meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 21/12: Nhóm cổ phiếu VN30 ngược dòng giúp VN-Index giữ được trên mốc 1.000 điểm

Thứ tư, 21/12/2022-16:12
Thị trường chứng khoán hôm nay biến động mạnh với VN-Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp. Dù vậy, bộ chỉ số VN30 vẫn ngược dòng tăng điểm nhờ lực kéo của một số cổ phiếu lớn.

VN-Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp

Theo Zingnews, thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch ngày 21/12 chứng kiến sự biến động mạnh của chỉ số, trong đó có sự quay đầu đầy bất ngờ của nhóm vốn hóa lớn như bộ chỉ số VN30. 

Trong phiên sáng, VN-Index có sự hồi phục đáng kể nhưng tâm lý tiêu cực nhanh chóng trở lại trong phiên chiều kéo chỉ số đảo ngược sang sắc đỏ với mức thấp nhất giảm hơn 17 điểm, trước khi được kéo lại trong phiên ATC.

Chốt phiên, VN-Index giảm 4,25 điểm (-0,42%) xuống 1.018,88 điểm; HNX-Index giảm 3,07 điểm xuống 204,46 điểm; UpCOM-Index giảm 0,34 điểm xuống còn 70,7 điểm.


Thị trường biến động mạnh với VN-Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp. Nguồn FireAnt
Thị trường biến động mạnh với VN-Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp. Nguồn FireAnt

Riêng VN30, bộ chỉ số đại diện cho 30 doanh nghiệp tốt nhất sàn HoSE đã có pha đảo chiều mạnh mẽ khi đóng cửa trong sắc xanh. Cụ thể, VN30-Index tăng 3,31 điểm (0,32%) lên trên 1.033 điểm. Nhóm chỉ số này ghi nhận 14 mã tăng điểm với lực kéo chủ lực đến từ các mã Vietcombank, Vinamilk và Sacombank. Ngược lại 13 mã giảm giá (có đó thậm chí có 2 mã giảm kịch sàn là NVL và PDR) và 3 mã đi ngang.

Thị trường giảm điểm nhẹ chủ yếu nhờ lực kéo của nhóm vốn hóa lớn như VN30. Ở diễn biến khác, bộ chỉ số đại diện cho nhóm vốn hóa trung bình là VNMID giảm đến 1,12% còn nhóm vốn hóa nhỏ VNSML giảm 1,98%.

Nhìn chung, thị trường chìm trong sắc đỏ với áp lực bán chủ đạo. Toàn sàn ghi nhận tới 571 mã giảm giá, ngược lại chỉ có 364 mã tăng giá và 171 mã đi ngang tại tham chiếu.

Thậm chí thị trường còn có 70 mã chứng khoán giảm kịch sàn, trong đó chủ yếu là cổ phiếu bất động sản như DIG, CEO, NVL, PDR, HPX... và nhóm đầu cơ với những cái tên như APS, OGC, ITA, TSC, IBC...

Hàng loạt cổ phiếu "đảo như rang lạc", đặc biệt là nhóm chứng khoán và thép. Các cổ phiếu như ND, SSI, VCI, MBS, HSG, NKG,... đều có thời điểm chạm sàn trước khi thu hẹp đà giảm vào cuối phiên. Dù vậy, sắc đỏ vẫn bao trùm lên hầu hết cổ phiếu 2 nhóm ngành này.

Thậm chí, một số cái tên của nhóm chứng khoán như FTS, VIX vẫn giảm hết biên độ. Theo đó, đây là phiên sàn thứ 2 liên tiếp của cặp đôi này. Chung một cảnh ngộ nhưng 2 cổ phiếu này lại đón nhận những thông tin trái ngược nhau. Cụ thể, nhóm cổ đông liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuấn vừa thành công bán hơn 23% cổ phần của Chứng khoán VIX chỉ trong ít ngày. Trong khi đó, cổ đông lớn nhất của Chứng khoán FPTS lại liên tục đăng ký mua gom để tăng sở hữu.

Áp lực chốt lời sau nhịp hồi mạnh từ đáy là điều khó tránh khỏi, nhất là với những cổ phiếu đã tăng mạnh chỉ trong thời gian ngắn. Dù điều chỉnh giảm trong vài phiên vừa qua, nhưng hầu hết các cổ phiếu như VND, SSI, VCI, MBS, SHS, HPG, HSG, NKG,... vẫn cao hơn khoảng 45-60% so với thời điểm các đây hơn 1 tháng.

Không có được "may mắn" như 2 nhóm thép và chứng khoán, hàng loạt cổ phiếu bất động sản giảm hết biên độ dù vẫn có dòng tiền vào bắt đáy. Đây đã là phiên nằm sàn thứ 2 liên tiếp của những cái tên như NVL, GEX, DIG, L14,... thậm chí HPX còn trắng sàn 3 phiên liên tiếp. 


Thị trường nhìn chung chìm trong sắc đỏ với áp lực bán chủ đạo. Nguồn Vietstock
Thị trường nhìn chung chìm trong sắc đỏ với áp lực bán chủ đạo. Nguồn Vietstock

Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu tăng trần ấn tượng trong phiên hôm nay có thể kể đến HAG của Hoàng Anh Gia Lai dư mua trần hàng triệu cổ phiếu. Hay SBT của TTC Sugar tăng hết biên độ lên 14.550 đồng. GIL của Gilimex được giải cứu sau thông tin về vụ kiện với Amazon, thậm chí còn được kéo về giá trần 22.650 đồng.

Cổ phiếu năng lượng, hàng không và bán lẻ phân hóa. Trong khi, GAS giảm 1,24%, POW giảm 2,34% trong khi PGV đứng giá tham chiếu, thì PLX tăng 0,51%. Ở nhóm hàng không VJC tăng 0,27% nhưng HVN giảm tới 4,36%; MWG và PNJ lần lượt mất đi 0,22% và 0,81% giá trị còn FRT thì đứng giá tham chiếu.

Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh với tổng giá trị giao dịch trên toàn sàn còn 16.451 tỷ đồng, giảm 17% so với phiên hôm qua.

Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng 1.700 tỷ đồng

Trái ngược với sự điều chỉnh của thị trường chung, giao dịch khối ngoại vẫn là điểm sáng khi họ mua ròng với tổng giá trị 1.724 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trong đó, lực mua của nhà đầu tư nước ngoài tập trung giải ngân EIB thông qua giao dịch thỏa thuận, HPG trong khi bán ròng STB, VIC. 

Trên sàn HoSE, nhà đầu tư ngoại mua ròng khối lượng gần 63 triệu cổ phiếu, giá trị ghi nhận xấp xỉ 1.695 tỷ đồng. Tại chiều mua, EIB của Eximbank là cái tên được mua ròng đột biến với giá trị 1.257 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch thỏa thuận của cổ phiếu EIB trong phiên đạt mức 2.270 tỷ đồng và khối ngoại có đóng góp không nhỏ. Trong danh sách mua ròng của khối ngoại còn có HPG với 54 tỷ đồng. Ngoài ra, khối này còn mua ròng NVL với giá trị 45 tỷ đồng.


Lực mua của nhà đầu tư ngoại tập trung giải ngân vào EIB, HPG trong khi bán ròng STB, VIC
Lực mua của nhà đầu tư ngoại tập trung giải ngân vào EIB, HPG trong khi bán ròng STB, VIC

Ngược lại, cổ phiếu STB chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị 29 tỷ đồng. Theo sau là VIC và NKG bị bán ròng mỗi mã khoảng 10 tỷ đồng. Xếp tiếp theo trong danh sách bán ròng còn có FUEVFVND (-8 tỷ đồng), VRE(-6 tỷ đồng).

Trên HNX, khối ngoại mua ròng gần 28 tỷ đồng. Trong đó, IDC được mua ròng mạnh nhất với 20 tỷ đồng. Ngoài ra dòng vốn ngoại còn tìm tới PVS, PVI, CEO,.. với giá trị mua ròng từ 1 tỷ đến 2 tỷ đồng. 

Ở chiều ngược lại, những cái tên như TIG, API, L14,... bị bán ròng mạnh nhất trên HNX, nhưng giá trị chỉ khoảng vài chục đến 100 triệu đồng.

Trên UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài phiên hôm nay mua ròng nhẹ 2 tỷ đồng. Tại chiều mua, MPC và MCH được mua ròng mạnh nhất lần lượt 3 tỷ và 1 tỷ đồng. Ngoài ra, họ cũng mua ròng tại MCM, ACV, HPP,... với giá trị mỗi mã dưới 800 triệu đồng.

Tại chiều bán, VTP, QNS bị khối ngoại bán ròng lần lượt 4 tỷ và 2 tỷ đồng, tương tự, VOC, VEA, VQC,... cũng bị bán ròng mỗi cổ phiếu vài trăm triệu đồng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

17 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

17 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

23 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

23 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

23 giờ trước