meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ba kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2023

Thứ hai, 26/12/2022-08:12
Dựa trên những biến động của VN-Index tại ngưỡng cản này, đồng thời áp dụng lý thuyết Elliott Wave, độ ngũ phân tích của Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đã đưa ra 3 kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2023.

Sau một năm đầy biến động, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) đưa ra cái tìn lạc quan hơn về thị trường chứng khoán trong năm 2023. Theo đó, thị trường được cho là có khả năng hồi phục mạnh mẽ khi những chính sách đã có tín hiệu đảo chiều.

Đối với bối cảnh quốc tế, Trung Quốc nới lỏng chính sách Zero Covid được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến giao thương toàn cầu cũng như nối lại các chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn. bên cạnh đó, việc CPI của Mỹ hạ nhiệt cũng sẽ giúp Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm tốc độ tăng lãi suất.

Còn tại trong nước, TPS cho rằng chó nhiều yếu tố hỗ trợ thị trường như Nghị định 65 được sửa đổi một số quy định, nới room tín dụng và hỗ trợ thị trường bất động sản, gia tăng đầu tư công và mức định giá hấp dẫn.

Cùng với đó, TPS kỳ vọng làn sóng ETF sẽ tiếp tục nở rộ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam thu hút dòng vốn ngoại. Tính đến ngày 14/12/2022, lượng tiền huy động trong đợt tăng vốn lần thứ 4 của Fubon FTSE mới chỉ đạt 2,1 tỷ TWD, có nghĩa với dư địa còn gần 3 tỷ TWD nữa để đạt mục tiêu 5 tỷ TWD. Do đó, trong thời gian tới, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ đón nhận dòng vốn giải ngân từ quỹ này. Thêm vào đó, dự kiến ngày chuyển đổi chỉ số cơ sở của VNM ETF sẽ có hiệu lực vào ngày 17/3/2023.

Với xu hướng thị trường hiện tại, TPS đánh giá chỉ số chung đang vận động kém hơn so với hiệu xuất lịch sử. Tính đến thời điểm cuối năm 2022, chỉ số VN-Index đang giao dịch tại mức P/E 11 lần, cách 2 lần độ lệch chuẩn so với mức trung bình 5 năm gần nhất.


 
 

Đứng đầu về tiềm năng tăng trưởng EPS, định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa tương xứng với quy mô khu vực. Nếu so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, định giá của Việt Nam cũng nằm ở mức thấp nhất khu vực, nhưng đem lại dư địa tăng trưởng EPS lớn nhất cùng với ROE đầy triển vọng.

Triển vọng thị trường hiện tại đã tích cực hơn khi VN-Index thành công tạo đáy tại mức sâu 873 điểm. Tuy nhiên, sau giai đoạn bứt phá mạnh khoảng 25%% từ đáy, đà tăng của thị trường đã chững lại và đang bước vào trạng thái vận động không xu hướng trong vùng 1.000 - 1.080 điểm.
 
Hiện tại, chỉ số đang vận động trong kênh giá giảm và nhịp hồi của thị trường ở những giai đoạn trước đó đã bị chặn đứng tại cận trên của kênh giá này. Do đó, dựa trên biến động của VN-Index tại ngưỡng cản này, đồng thời áp dụng lý thuyết Elliott Wave, đội ngũ phân tích đưa ra 3 kịch bản cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới.


 
 

3 kịch bản cho thị trường trong năm 2023

Tại kịch bản sơ sở, sau giai đoạn tích lũy và vượt kênh giá giảm, TPS nhận định đây là tín hiệu xác nhận cho việc thị trường đã tạo đáy, đồng thời kết thúc sóng điều chỉnh C để chuyển sang Uptrend. Đối với kịch bản này, mức giá mục tiêu mà chỉ số có thể hướng tới là vùng 1.000-1.200 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 50% và 78.6%).

Đối với kịch bản tích cực, TPS kỳ vọng các khó khăn về vĩ mô sẽ giảm dần, tạo cơ sở cho các Ngân hàng Trung ương thế giới nâng lãi suất với tốc độ chậm lại cũng như nới lỏng chính sách thắt chặt tiền tệ. Từ đó kích thích hoạt động tiêu dùng tăng trưởng trở lại, tạo tiền đề cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Theo kịch bản này, mức tăng trưởng toàn thị trường khoảng từ 10% - 15% sẽ dẫn dắt VN-Index tiến đến vùng 1.373 – 1.436.

Về mục tiêu giá, upside của thị trường sẽ gia tăng, qua đó thu hút dòng tiền sôi động trở lại. Mục tiêu của chỉ số trong giai đoạn này vùng giá quanh mức 1.320 điểm (tương đương vùng đỉnh hồi tháng 6 và tháng 8/2022).

Trong kịch bản tiêu cực, sau khi không thể vượt được kênh giá giảm và tuột khỏi mốc 1.000 điểm, nhiều khả năng thị trường sẽ rơi về quanh mức đáy tháng 11/2022 là 873 điểm để hồi phục theo mẫu hình 2 đáy (double bottom) trước khi kết thúc giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, để kịch bản này xảy ra, chỉ số cần phá vỡ mức 970 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 23.6%).


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong khi đó, báo cáo chiến lược 2023 của Chứng khoán VCBS cho rằng việc Fed liên tục tăng lãi suất với mức độ lớn cùng tần suất dày đặc thời gian qua khiến cho đồng USD lên giá, tạo áp lực đáng kể lên các cân đối kinh tế vĩ mô lớn của Việt Nam.

Nhìn sang năm 2023, đà tăng lãi suất của Fed nhiều khả năng vẫn tiếp tục trong 2023 - mặc dù mức độ tăng và tần suất có thể sẽ chậm lại so với nửa cuối năm 2022. Do đó, thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm tới nhiều khả năng sẽ có xu hướng dao động đi ngang trong biên độ lớn với điểm số và thanh khoản bình quân có thể sẽ thấp hơn đáng kể so với năm 2022.

Đưa ra dự báo cụ thể, công ty chứng khoán này cho rằng VN-Index trong năm 2023 sẽ dao động trong vùng điểm số khoảng 900 - 1.200 điểm, với mức cao nhất của chỉ số có thể lên 1.250 điểm (tương đương giảm gần 18% so với mức đỉnh năm 2022). Tuy nhiên, có thể chỉ số cũng có lúc rơi xuống khoảng 900 điểm trong bối cảnh Fed tiếp tục lộ trình tăng lãi suất trong nửa đầu năm 2023.

Thanh khoản bình quân năm 2023 được kỳ vọng tương đương với mức bình quân trong những tháng cuối năm 2022 và đạt bình quân khoảng 600 - 650 triệu cổ phiếu mỗi phiên trên cả 3 sàn, tương ứng giảm hơn 20-25%.

Bên cạnh đà giảm của giá cổ phiếu theo VN-Index, giá trị giao dịch trung bình trong năm 2023 cũng được kỳ vọng sẽ giảm khoảng 35-45% so với năm 2022, tương ứng mức bình quân mỗi phiên dự báo đạt khoảng 12.000 – 14.000 tỷ đồng trên cả ba sàn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước