mục tiêu chung, lợi ích của tập thể. Sự thẳng thắn và dũng cảm của bạn càng khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn.
Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp được các nhà tuyển dụng sử dụng khá nhiều cho nhiều mục đích khác nhau. Khi tham gia phỏng vấn vào bất kỳ vị trí nào thì tìm hiểu, có kinh nghiệm để xử lý, đưa ra được câu trả lời thỏa đáng nhất. Vượt qua vòng phỏng vấn, nhận được thiện cảm từ nhà tuyển dụng giúp cơ hội có được việc làm mà bản thân mơ ước dễ dàng, thuận lợi hơn.