BDM là gì? Tất tần tật về vị trí BDM trong doanh nghiệp
Khái niệm, vai trò của một BDM là gì?
BDM là viết tắt của 3 từ Business Development Manager - là vị trí Giám đốc phát triển kinh doanh. Đó là một vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp giúp công ty tạo ra doanh thu bán hàng và thực hiện những công việc nhằm phát triển kinh doanh.
Người đảm nhận vị trí này sẽ chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. BDM là người nghiên cứu và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội, với yêu cầu của khách hàng, đối tác nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Đồng thời họ cũng là người lập ra các kế hoạch tiếp cận thị trường mới, giám sát hoạt động của nhân viên kinh doanh, đảm bảo nhân viên kinh doanh được huấn luyện để đáp ứng yêu cầu công việc của bộ phận phát triển kinh doanh.
Giám đốc phát triển kinh doanh (BDM) là một vị trí quan trọng không thể thiếu trong doanh nghiệp. Không chỉ là người đứng đầu bộ phận phát triển kinh doanh, BDM chính là người giữ vai trò xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác với khách hàng. Nhằm thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng tiềm năng để tăng doanh số bán hàng, mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.
Nhiệm vụ cụ thể của một BDM là gì?
Trong doanh nghiệp, Giám đốc phát triển kinh doanh là người đẩy mạnh doanh thu và giúp công ty phát triển. Những công việc cụ thể hàng ngày của một BDM là gì?
- BDM là người đặt ra mục tiêu kinh doanh, xây dựng các kế hoạch chiến lược nhằm phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Dựa trên nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng đối với dịch vụ, sản phẩm, BDM sẽ lập kế hoạch tìm kiếm và tiếp cận những thị trường mới phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tìm hiểu thông tin về những khách hàng tiềm năng trong các thị trường mục tiêu. Sau đó xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng nhằm phục vụ cho mục đích phát triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp.
- Quan tâm, chăm sóc khách hàng tiềm năng và từng bước chuyển họ thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp bằng cách xây dựng những chiến lược kinh doanh sáng tạo và hiệu quả.
- Thực hiện các báo giá và thương lượng về giá dịch vụ, sản phẩm cùng những đề xuất phù hợp về chính sách khuyến mãi của doanh nghiệp cho khách hàng tiềm năng nhằm tăng doanh số bán hàng.
- Đặt mục tiêu cho nhóm phát triển kinh doanh, phát triển chiến lược của công ty và triển khai thực hiện các kế hoạch để hoàn thành các mục tiêu đó.
- BDM là người lên kế hoạch đào tạo nhân viên kinh doanh để doanh nghiệp có được một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp nhằm đóng góp cho sự phát triển bền vững của công ty.
Những yếu tố cần có ở một BDM là gì?
Vị trí giám đốc phát triển kinh doanh không phải ai cũng làm được. Công việc này đòi hỏi áp lực cao nhưng cũng sẽ mang lại những lợi ích tương xứng. Nếu bạn muốn trở thành một BDM, bạn cần có những kinh nghiệm, những kiến thức và kỹ năng phù hợp đề đảm trách công việc.
Vị trí giám đốc phát triển kinh doanh có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy những yếu tố cần có ở một BDM là gì?
Những kiến thức, kinh nghiệm cần có ở một BDM là gì?
BDM là người đảm nhận công việc liên quan đến kinh doanh và bán hàng. Nên về kiến thức, người làm BDM tốt nhất nên được đào tạo tại những trường Đại học có các ngành quản trị doanh nghiệp hay quản trị kinh doanh p hoặc các ngành thuộc khối kinh tế.
Vị trí giám đốc phát triển kinh doanh không chỉ đòi hỏi kiến thức về chuyên môn mà bạn cần phải có một số kinh nghiệm nhất định: những kinh nghiệm đó có thể là bạn đã từng làm làm quản lý bán hàng, nhân viên kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh hay trưởng bộ phận tiếp thị,…thì có thể xem là phù hợp để ứng tuyển vào vị trí BDM.
Những kỹ năng cần có của vị trí BDM là gì?
Giám đốc phát triển kinh doanh là người chịu trách nhiệm phát triển hoạt động kinh doanh của một tổ chức, một doanh nghiệp bằng cách tạo dựng các mối quan hệ lâu dài với các khách hàng mới cũng như khách hàng hiện tại. Họ có nhiệm vụ nâng cao lợi nhuận thông qua việc lập kế hoạch chiến lược và dự báo. Để làm được những việc đó, họ cần phải có những kỹ năng và năng lực đặc biệt.
Kỹ năng đàm phán
Vị trí giám đốc phát triển kinh doanh luôn yêu cầu có kỹ năng ngoại giao khôn khéo. Một BDM cần phải nắm rõ thời điểm nào nên thương lượng và khi nào cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thuyết phục khách hàng tiềm năng, giành được sự tin tưởng của họ đối với dịch vụ, sản phẩm của công ty và cam kết sẽ sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty.
Kỹ năng quản lý dự án
Trong môi trường kinh doanh, mọi thứ thường vận hành theo một khuôn khổ nhất định. Mỗi dự án đều cần có mục tiêu, chỉ tiêu, chi phí, ngân sách, thời hạn và các nhóm làm việc cần thiết để hoàn thành. Về cơ bản, các giám đốc phát triển kinh doanh phải là người xử lý các vấn đề xảy ra như một giám đốc dự án, nhưng ở một cấp độ khác.
Tư duy nhạy bén trong kinh doanh
Giám đốc phát triển kinh doanh phải có sự hiểu biết về chính doanh nghiệp của mình và của đối thủ cạnh tranh. Họ cần phải theo dõi thị trường và phân tích những mặt có lợi hoặc hại cho doanh nghiệp.
BDM cũng là người xác định những gì khách hàng đang muốn, những gì họ đang mua, những xu hướng họ đang tìm kiếm,...Bằng cách này, họ có thể lập ra chiến lược và cung cấp các giải pháp có lợi cho doanh nghiệp.
Lời kết
Đến đây, chắc các bạn đọc đã hiểu rõ BDM là gì? Tất cả thông tin về vị trí và vai trò của BDM trong doanh nghiệp, những nhiệm vụ cụ thể cũng như kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng cần có để làm tốt công việc của một giám đốc phát triển kinh doanh. Dù bạn là ứng viên đang kỳ vọng làm việc tại vị trí BDM của doanh nghiệp hay lãnh đạo doanh nghiệp đang tìm kiếm ứng viên thì hy vọng rằng bài viết trên của chungs tôi đều sẽ giúp ích cho bạn.