Nhà đầu tư nhận ra điều gì từ báo cáo lạm phát trong tháng 7 của nền kinh tế Mỹ?
BÀI LIÊN QUAN
Chứng khoán Mỹ bùng nổ sau báo cáo lạm phát tháng 7 khả quan, giá dầu tăng vọtKhông thể chủ quan trước “cuộc đua” lãi suất toàn cầu đang tăng nóng Vì sao lạm phát tại Mỹ chưa thể hạ nhiệt dù giá xăng đã giảm hơn 50 ngày liên tiếp?Theo VnEconomy, lạm phát trong tháng 7 của Mỹ đã mở đường cho những đợt tăng lãi suất với bước nhảy ngắn hơn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), theo nhận định của giới phân tích.
Theo dữ liệu được công bố vào ngày 10/8 của Bộ Lao động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 7 đã tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái và đi ngang so với tháng 6. Trước đó, các chuyên gia kinh tế được khảo sát bởi Dow Jones đã đưa ra con số dự báo là tăng 8,6% trong năm và tăng 0,2% trong tháng.
So với tháng 6, giá năng lượng tại Mỹ đã giảm 4,6% trong đó giá xăng đã giảm 7,7%. Ngược lại, giá lương thực, thực phẩm của nước này đã tăng 1,1% và nhóm nhà ở thì tăng 0,5%.
Không tính đến hai nhóm có mức độ biến động lớn là giá lương thực, thực phẩm và giá năng lượng, CPI lõi trong tháng 7 đã tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2021 và tăng 0,3% so với tháng 6. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn so với mức dự báo của các nhà phân tích tương ứng là 6,1% và 0,5%.
Những con số lạm phát yếu hơn so với dự báo ban đầu đã được giới đầu tư ở Phố Wall đón nhận với tâm trạng phấn khởi, tuy nhiên những áp lực lạm phát bên trong nền kinh tế Mỹ vẫn còn.
Trong vòng 12 tháng, giá lương thực, thực phẩm ở Trung Quốc đã tăng 10,9%, đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 5/1979. Giá bơ đã tăng 26,4%, giá trứng tăng 3,8%, giá cà phê thì tăng hơn 20%.
Hóa đơn năng lượng trong tháng 7 đã giảm xuống tuy nhiên giá điện ở nước này vẫn tăng 1,6% so với tháng 6 và tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong vòng 1 năm, hóa đơn nhóm năng lượng đã tăng 32,9%.
Giá ô tô cũ đã giảm 0,4% so với tháng 6, giá quần áo đã giảm 0,1%, giá dịch vụ giao thông giảm 0,5%, giá vé máy bay giảm 1,8% so với tháng trước và giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã có một phiên tăng điểm mạnh với chỉ số Dow Jones đóng cửa với mức tăng hơn 500 điểm.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Aneta Markowska của Jefferies cho biết: “Mọi thứ đang đi đúng hướng. Đây được coi là báo cáo tốt nhất mà chúng ta có được trong giai đoạn này”.
Báo cáo lạm phát tháng 7 cũng mang đến tin tốt cho người lao động Mỹ, cho thấy tiền lương của họ đã tăng 0,5% trong tháng 7. Tuy nhiên, tiền lương bình quân theo giờ sau khi điều chỉnh theo lạm phát đã giảm 3% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, nhóm nhà ở, chiếm tỷ trọng khoảng một phần ba trong rổ hàng hóa khi tính CPI, tiếp tục tăng và đã tăng khoảng 5,7% trong vòng 12 tháng.
Những số liệu trên cho thấy, áp lực lạm phát tại nền kinh tế Mỹ đang dịu đi, nhưng vẫn nằm ở mức cao nhất kể từ đầu những năm 80.
Tình trạng tắc nghẽn nguồn cung ứng, nhu cầu hàng hóa ngày một tăng cao cùng với hàng nghìn tỷ USD tiền kích cầu mà Chính phủ Mỹ đã bơm vào nền kinh tế trong đại dịch Covid-19 đã kết hợp thành một môi trường thuận lợi cho giá cả leo thang. Lạm phát “nóng” đã khiến cho Fed phải thực hiện 4 đợt nâng lãi suất liên tiếp trong năm nay với tổng mức tăng đến thời điểm hiện tại là 2,25 điểm phần trăm. Đà tăng ngày một nhanh của lạm phát đã khiến cho nền kinh tế nước này giảm tốc mạnh, thậm chí có thể rơi vào suy thoái. Trong năm 2022, nền kinh tế Mỹ đã có hai quý tăng trưởng âm liên tiếp.
Giá xăng giảm mạnh trong tháng 7 vừa qua đã mang đến hy vọng về sự xuống thang của lạm phát tại Mỹ, sau khi giá bán lẻ xăng trung bình toàn quốc ở nước này lập kỷ lục trên 5 USD/gallon. Tuy giá xăng giảm nhưng vẫn tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái, giá dầu nhiên liệu cũng tăng 75,6% so với cùng kỳ năm 2021 dù dã giảm 11% so với tháng 6.
Hiện nay, Fed đang cố gắng đưa lạm phát của nước này về mức mục tiêu 2% thông qua việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Sau khi báo cáo lạm phát được công bố, các nhà giao dịch cho rằng, trong kỳ họp tới Fed sẽ giãn tiến độ tăng lãi suất so với dự kiến. Họ đang đặt cược về khả năng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 9 thay vì áp dụng bước nhảy 0,75 điểm phần trăm như kỳ vọng trước đó.
Tuần này đã có thêm một tin tức khả quan khác liên quan đến lạm phát ở Mỹ. Thông qua một cuộc khảo sát của Fed chi nhánh New York cho thấy, người tiêu dùng đã giảm kỳ vọng lạm phát tương lai.
“Ít nhất, báo cáo này đã giúp giải tỏa áp lực đối với Fed trong cuộc họp sắp tới. Họ đã nói sẽ sẵn sàng tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. Tuy nhiên hiện tại, tôi nghĩ là họ sẽ không phải làm như vậy”, theo nhận định của ông Markowska.
Dù vậy nhưng các quan chức Fed đã nhanh chóng kiềm chế kỳ vọng của thị trường vào một sự dịch chuyển mềm mại hơn trong chính sách của ngân hàng trung ương này.
Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago Charles Evans phát biểu ngày 10/8 nói rằng lạm phát vẫn cao “không thể chấp nhận được” và Fed vẫn phải tiếp tục tăng lãi suất. Chủ tịch Fed chi nhánh tại Minneapolis Neel Kashkari nói, số liệu lạm phát mới nhất chính là tin tốt, thế nhưng Fed “còn rất, rất xa đến chỗ có thể tuyên bố chiến thắng cuộc chiến chống lạm phát” và cần tăng lãi suất cao hơn nhiều.
Ngoài ra, từ nay đến khi cuộc họp diễn ra vào tháng 9 của Fed, thị trường sẽ còn đón nhận thêm một báo cáo việc làm và một báo cáo lạm phát nữa. Hai báo cáo của tháng 8 cũng sẽ đóng vai trò cơ sở trong quyết định tăng lãi suất của Fed trong kỳ họp tháng 9.
Báo cáo việc làm trong tháng 7 đã được công bố vào tuần trước cho thấy, thị trường lao động Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với dự báo ban đầu, đã tạo điều kiện để Fed tiếp tục nâng lãi suất với bước nhảy lớn.