meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bị anh ruột bịt kín lối vào nhà vì tranh chấp mảnh đất cha để lại

Thứ sáu, 18/03/2022-14:03
Trong khi vụ tranh chấp đất đai xảy ra giữa hai anh em vẫn đang chờ tòa án giải quyết thì phía nhà người anh đã rào đường, bịt kín lối đi của nhà người em.

Ông Huỳnh Văn Lâm (ngụ ấp Quới Hòa Tây, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, Bến Tre) đã gửi đơn kêu cứu lên cơ quan chức năng, mong được can thiệp để người anh trả lại lối đi cho mình.

Trong đơn, ông Lâm có nêu rằng, nhà ông được xây dựng năm 1993, phần lối đi từ trước đến nay chính là phần đất của cha ruột. Tuy nhiên, đến khoảng năm 2001, giữa ông Lâm và anh trai ruột là ông V. có xảy ra tranh chấp mảnh đất 800m2 do cha để lại, trong đó có lối đi vào nhà ông Lâm. 

Tranh chấp kéo dài một thời gian nhưng không được giải quyết ổn thỏa, đến tháng 3/2015, hai người con của ông V. đã xây nhà kiên cố trên phần đất đang tranh chấp mặc do UBND xã Quới Sơn đã lập biên bản ngăn chặn.

Đến tháng 12/2017, nhà ông V. bất ngờ rào kín lối ra vào của nhà ông Lâm, buộc ông Lâm phải gửi đơn yêu cầu TAND huyện Châu Thành can thiệp. Ngày 12/2/2018, TAND huyện Châu Thành đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, buộc phía gia đình ông V. phải tháo dỡ hàng rào bằng tôn, tạo không gian lối đi có chiều ngang 1,5m và chiều dài 10m để gia đình ông Lâm có thể ra vào nhà.


Đến tháng 12/2017, nhà ông V. bất ngờ rào kín lối ra vào của nhà ông Lâm
Đến tháng 12/2017, nhà ông V. bất ngờ rào kín lối ra vào của nhà ông Lâm

Ngày 13/2/2018, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Châu Thành đã phối hợp với chính quyền địa phương, buộc gia đình ông V. phải tháo dỡ hết hàng rào bằng tôn bịt kín lối đi nhà ông Lâm. Thế nhưng, khi cơ quan ra về, ông V. lại mang tôn ra rào lại như cũ.  

Chia sẻ về vụ việc, ông Trần Minh Đức, Chủ tịch UBND xã Quới Sơn chia sẻ với PV Pháp Luật TP.HCM rằng, giữa anh em nhà ông Lâm tranh chấp đất, mâu thuẫn đã nhiều năm. Dù UBND xã nhiều lần vận động ông V. tháo dỡ rào chắn nhưng không thành. Trước mắt, UBND xã sẽ tiếp tục vận động ông V. tháo dỡ rào chắn; nếu không thành, UBND xã sẽ vận động hộ liền kề cho gia đình ông Lâm mượn lối đi tạm thời để chờ tòa giải quyết vụ tranh chấp đất giữa hai bên.

Bổ sung thêm về vụ việc, ông V. cho biết, trước đây ông được cha cho 3,6 công đất, có giấy đỏ hẳn hoi. Sau đó, ông Lâm cất nhà lấn sang phần đất của ông V, sau đó còn đốc thúc cha thưa ông ra tòa là ông chiếm đất của cha. Ông từng mở đường đi cho nhà em trai nhưng lại chịu những lời lẽ không hay nên mới tức giận rào luôn lối ra vào. 

Biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột

Với bất kỳ sự việc nào cũng có nhiều cách để giải quyết. Đặc biệt là anh em, người thân trong gia đình, thay vì lời qua tiếng lại hay sử dụng bạo lực, họ có thể lựa chọn biện pháp hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai. 

Từ ngày xưa, ông cha đã có câu rằng: “Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Câu nói này như muốn nhắc nhở mọi người cần phải biết yêu thương, cưu mang lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, nhiều người có thói quen đặt lợi ích lên trên cả tình cảm anh em, gia đình ruột thịt.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều vụ tranh chấp đất đai giữa anh em ruột xảy ra. Chưa kể, nhiều vụ tranh chấp còn bị đẩy lên đỉnh điểm, gây ra hậu quả đau lòng, đáng tiếc. 

Theo các chuyên gia, khi xảy ra tranh chấp đất đai giữa anh em ruột, hòa giải là phương pháp đầu tiên họ nên áp dụng. Bằng cách này, mọi người sẽ cùng nhau nhìn lại sự việc, sau đó bàn bạc và thỏa thuận với nhau để đi đến quyết định cuối cùng. Bằng biện pháp hòa giải, anh em ruột vẫn có thể giữ được mối quan hệ tốt đẹp, hạn chế tối đa được những mâu thuẫn có thể xảy ra.


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Điều đáng nói, biện pháp hòa giải cũng là biện pháp giải quyết tranh chấp về đất đai được Luật Đất đai 2013 khuyến khích thực hiện. Cụ thể, tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 có quy định rằng: “Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.

Trình tự hòa giải tranh chấp đất đai giữa anh em ruột:

Chủ tịch UBND cấp xã là người có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai giữa anh em ruột tại địa phương. Tuy nhiên, trong trình tự hòa giải cần có sự phối hợp của Ủy ban MTTQ cấp xã và các tổ chức thành viên của ban mặt trận, các tổ chức khác.

Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai giữa anh em ruột cần được thực hiện không quá 45 ngày, tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Sau cuộc hòa giải tranh chấp đất đai, cần phải có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai kèm chữ ký xác nhận thành hoặc không thành của UBND cấp xã. Biên bản được lưu tại UBND xã nơi có tranh chấp cũng như được gửi tới các bên tranh chấp.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, kết quả hòa giải tranh chấp đất đai được giải quyết như sau:

Đối với trường hợp hòa giải tranh chấp thành công mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến cơ quan có thẩm quyền. Tại đây, cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp hòa giải tranh chấp đất không thành công hoặc sau khi hòa giải thành công, có ít nhất 01 trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành. Đồng thời, hướng dẫn các bên tranh chấp đất đai gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước