meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường chứng khoán hôm nay 20/12: Khối ngoại mua ròng một cổ phiếu điện trong phiên VN-Index giảm hơn 15 điểm

Thứ ba, 20/12/2022-16:12
Thị trường với sự hỗ trợ lớn từ dòng tiền của khối ngoại phiên hôm nay vẫn không thể kìm hãm được lực bán của nhà đầu tư trong nước. Chỉ số VN-Index liên tục đánh mất các mốc quan trọng trước khi kịp hồi phục một phần vào cuối ngày.

VN-Index giảm thêm hơn 15 điểm

Theo Tin nhanh chứng khoán, mặc dù không có thông tin được cho là tiêu cực trong những ngày gần đây nhưng lực cung bất ngờ đổ mạnh vào thị trường trên khắp các nhóm ngành khiến VN-Index ghi nhận thêm một phiên giảm mạnh, qua đó mất tổng cộng gần 30 điểm chỉ trong 2 phiên đầu tuần.

Cụ thể, áp lực bán tiếp tục gia tăng trong phiên chiều, có thời điểm sàn HoSE có hơn 400 mã giảm, theo đó VN-Index lùi về gần mốc 1.010 điểm và giằng co trong suốt 1 giờ đồng hồ với biên độ hẹp. 

Sao 14h, lực cung giá thấp được tiết chế, trong khi lực mua bắt đáy hoạt động nhẹ, cùng trợ lực từ các bluechip đã giúp thu hẹp đà giảm, VN-Index dần hồi phục và lấy lại ngưỡng 1.032 điểm. Dù vật, chỉ số cũng nhanh chóng để tuột mốc này và tiếp tục mất điểm trong phiên ATC, kéo chỉ số về gần mốc 1.020 điểm khi đóng cửa.

Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 79 mã tăng và 362 mã giảm, VN-Index giảm 15,27 điểm (-1,47%), xuống 1.023,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 1.075 triệu đơn vị, giá trị 17.465,9 tỷ đồng, tăng gần 9% cả về khối lượng và giá trị so với phiên giao dịch hôm qua.


Phiên hôm nay chứng kiến nhiều pha "tàu lượn" thử thách tinh thần nhà đầu tư. Nguồn FireAnt
Phiên hôm nay chứng kiến nhiều pha "tàu lượn" thử thách tinh thần nhà đầu tư. Nguồn FireAnt

Đóng cửa, sàn HNX có 41 mã tăng và 141 điểm, HNX-Index giảm 4,71 điểm (-2,22%), xuống 207,53 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 117,88 triệu đơn vị, giá trị 1.554,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 17,1 triệu đơn vị, giá trị 204,6 tỷ đồng.

UpCoM-Index giảm 1,08 điểm (-1,5%), xuống 71,03 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 39,4 triệu đơn vị, giá trị 446 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 15,58 triệu đơn vị, giá trị 228,3 tỷ đồng.

Thị trường chìm trong sắc đỏ với sự yếu thế của bên mua. Trong đó, các cổ phiếu gây tác động tiêu cực nhất lên thị trường phải kể đến các mã HPG của Hòa Phát, TCB của Techcombank và VPB của VPBank. Ở chiều ngược lại, VNM của Vinamilk, CTG của VietinBank và HVN của Vietnam Airlines đóng vai trò lực đỡ chính cho thị trường.

Xét theo từng nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng phân hóa mạnh. Trong khi, VPB giảm 3,62%, TCB giảm 5,3%, MBB giảm 4,09%, HDB giảm 4,03%, VIB giảm 5,06%, SHB giảm 3,21%, MSB giảm 3,46%, LPB giảm 5,32%, ngược lại CTG lại tăng 1,63%, EIB tăng 2,15%, STB tăng 0,22%, OCB tăng 0,32%. Nhìn chung, sắc đỏ vẫn lấn áp sắc xanh.

Cổ phiếu chứng khoán cũng diễn biến tiêu cực với SSI giảm 3,41%, VND giảm 1,94%, VCI giảm 4,07%, HCM giảm 2,67%, CTS giảm 5,8%, VIX và FTS đều giảm kịch sàn.

Diễn biến tiêu cực hơn là nhóm bất động sản. Hàng loạt cổ phiếu giảm sâu có thể kể đến như VRE mất 5,68% giá trị, PDR giảm 6,52%, DXG giảm 4,96%, KDH giảm 3,37%, SJS giảm 5,83%, TCH giảm 4,76%, CRE giảm 6,44%. Thậm chí các mã giảm kịch sàn như trường hợp của NVL, DIG, VCG, ITA, CII, SZC, IJC, HPX, DPG, LDG...


Toàn sàn có 705 mã giảm giá (trong đó 104 giảm sàn) và chỉ có 192 mã tăng điểm trong phiên. Nguồn Vietstock
Toàn sàn có 705 mã giảm giá (trong đó 104 giảm sàn) và chỉ có 192 mã tăng điểm trong phiên. Nguồn Vietstock

Nhóm sản xuất diễn biến phân hóa, trong khi VNM tăng 2,21%, SAB tăng 0,29%, DPM tăng 2,77%, BHN tăng 2,08%, NKG tăng 3,9%, IMP tăng 2,11% thì MSN lại giảm 1,05%, HPG giảm 5%, GVR giảm 6,54%, DGC giảm 1,9%; GEX, HT1, IDI, SAM, GIL... đều giảm kịch biên độ.

Tương tự, cổ phiếu năng lượng cũng phân hóa khi  POW giảm 3,6%, PLX giảm, GAS giảm 0,38% còn PGV tăng 0,28%.

Cổ phiếu bán lẻ giao dịch tiêu cực khi MWG giảm 1,38%, PNJ giảm 1,34% và FRT giảm 2,04%. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu hàng không "cất cánh" khi VJC và HVN lần lượt có thêm 0,09% và 4,93% giá trị.

Khối ngoại bất ngờ tăng tốc mua ròng 1.900 tỷ đồng

Giao dịch khối ngoại hôm nay vẫn là điểm sáng khi họ mua ròng đột biến 1.901 tỷ đồng trên toàn thị trường. 

Trong đó, trên sàn hoSE, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1.852 tỷ đồng. Tại chiều mua, VPD của Công ty cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam là cái tên được mua ròng nhiều nhất với giá trị 781 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch lên tới 26,6 triệu đơn vị, tương đương 25% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của VPD.

Hiệu ứng "khủng" từ khối ngoại đã giúp VPD giữ được đà tăng mạnh mẽ. Mã chứng khoán này vẫn tăng 5,1% lên 29.100 đồng trong phiên đỏ lửa, kéo dài mức tăng hơn 30% từ vùng đáy giữa tháng 11 đến nay.

Giá trị mua ròng đột biến tại VPD còn có đóng góp chủ chốt giúp khối ngoại nâng giá trị phiên hôm nay đạt hơn 1.850 tỷ đồng, kéo dài chuỗi mua ròng 22 phiên liên tiếp. Ngoài VPD, nhà đầu tư ngoại còn mua ròng STB và SHB với giá trị lần lượt 120 tỷ đồng và 91 tỷ đồng.

Tại chiều bán, VRE và VHC chịu áp lực bán ròng mạnh nhất với giá trị lần lượt là 16 tỷ đồng và 9 tỷ đồng. Tiếp theo trong danh sách bán ròng còn có FUEVFVND (5 tỷ đồng), BID (5 tỷ đồng) và NLG (4,8 tỷ).


Nhà đầu tư nước ngoài kéo dài chuỗi 22 phiên mua ròng liên tiếp, với tâm điểm gom hơn 780 tỷ đồng cổ phần VPD
Nhà đầu tư nước ngoài kéo dài chuỗi 22 phiên mua ròng liên tiếp, với tâm điểm gom hơn 780 tỷ đồng cổ phần VPD

Trên HNX, khối ngoại mua ròng mạnh IDC với 26,5 tỷ đồng, ngoài ra dòng vốn ngoại còn tìm tới PVS, CEO, HUT,... với giá trị từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng. Ngược lại, VCS, THD, MBS... bị bán ròng từ chục triệu đồng đến vài tỷ đồng trên HNX.

Trên UPCoM, khối ngoại mua ròng hơn 10,6 tỷ đồng. Trong đó, MCH được khối ngoại mua ròng 3,4 tỷ đồng, tương tự, VEA, MPC, ACV, BSR cũng được mua ròng mỗi cổ phiếu đều trên 1 tỷ đồng. Ngược lại, VTP bị khối này bán ròng khoảng 1,8 tỷ đồng; ngoài ra họ cũng bán ròng LTG, PAT, CSI,...

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều mất điểm, trong đó VN30F2301 đáo hạn gần nhất giảm 18 điểm, tương đương -1,72% xuống 1.027 điểm, khớp lệnh hơn 414.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 50.400 đơn vị.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước