meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cả năm 2022 chỉ có một dự án nhà ở xã hội hoàn thành, TP Hồ Chí Minh kiến nghị “gỡ khó”

Thứ hai, 02/01/2023-22:01
Tính đến hết ngày 21/12/2022, TP Hồ Chí Minh còn 9/10 dự án nhà ở xã hội đang thi công với quy mô gần 6.491 căn. 

Thiếu nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở bình dân 

Tại báo cáo của Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2022, công tác phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố tính đến ngày 21/12/2022, chỉ có duy nhất 1 dự án nhà ở xã hội tại TP Thủ Đức hoàn thành và đưa vào sử dụng với quy mô 260 căn. 

Trong khi đó, 9 dự án nhà ở xã hội khác với quy mô 6.491 căn, gồm 5 dự án sử dụng quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội quy mô 3.227 căn và 4 dự án nhà ở xã hội độc lập có quy mô 3.004 căn. Ngoài ra, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn có 2 dự án nhà cho công nhân thuê với quy mô 1.400 căn đang được thi công. 

Về các dự án nhà ở thương mại, từ đầu năm 2022 đến nay Sở Xây dựng thành phố đã xác nhận cho 25 dự án thương mại đủ điều kiện để huy động vốn sản phẩm hình thành trong tương lai. Tổng quy mô các dự án là 12.147 căn, giá trị cần huy động là 253.337 tỷ đồng. Trong đó, phân khúc cao cấp (giá bán trên 40 triệu đồng/m2) chiếm tới 78,3%, còn lại là phân khúc trung cấp (từ 20 - 40 triệu đồng/m2), đặc biệt không có phân khúc căn hộ bình dân (dưới 20 triệu đồng/m2).


Trong năm 2022, chỉ có duy nhất 1 dự án nhà ở xã hội tại TP Hồ Chí Minh hoàn thành và đưa vào sử dụng với quy mô 260 căn. 
Trong năm 2022, chỉ có duy nhất 1 dự án nhà ở xã hội tại TP Hồ Chí Minh hoàn thành và đưa vào sử dụng với quy mô 260 căn. 

Công tác cải tạo chung cư cũ của TP Hồ Chí Minh từ đầu năm đến nay được Sở Xây dựng cho biết, đã di dời 6/16 (tương ứng 333/1.194 người dân) chung cư cấp D, đang di dời dở dang 5 chung cư (316 người dân) và chưa di dời được 5 chung cư.

Trong năm 2022, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh đã thực hiện kiểm tra 65.509 lượt, phát hiện 409 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng (so với cùng kỳ đã giảm 0,73%), ban hành 504 quyết định xử lý vi phạm hành chính. Trong đó, 192 trường hợp sai phép (tỉ lệ gần 47% tổng số vụ vi phạm), 109 trường hợp không phép (tỉ lệ hơn 26%), còn lại là các trường hợp vi phạm khác.

Như vậy, có thể thấy trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã tuyệt chủng nhà ở giá rẻ, cùng với đó là không đủ nguồn cung nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu an cư của đại đa số người dân sống tại đô thị lớn nhất cả nước này. 

Kiến nghị “gỡ khó”

Nhà ở xã hội luôn được coi là một trong những chương trình nhà ở có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt tại Việt Nam với tốc độ đô thị hóa nhanh, vấn đề này càng trở nên cấp thiết. 

Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhằm đẩy nhanh việc phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Sở Xây dựng thành phố đã có văn bản báo cáo Bộ Xây dựng về đề án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn, trong đó thành phố sẽ dành 20 khu đất được quy hoạch với tổng diện tích hơn 38 ha để thực hiện các dự nhà ở xã hội, nhiều khu vực đã có quy hoạch 1/500.


Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh có những kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình phát triển nhà ở xã hội.
Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh có những kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình phát triển nhà ở xã hội.

 

Hiện nay, tại quận 12 có nhiều đất nhà ở xã hội và khu nhà ở xã hội, riêng tại phường Hiệp Thành đã có đất sạch, có cơ sở hạ tầng đầy đủ. Ngoài ra, ở quận Bình Tân có 3 khu, quận Gò Vấp có 2 khu. Chưa ghi nhận có đất nhà ở dành riêng cho công nhân. 

 

Quỹ đất 20% dành cho nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại có 25 khu dành cho nhà ở cho người thu nhập thấp, tổng diện tích 57 ha; riêng thành phố Thủ Đức có 20 dự án, 3 dự án ở quận Bình Tân, 1 ở Bình Chánh và 1 ở quận 7, trong đó có 14 dự án có đất sạch đang làm thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho biết, trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố có khoảng 519.000 người dân cần nhà ở xã hội, ước tính trong 5 năm tiếp theo sẽ có hơn 524.000 người cần nhà ở xã hội, bao gồm cả công nhân. 

Với nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn như vậy, Sở Xây dựng đề xuất Bộ Xây dựng hướng dẫn cách xác định chi phí đầu tư hạ tầng và chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng khi chủ đầu tư bàn giao lại quỹ đất thực hiện nhà ở xã hội bằng 20% diện tích dự án nhà ở thương mại. Trong đó, Bộ Xây dựng cần hướng dẫn cách xác định chi phí, cơ quan chủ trì thẩm định, phê duyệt chi phí và cách thanh toán cho chủ đầu tư.


Tổng nhu cầu quỹ đất để phát triển nhà ở trong giai đoạn 2021 - 2030 tại TP Hồ Chí Minh là khoảng 5.239 ha.
Tổng nhu cầu quỹ đất để phát triển nhà ở trong giai đoạn 2021 - 2030 tại TP Hồ Chí Minh là khoảng 5.239 ha.

Đồng thời kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Vì các thủ tục này hiện còn đang phức tạp hơn thủ tục cho dự án nhà ở thương mại, khiến các doanh nghiệp muốn đầu tư vào dự án nhà ở xã hội “nản chí”. 

Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cũng mong muốn Bộ cho phép UBND thành phố được quyết định hình thức thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội tại các dự án nhà ở thương mại có diện tích từ 2 - 10 ha. Chủ đầu tư dự án có thể thực hiện lựa chọn phương án thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội như bằng tiền tương đương giá trị 20% đất của dự án hoặc có thể xây dựng nhà ở xã hội trên 20% đất dự án hoặc có thể bàn giao quỹ nhà tương đương giá trị quỹ đất 20%.

Theo nội dung tại Chương trình phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030 đã được UBND thành phố phê duyệt thì tổng nhu cầu quỹ đất để phát triển nhà ở trong giai đoạn này là khoảng 5.239 ha. Trong đó, nhu cầu quỹ đất phát triển nhà ở thương mại khoảng 4.788 ha; nhu cầu quỹ đất phát triển nhà ở xã hội khoảng 451 ha (quy mô quỹ đất phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp khoảng 417,2 ha và phát triển nhà ở lưu trú cho công nhân khoảng 33,8 ha).

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước