Bí ẩn ngôi làng “sét đánh”: Mỗi ngày bị sét đánh 10 tiếng, du khách kéo nhau tới xem vì lý do bất ngờ
BÀI LIÊN QUAN
Bí ẩn ngôi làng 100 năm không có một bóng dáng con muỗi: Hóa ra là nhờ yếu tố tâm linh này?Kỳ lạ ngôi làng cheo leo bên vách đá, dân làng ngày ngày chỉ livestream "khoe" nghèo cũng kiếm 100 triệu/thángNgôi làng kỳ lạ không được phép kết hôn với người ngoài: 90% dân có cùng họ, hỏi 1 câu này sẽ bị đuổi đi ngayNgười xưa thường có câu “Sét không bao giờ đánh hai lần ở cùng một chỗ”. Tuy nhiên, có vẻ câu nói này không đúng với Maracaibo, thuộc bang Zulia, Tây Bắc Venezuela.
Đây là khu vực cửa sông Catatumbo hiện đang giữ kỷ lục Guinness thế giới về số lần sét đánh tối đa trong vòng một phút. Trung bình hàng năm, Maracaibo “đón nhận” 160 đêm bị sét đánh. Mỗi ngày, nơi này bị Thiên Lôi “hỏi thăm” suốt 10 tiếng đồng hồ.
Chưa kể, mỗi giờ sét đánh lên tới 280 lần, tương đương mỗi phút khoảng 40 lần. Con số này tương đương với 1,2 triệu lần sét đánh trong năm. Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này được gọi là sét Catatumbo.
Khi miêu tả về hồ Maracaibo, nhiều người dân địa phương dùng đến các biệt danh vô cùng ấn tượng như: “Sông lửa trên bầu trời”, “dòng sông hứng lửa từ trời” hay “Relámpago del Catatumbo” hoặc “Rib a-ba”. Do sét đánh ở một địa điểm duy nhất, thế nên những tia sét ở hồ Maracaibo còn được xem là ngọn hải đăng tự nhiên trong suốt 1500 năm qua.
Sét đánh đối với nhiều người có vẻ đáng sợ. Tuy nhiên, với những người dân nơi đây thì tia sét Catatumbo là niềm tự hào của mình và là lá bùa hộ mệnh thiêng liêng. Đáng chú ý, họ còn tận dụng ánh sáng từ những tia sét này làm la bàn khi di chuyển thuyền bè trong đêm.
Chưa kể, mật độ sét dày đặc đến mức đặc biệt ở Maracaibo còn góp phần tái tạo tầng ozon của trái đất và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, việc tia sét phóng ra điện cũng là nguồn phân đạm của trời, giúp mùa màng tươi tốt, bội thu.
Được biết, khoảng thời gian hồ Maracaibo bị Thiên Lôi “hỏi thăm” nhiều nhất là vào tháng 10 hàng năm. Thời điểm này, hàng loạt cơn bão mang theo mưa lớn cùng sấm chớp, khiến nơi này chịu đựng tới 28 tia sét chỉ trong một phút. Nguồn năng lượng dồi dào này đủ để thắp sáng cho 100 triệu bóng đèn.
Những cơn bão sét hoành hành hàng năm khiến người dân nơi đây vô cùng choáng ngợp. Điều này cũng thu hút sự chú ý của các chuyên gia. Họ cố gắng tìm kiếm lời giải đáp cho hiện tượng này. Trước đây, nhiều nhà khoa học tin rằng, những mỏ uranium ở khu vực hồ Maracaibo chính là nguyên nhân hút sét.
Đến hiện tại, nhiều người lại nghiêng về câu trả lời khác. Cụ thể, các nhà khoa học nghiêng về giả thuyết rằng, nguyên nhân chính khiến hồ Maracaibo hút sét là do sự kết hợp của địa hình và gió nơi đây. Tiến Sĩ Daniel Cecil - Trung tâm Thời tiết và Thủy văn toàn cầu (Mỹ), cho biết địa hình đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy luồng gió nóng hay lạnh và hình thành nên những cơn bão.
Ngoài ra, chuyên gia lĩnh vực tại Met Office là Grameme Anderson cũng đưa ra quan điểm về nhiệt độ, độ ẩm tối đa cùng những cơn gió quanh dãy Andes đã tạo nên những tia sét mạnh nhất thế giới. Tại khu vực Tây Bắc Venezuela vào ban ngày, hồ Maracaibo chảy qua thành phố cùng tên vào biển Caribbean. Theo đó, hơi nước từ mặt hồ được mặt trời sưởi ấm sẽ được hưởng mặt trời sưởi ấm bốc lên cao. Khi đêm đến, gió mậu dịch từ biển thổi tới, đẩy không khí ấm nơi đây vào tầng khí lạnh, sau đó thổi ra các ngọn núi, tạo ra những đám mây bão phát ra tia lửa điện, được gọi là sét.
Đặc biệt, những tia sét này thường không có sấm đi kèm. Điều này trở thành một bí ẩn ở Maracaibo. Thực tế, những cơn bão sét xảy ra cách các nhân chứng từ 50-100km nên không thể có âm thanh đi kèm.
Ngôi làng "sét đánh" có liên quan đến câu chuyện xưa?
Theo người dân địa phương, việc Maracaibo được thần sét “ưu ái” như thế là có liên quan đến một câu chuyện có thật trong lịch sử. Cụ thể, vào một buổi tối năm 1595, thủy thủ người Anh Francis Drake chỉ huy một nhóm tàu chiến để tấn công thành phố Maracaibo (thời điểm đó thuộc sở hữu của Tây Ban Nha). Tuy nhiên, khi đi qua khu vực này, những tia sáng đã khiến nhóm bị lộ diện và không thể tấn công.
Chưa kể, sét Catatumbo còn gắn liền với nền độc lập của đất nước Venezuela. Năm 1823, những đợt sấm sét liên tiếp đã giúp quân đội nước này phát hiện được tàu chiến của quân Tây Ban Nha, sau đó nhanh chóng giành chiến thắng. Đây là lý do mà lá cờ và quốc ca của bang Zulia đều có sự xuất hiện của hình ảnh tia chớp này.
Năm 2014, sét Catatumbo được Tổ chức Guinness đã trao chứng nhận là hiện tượng khí tượng độc đáo. Bên cạnh đó, Chính phủ Venezuela cũng đang cố gắng để sét Catatumbo được xếp hạng Di sản Thế giới của UNESCO.
Với những du khách có dịp ghé thăm hồ Maracaibo, họ sẽ có dịp chứng kiến những màn sấm sét độc đáo và ngoạn mục không nơi nào có được. Thậm chí, ở khoảng cách 40km du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng màn “hòa âm ánh sáng” độc đáo này. Nơi đây, màn đêm buông xuống khá nhanh nên các màn “trình diễn” cũng sớm bắt đầu. Những tia sét có đủ các màu, từ trắng, đỏ đến tím, sáng rực cả một góc trời.
Bên cạnh đó, khu rừng nhiệt đới bao quanh hồ Maracaibo còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật hoang dã như báo, cá sấu, trăn Nam Mỹ, bướm và vô số loài động thực vật ấn tượng khác. Đây quả là điểm đến vô cùng lý tưởng với những người yêu thích thiên nhiên hoang dã.