Bệnh nghề nghiệp là gì? Những bệnh nào thì được hưởng trợ cấp
Đôi nét về bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là gì? Bệnh nghề nghiệp là một loại bệnh phát sinh mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp. Nó hình thành do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.
Từ khi có lao động, con người đã phải chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp và bị bệnh nghề nghiệp. Trước Công nguyên, Hippôcrat đã phát hiện bị bệnh nhiễm độc chì. Vào thế kỉ l, Pline đã phát hiện rằng mình bị những ảnh hưởng xấu của bụi đến cơ thể người. Thế kỉ II, Galien đã tả những căn bệnh mà công nhân mỏ mắc phải. Những thế kỷ sau đó đã phát hiện thêm nhiều bệnh nhiễm độc thủy ngân và những bệnh nghề nghiệp khác.
Vấn đề bệnh nghề nghiệp đã và đang được pháp luật của tất cả các nước quan tâm. Danh mục bệnh nghề nghiệp ở các nước khác nhau có thể khác nhau. Bởi vì trình độ công nghệ và khả năng kinh tế xã hội của từng nước là khác nhau.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã có một số công ước về bệnh nghề nghiệp Họ xếp bệnh nghề nghiệp thành 29 nhóm với hàng trăm bệnh nghề nghiệp khác nhau.
Theo một số nhà kinh tế thì người ta cho rằng hiện nay còn tồn tại rất nhiều loại bệnh nghề nghiệp khác. Nhưng chúng chưa được xếp vào những bệnh đủ điều kiện được hưởng bảo hiểm. Điều này đã làm cho một số người lao động chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi của mình.
Người lao động được nhận bảo hiểm khi mắc bệnh nghề nghiệp là gì?
Một số người thắc mắc rằng nước ta quy định bệnh nghề nghiệp là gì? Năm 1976, nước ta đã quy định 8 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm và năm 1991 đã công nhận thêm 8 bệnh nghề nghiệp khác. Đến nay, nước ta có 16 bệnh nghề nghiệp được công nhận bảo hiểm. Đó là:
- Bệnh bụi phổi do silic gây ra
- Bệnh bụi phổi do amiăng gây ra
- Bệnh bụi phổi bông
- Bệnh do nhiễm độc chì và các hợp chất chì
- Bệnh do nhiễm độc benzen và các đồng đẳng
- Bệnh do nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất thủy ngân
- Bệnh do nhiễm độc mangan và các hợp chất mangan
- Bệnh do nhiễm độc TNT (trinitrotoluen)
- Bệnh do nhiễm các tia phóng xạ và tia X
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn nơi làm việc
- Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
- Bệnh sạm da do điều kiện làm việc
- Bệnh loét da, viêm da, chàm tiếp xúc
- Bệnh lao do tính chất của nghề nghiệp
- Bệnh viêm gan virus
- Bệnh do Leptospira
Nguyên nhân của các bệnh nghề nghiệp trên chủ yếu là do vệ sinh lao động không được đảm bảo hoặc do các nguồn độc hại trong môi trường làm việc. Hậu quả của nó là người lao động bị suy giảm khả năng lao động hoặc tử vong.
Vì vậy, người sử dụng lao động luôn phải có trách nhiệm ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp. Đồng thời trả các chi phí cấp cứu, bồi thường cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp là gì?
Theo quy định của pháp luật, Điều 46 của Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định về các điều kiện người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Cụ thể như sau:
"Điều 46. Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này.
b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này. “
Giấy tờ cần thiết khi mắc bệnh nghề nghiệp là gì?
Theo điều 8 Thông tư số 28/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Chúng bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT. Trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày thông tư này có hiệu lực thì có thể sử dụng kết quá khám sức khỏe ở thời điểm kiểm tra gần nhất.
- Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định của Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT.
- Bản sao hợp lệ của một trong số các giấy tờ sau:
- Kết quả thực hiện quan trắc ở môi trường lao động.
- Biên bản xác nhận rằng công nhân có tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo.
Trợ cấp mà người lao động được hưởng khi mắc bệnh nghề nghiệp là gì?
Theo điều 48 của Luật An toàn và vệ sinh lao động 2015 quy định:
Suy giảm 5% thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay đang là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp là 5 x 1.490.000 đồng = 7.450.000 đồng.
Sau đó, cứ giảm thêm 1% thì người lao động được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở. Ngoài khoản trợ cấp nêu trên, người lao động còn được hưởng thêm một số khoản trợ cấp tính theo số năm đã cho đóng bảo hiểm xã hội
Lý do cần đưa ra luật về bệnh nghề nghiệp là gì?
Theo các nhà khoa học thì số lượng và loại bệnh nghề nghiệp trên thực tế nhiều hơn số lượng các bệnh đã được pháp luật quy định để thực hiện chế độ đối với người lao động. Chính vì thế, trong điều luật này, Bộ luật Lao động quy định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định bệnh nghề nghiệp và cơ chế phối hợp xác định bệnh nghề nghiệp.
Điều này một mặt nói lên sự chặt chẽ của pháp luật. Mặt khác thể hiện sự phụ thuộc của việc công nhận bệnh nghề nghiệp và ý chí của nhà làm luật. Chúng có thể gây nên sự thiệt thòi của người lao động trong trường hợp thật sự bị bệnh nghề nghiệp nhưng do không được pháp luật quy định nên không được hưởng chế độ bình đẳng như các trường hợp bệnh khác.
Bệnh nghề nghiệp là loại bệnh có tác hại và hậu quả về sau lớn. Chúng có thể tồn tại rất lâu dài đối với người lao động, con cái của người lao động và về cả về phương diện thể chất, tinh thần, kinh tế, đời sống. Do đó, người bị bệnh nghề nghiệp cần được bồi thường cả về vật chất và tinh thần.
Lời kết:
Như vậy, chúng tôi đã giúp các bạn trả lời câu hỏi bệnh nghề nghiệp là gì và một số thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết, các bạn đã hiểu thêm về những quyền lợi về người mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng.