Thị trường chứng khoán hôm nay 22/12: Khối ngoại chấm dứt chuỗi 23 phiên mua ròng liên tiếp
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường chứng khoán hôm nay 20/12: Khối ngoại mua ròng một cổ phiếu điện trong phiên VN-Index giảm hơn 15 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 19/12: Bluechip bị bán mạnh, VN-Index "quay xe" cuối phiên giảm 14 điểmThị trường chứng khoán hôm nay 16/12: VN-Index giằng co trong phiên cuối tuần, khối ngoại mua ròng 20 phiên liên tiếpVN-Index nhích nhẹ nhờ cổ phiếu ngân hàng
Sau một phiên điều chỉnh, thị trường chứng khoán trở lại giao dịch khá tích cực khi mở cửa bật tăng hơn 13 điểm. Có thời điểm, áp lực chốt lời khiến chỉ số chính "quay đầu" giảm điểm nhưng đã được kéo lên ngay sau đó. VN-Index giữ trạng thái tăng điểm mặc dù có phần thu hẹp về cuối phiên, với đóng góp chủ yếu từ nhóm vốn hóa lớn.
Theo Tin nhanh chứng khoán, kết phiên, sàn HoSE ghi nhận 232 mã tăng và 152 mã giảm, VN-Index tăng 3,73 điểm (+0,37%), lên 1.022,61 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 714,2 triệu đơn vị, giá trị 12.898,3 tỷ đồng, giảm gần 17% về khối lượng và 10% về giá trị so với phiên hôm qua.
Sàn HNX có 87 mã tăng và 68 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 1,32 điểm (+0,65%), lên 205,79 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 55,58 triệu đơn vị và giá trị 774 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,59 triệu đơn vị, giá trị 197 tỷ đồng.
Đóng cửa, chỉ số UpCoM-Index tăng 0,14 điểm (+0,19%), lên 70,83 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 18,78 triệu đơn vị, giá trị 231,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,67 triệu đơn vị, giá trị 114 tỷ đồng.
Chỉ số VN-Index phiên hôm nay đã trở lại sắc xanh với lực kéo đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, theo đó chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm điểm trước đó.
Phiên hôm nay, cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ cho sự đảo chiều, trong đó ấn tượng nhất phải kể đến VPB của VPBank khi tăng mạnh 4,5% lên 18.450 đồng, thậm chí có thời điểm còn chạm giá trần để trở thành mã đóng góp tích cực nhất cho chỉ số.
Ngoài ra, VCB của Vietcombank cũng đi lên 0,8% đạt 79.300 đồng, cổ phiếu BID của ngân hàng BIDV tăng 1% lên mức 39.000 đồng, MBB tăng 1,7% hay TPB có thêm 3,5% giá trị sau một ngày.
Bên cạnh đó, thị trường còn có sự đóng góp của một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác là VHM của Vinhomes với mức tăng 1% đạt 49.000 đồng, PLX của Petrolimex bứt phá 3,9% hay cổ phiếu bất động sản KDH (Nhà Khang Điền) và PDR (Phát Đạt) kết phiên trong giá trần.
Cổ phiếu chứng khoán phân hóa khi SSI giảm 1,04%, VND và HCM đều giảm 0,68% còn HCM lại tăng 1,18%, FTS tăng 6,58%, TVS tăng 5,5%.
Ở chiều tác động tiêu cực, cổ phiếu dầu khí GAS bị kéo lùi 2,2% xuống mức 101.200 đồng, VNM của Vinamilk bị điều chỉnh 1,7% còn 77.000 đồng, hay thậm chí HVN của Vietnam Airlines bị bán về sát giá sàn.
Dòng tiền trên thị trường có phần hạ nhiệt sau các phiên sàn với tổng giá trị trên các sàn đạt 14.230 tỷ đồng, giảm 14% so với hôm qua. Thanh khoản riêng sàn HoSE chiếm 12.898 tỷ đồng, xuống mức thấp nhất trong 5 phiên gần đây.
Khối ngoại chấm dứt chuỗi 23 phiên mua ròng liên tiếp
Trái với đà tăng điểm của thị trường chung, giao dịch khối ngoại phiên hôm nay lại không mất khả quan khi nhà đầu tư nước ngoài "quay xe" bán ròng với giá trị lên tới 2.530 tỷ đồng trên toàn thị trường. Qua đó chấm dứt chuỗi mua ròng 23 phiên liên tiếp trong hơn 1 tháng giao dịch. Dù vậy, lực bán diễn ra chủ yếu qua giao dịch thỏa thuận, nếu loại đi lượng giao dịch đột biến này, nhà đầu tư ngoại vẫn tiếp tục mua ròng trong phiên hôm nay.
Đáng chú ý nhất hôm nay là EIB của Eximbank bị khối ngoại rút ròng hơn 2.900 tỷ đồng (hơn 8% vốn ngân hàng). Cú đảo chiều bất ngờ so với phiên mua ròng 1.257 tỷ đồng hôm qua. Hiện tại, Eximbank có các nhà đầu tư nước ngoài lớn là SMBC (15% vốn) và quỹ ngoại VinaCapital (gần 5%).
Kết phiên, cổ phiếu EIB giảm đến 2,8% về mức giá 28.000 đồng với khối lượng khớp lệnh chỉ đạt gần 4,7 triệu cổ phiếu. Trong khi đó, khối lượng thỏa thuận đạt hơn 123 triệu đơn vị, do đó khối ngoại chủ yếu bán thỏa thuận với mức giá trong khoảng 26.800-28.000 đồng.
Ngoài ra, xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách bán ròng mạnh trên HoSE còn có DXG, VRE và VNM với giá trị trên 11 tỷ đồng.
Tại chiều mua, HPG tiếp tục nằm trong top mua ròng mạnh nhất với giá trị 70 tỷ đồng. Theo sau đó là VHM và NVL được mua ròng lần lượt 38 tỷ và 26 tỷ đồng. Ngoài ra, trong danh sách mua ròng còn có SSI(25 tỷ đồng), CTG (24 tỷ đồng).
Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng giá trị gần 24 tỷ đồng. Trong đó, IDC tiếp tục được dòng vốn ngoại mua ròng mạnh nhất với 12 tỷ đồng, ngoài ra khối ngoại còn tìm đến PVS với giá trị khoảng 11 tỷ đồng. VCS, DTD, SHS... cũng được mua ròng dè dặt vài trăm triệu đồng.
Ở chiều ngược lại, PGS, PSE, VTV,... bị bán ròng mạnh nhất, song giao dịch chỉ đạt khoảng vài trăm triệu đồng.
Trên UPCoM, nhà đầu tư ngoại hôm nay bán ròng nhẹ 1 tỷ đồng. Trong đó, tại chiều bán, cổ phiếu VTP và QNS bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất mỗi mã 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, họ cũng bán ròng tại các mã CMT, VGT, PVP,... với giá trị mỗi mã dưới 1 tỷ đồng.
Tại chiều mua, MPC là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng 2 tỷ đồng, hay như ACV, MCM, MCH,... cũng được mua ròng mỗi cổ phiếu vài trăm triệu đồng.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều tăng với VN30F2301 nhích nhẹ 0,7 điểm, tương đương +0,07% lên 1.037,7 điểm, khớp lệnh hơn 363.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 52.800 đơn vị.
Còn trên thị trường chứng quyền, nhóm các mã thanh khoản cao phần lớn đứng tham chiếu như CHPG2202 với 1,56 triệu đơn vị, dừng chân tại 20 đồng/cq, tương tự là CPOW2204, CHPG2221, CSTB2211…
Hai mã CSTB2218 và CHPG2216 khớp 1,33 triệu đơn vị và 1,11 triệu đơn vị đều giảm, với CSTB2218 -7,7% xuống 360 đồng/cq và CHPG2216 giảm gần 70% xuống 50 đồng/cq.