Ảnh hưởng đại dịch COVID-19, CGV lỗ 187 triệu USD trong năm 2021
BÀI LIÊN QUAN
Bỏ khung giá đất góp phần minh bạch hóa thị trường bất động sảnGiải pháp "chặn" bán nhà hai giá: Có nên áp dụng hệ số K?Hội An - “Miền đất hứa” của nhà đầu tưTheo tin từ tờ Yonhap, chuỗi rạp phim lớn nhất Hàn Quốc, trong quý 4/2021, vẫn thua lỗ giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành. Cụ thể, CJ CGV - một chi nhánh của CJ Group báo cáo thua lỗ ở mức 43,5 tỷ won (tương đương 36,4 triệu USD) trong giai đoạn từ tháng 10 - 12 năm 2021, giảm mạnh so với mức lỗ 89,7 tỷ USD cùng kỳ 1 năm trước.
Tính riêng doanh thu quý IV/2021, nhờ sức hút của “bom tấn” Hollywood Spider-Man: No Way Home, doanh thu của CGV tăng 67,6%, từ 111,5 triệu USD lên 186,8 triệu USD. Tuy nhiên, công ty vẫn tiếp tục lỗ 36,4 triệu USD. Nhưng mức thiệt hại này đã được thu hẹp một nửa so với cùng kỳ năm 2020, ở mức 241,1 tỷ won (187 triệu USD).
Sang đến quý I/2022, tình hình kinh doanh của CGV vẫn chưa có nhiều diễn biến tích cực. Doanh thu tăng 29,4% lên mức 181,5 triệu USD, tuy nhiên, công ty vẫn tiếp tục thua lỗ khoảng 42,7 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021.
Khi được hỏi về dự báo tình hình tài chính trong năm 2022, đại diện CJ CGV nói trong tuyên bố: "Tình hình tài chính của chúng tôi sẽ được cải thiện nhờ những bộ phim sắp tới".
Doanh thu của Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam, trong năm 2020, đạt gần 1.400 tỷ đồng, giảm hơn 60% so với năm 2019. Chính những chi phí gia tăng đã khiến khoản lỗ này của CGV Việt Nam phát sinh lên tới 850 tỷ đồng.
Hai năm 2020, 2021, khi đại dịch COVID-19 hoành hành trên khắp thế giới, chính là 2 năm đen tối nhất của các doanh nghiệp kinh doanh giải trí, bao gồm vả CGV.
Trước đại dịch, doanh thu tăng trưởng hằng năm của CGV Việt Nam tương đối ổn định. Vào năm 2016, doanh thu thuần của chuỗi rạp phim này đạt 2.140 tỷ đồng, lãi gộp 369 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp đạt khoảng 17%. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 93 tỷ đồng.
Giai đoạn 2017 - 2018, doanh thu thuần của CGV Việt Nam đạt lần lượt là 2.623 tỷ đồng và 2.880 tỷ đồng, lợi nhuận gộp tương ứng 466 tỷ đồng và 351 tỷ đồng. Doanh nghiệp báo lãi 106 tỷ đồng trong năm 2017 nhưng con số này giảm xuống chỉ còn 38 tỷ đồng vào năm 2018.
Năm 2019, CGV tăng trưởng doanh thu 29%, đạt 3.708 tỷ đồng, báo lãi 122 tỷ đồng, mức cao nhất từ khi thành lập. Tính đến hết năm 2019, tổng tài sản của CGV Việt Nam đạt 3.696 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 627 tỷ, chiếm 17%.
CJ CGV chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam từ năm 2011 sau thương vụ chi tới 70 triệu USD để thâu tóm Công ty Envoy Media Partners (chủ sở hữu cụm rạp MegaStar). Hai năm sau, CJ CGV Hàn Quốc chuyển đổi thương hiệu MegaStar thành CGV.
Theo dữ liệu từ Statista, suốt giai đoạn 2013-2020, CGV chiếm trung bình 50% thị phần tại Hàn Quốc. Chuỗi này cũng có thị phần tương tự tại Việt Nam và đang dẫn đầu thị phần cả nước.
Một doanh nghiệp khác là Lotte Cultureworks – đơn vị điều hành Lotte Cinema cũng ghi nhận tình trạng lỗ. Trong quý IV/2021, doanh thu của doanh nghiệp này giảm 21,9% xuống còn 25 tỷ won từ mức 32 tỷ won 1 năm trước. Doanh thu của cả năm 2021 đã giảm xuống 234 tỷ won từ mức 422 tỷ won của 1 năm trước đó trong khi thua lỗ đã thu hẹp lại còn 133 tỷ won từ mức 161 tỷ won.
Các chuyên gia cho rằng các chuỗi rạp phim tại Hàn Quốc vẫn còn hy vọng để cải thiện bảng cân đối kế toán trong những tháng còn lại của năm 2022. Bởi vẫn còn rất nhiều các bộ phim bom tấn sắp ra rạp và sẽ thu hút người xem.