meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bức tranh đối nghịch trên thị trường lao động Mỹ: Nhóm ngành công nghệ, tài chính “đóng băng” tuyển dụng, ngành bán lẻ và du lịch tuyển mới liên tục

Chủ nhật, 04/09/2022-15:09
Sau thời gian dịch bệnh, thị trường việc làm ở các ngành nghề tại nền kinh tế số 1 thế giới đang có sự “đảo chiều”.

Nếu trong giai đoạn 2020 - 2021, các doanh nghiệp công nghệ như Amazon, Shopify hay Peloton đã phải tăng gấp đôi nhân công mới có thể làm được lượng công việc. Trong khi đó, các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng - khách sạn như Delta Air Lines, Hilton Worldwide,... đều phải cắt giảm bớt nhân sự do tác động từ lệnh giãn cách và phong toả kéo dài. Thế nhưng, giờ đây, tình hình hoàn toàn xoay chiều.

Đáng chú ý, các công ty công nghệ đang phải cắt giảm hàng loạt nhân sự hoặc đóng băng tuyển dụng do lo ngại sự tấn công của suy thoái kinh tế. Chỉ trong vài tháng, các giám đốc điều hành của nhiều doanh nghiệp phải thay đổi và chuyển hướng chiến lược phát triển công ty từ tăng trưởng nhanh sang sự lo ngại về tình hình thiếu chắc chắn của nền kinh tế vĩ mô. Và với các ngành hàng dịch vụ và bán lẻ như hàng không, nhà hàng, khách sạn,... lại đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực sau quãng thời gian dài ngừng hoạt động. Sự thiếu hụt này được cho là hệ quả tất yếu của hàng loạt các yếu tố như hậu đại dịch COVID-19, tình trạng người lao động không trở lại làm việc sau khi nghỉ việc vào thời kỳ đại dịch “càn quét” và luật nhập cư hạn chế.


Thị trường lao động Mỹ đang có nhiều biến động
Thị trường lao động Mỹ đang có nhiều biến động

Theo số liệu thống kê của chính phủ Mỹ, trong tháng 6/2022, quốc gia này có đến hơn 10 triệu vị trí việc làm cần tuyển dụng nhưng không được đáp ứng trong bối cảnh chỉ có chưa đến 6 triệu người lao động đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm. 

Phòng Thương mại Mỹ, cơ quan đại diện cho các công ty Mỹ, cho biết: "Chúng tôi có rất nhiều việc làm, nhưng không có đủ nhân công để lấp đầy những chỗ trống". Theo thống kê của Phòng Thương mại Mỹ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc tích cực tìm kiếm việc làm đã giảm 1,3% từ mức  63,4% hồi trước dịch xuống còn 62,1%.

Ngành công nghệ: Đóng băng hệ thống tuyển dụng, hàng loạt nhân sự bị sa thải

Tính đến cuối quý II/2020, “gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon đã cắt giảm lượng nhân sự của mình xuống còn 1,52 triệu nhân viên. Shopify cũng đã cho hơn 1.000 người lao động nghỉ việc. Tobias Lutke, CEO của Shopify cho biết, doanh nghiệp này đã dự đoán trước rằng sự gia tăng nhu cầu mua sắm online sẽ làm thay đổi các mô hình bán lẻ truyền thống và dịch chuyển mô hình này sang giao dịch thương mại điện tử trong vòng 5-10 năm tới. "Cuối cùng, lần cá cược này của chúng tôi đã sai. Giờ đây, chúng tôi phải điều chỉnh lại mọi thứ", ông Tobias Lutke cho hay.

Các bigtech khác như Meta - Công ty mẹ của Facebook cũng không tránh khỏi vòng xoáy của sự sụt giảm khi lần đầu tiên sau 12 năm công ty này ghi nhận sự sụt giảm trong doanh thu. CEO Mark Zuckerberg cho biết doanh nghiệp này sẽ giảm tốc độ tuyển dụng trong  năm tới. "Đây là thời điểm chúng ta phải làm việc với cường độ cao hơn, khối lượng công việc nhiều hơn và nguồn lực ít hơn", CEO Facebook chia sẻ trong một cuộc họp nội bộ.


Meta cũng đang phải "chống chọi" với những ảnh hưởng nghiêm trọng
Meta cũng đang phải "chống chọi" với những ảnh hưởng nghiêm trọng

Trong khi đó, công ty mẹ của Google - Alphabet cũng đã yêu cầu nhân viên của mình phải tập trung cải thiện năng suất và tìm ra giải pháp làm việc hiệu quả thay vì tuyển dụng ồ ạt nhân sự mới như 2 năm về trước. CEO Sundar Pichai của Google phát biểu trong một cuộc họp: "Chúng ta đang phải đối mặt với một thị trường vĩ mô đầy thách thức với nhiều bất ổn phía trước. Cần phải đưa ra các giải pháp vừa giảm thiểu sự phân tâm, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn cả về chất lượng sản phẩm lẫn năng suất".

Ngành ngân hàng chuẩn bị hứng chịu bão tố?

Tình hình ở khối ngân hàng, tài chính cũng không sáng sủa hơn giới công nghệ. Nhu cầu tìm kiếm việc làm và tốc độ tăng trưởng ở khối ngành này cũng đang có xu hướng đảo chiều. 

Nếu như trong giai đoạn từ đầu năm 2020 đến giữa năm 2022, 6 ngân hàng lớn nhất Mỹ đã bổ sung thêm tổng cộng khoảng 59.000 nhân sự do sự bùng nổ của các hoạt động ra mắt, sáp nhập và phát hành cổ phiếu. Khối lượng công việc của các nhân viên ngân hàng nhiều đến mức họ liên tục phàn này phải làm việc tới hơn 100 giờ/tuần. Phòng tuyển dụng của các ngân hàng thì liên tục tìm kiếm các nhân tài. 


Thời kỳ huy hoàng của các ngân hàng đang dần "tàn lụi"
Thời kỳ huy hoàng của các ngân hàng đang dần "tàn lụi"

Hiện nay, thời gian tươi đẹp ấy đến nay đã xuất hiện nhiều diễn biến xấu. Đặc biệt, thị trường chứng khoán đang ghi nhận những diễn biến xấu nhất trong 50 năm trở lại đây. Doanh thu của ngân hàng đầu tư tại các công ty lớn giảm mạnh trong quý II/2022. Goldman Sachs, thậm chí, đang phải hoãn tuyển dụng và xem xét cắt giảm bớt nhân sự vào cuối năm nay. Các ngân hàng khác cũng đang “gồng mình” chuẩn bị đối mặt với những “giông bão” của thị trường.

Thị trường bán lẻ: Đa dạng sắc thái

Nếu như các ngành công nghệ, tài chính đang chìm trong “màu xám” u ám thì ngành bán lẻ lại đa dạng sắc thái hơn. Vào thời điểm đại dịch bùng nổ, các doanh nghiệp bán lẻ như Target và Walmart vẫn được phép hoạt động nhưng nhiều trung tâm thương mại buộc phải đóng cửa tạm thời khiến doanh số của các doanh nghiệp bị đình trệ. 

Thế nhưng, khi các trung tâm thương  mại mua sắm được hoạt động trở lại, các  doanh nghiệp mở cửa, hàng triệu người tiêu dùng nhận được phiếu kích cầu cùng nhu cầu mua sắm “bù” đã khiến các công ty phải gấp rút bổ sung thêm lực lượng lao động.

Từ tháng 8/2021, chuỗi siêu thị  Walmart đã bắt đầu trả tiền thưởng cho các nhân viên kho hàng. Đại gia ngành bán lẻ cũng đài thọ 100% tiền học phí cũng như chi phí sách vở cho các nhân viên còn học đại học.

Target thì triển khai chương trình đào tạo đại học “không nợ” cho các nhân viên (gồm cả  nhân viên toàn thời gian và bán thời gian”. Doanh nghiệp này đã tăng thêm 22% lực lượng người lao động từ đầu năm 2022 đến đầu năm 2022. Với Marcy thì hứa hẹn sẽ tăng lương trả theo giờ cho nhân viên.

Ngành dịch vụ và du lịch khởi sắc


Ngành du lịch của Hoa Kỳ đang "hồi sinh" mạnh mẽ
Ngành du lịch của Hoa Kỳ đang "hồi sinh" mạnh mẽ

Có vẻ trong số các nhóm ngành thì ngành dịch vụ gồm hàng không, nhà hàng, khách sạn,... là những ngành “ăn nên làm ra” và phát triển nhất thời kỳ hậu đại dịch. Tình hình hiện nay của nhóm ngành này trong năm nay hoàn toàn trái ngược với 2 năm 2020 - 2021. Sự khởi sắc bắt đầu nhen nhóm vào cuối năm 2021, thời điểm ngành du lịch bắt đầu sôi động trở lại. Chẳng hạn như tập đoàn khách sạn Hilton, số lượng nhân viên tại các chi nhánh của Hilton đã giảm hơn 30 nghìn người do ảnh hưởng của COVID. Nhưng hiện tại, theo ông Christopher Nassetta - Giám đốc điều hành của Hilton cho biết ông chưa hài lòng với dịch vụ khách hàng hiện tại sau khi xem xét thu nhập hàng quý vào tháng 5 vừa qua, và cũng đang xem xét để mở thêm các đợt tuyển dụng mới.

Theo báo cáo từ McKinsey, doanh thu du lịch tại Mỹ trong nửa đầu năm 2022, không chỉ vượt xa năm 2020 - 2021 mà thậm chí còn vượt xa doanh thu của năm 2019.

Với ngành hàng không, sau quãng thời gian “đen tối” phải cắt giảm hàng loạt nhân viên xuống còn 64,471 người vào tháng 11/2020, tới nay lại phải “vật lộn” để tìm kiếm và đào tạo các ứng viên mới, đặc biệt là vị trí phi công. Tính đến ngày 4/7, đã có hơn 12.000 chuyến bay phải hoãn do thời tiết xấu và không đủ thành viên phi hành đoàn. 

Nhà Kinh tế học Julia Pollak đã bình luận về bối cảnh “đảo chiều” của thị trường việc làm: "Đại dịch đã tạo ra những tình cảnh "có một không hai" cho các ngành công nghiệp, gây ra sự phân bổ lại vốn đáng kể".

Ngành dịch vụ và du lịch khởi sắc

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước