meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

AI, ChatGPT, Deepfake… và bài toán xây dựng hệ thống “AI có trách nhiệm”

Thứ năm, 15/06/2023-07:06
Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy cho rằng, trong tương lai, các công ty công nghệ về trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ có bức tranh tổng thể về từng cá nhân, thậm chí các chỉ số sinh lý. Do đó, vấn đề quyền cá nhân, thông tin cá nhân phải được đặt ra và cầu chuyện đạo đức, pháp lý liên quan đến AI cần được chú ý.

Nhiều bước tiến nhanh chóng trong lĩnh vực AI

Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định rõ mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và các thành tựu cuộc cách mạng 4.0 với việc coi phát triển công nghiệp chế tạo, chế biến là then chốt, chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Giai đoạn 2021- 2030 sẽ tập trung chỉ đạo thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Trong khuôn khổ “Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0 năm 2023 diễn ra chiều 14.6, ông Dương Duy Hưng, Trợ lý Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, lần đầu tiên, Việt Nam đã coi ngành công nghiệp công nghệ số trong đó ưu tiên phát triển AI, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, Internet vạn vật, thiết bị điện tử viễn thông, thiết kế và sản xuất chíp bán dẫn là 1 trong 6 ngành công nghiệp nền tảng.

Riêng trong lĩnh vực AI, theo ông Hưng, trong những năm gần đây tại Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, ngày càng đi vào chiều sâu và mở rộng ở nhiều lĩnh vực.

Dẫn dự báo của Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới PriceWaterhouse Coopers, ông Hưng cho hay vào năm 2030, AI sẽ đóng góp thêm 15,7 nghìn tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu và tạo ra những ngành công nghiệp mới và việc làm mới.


Ông Dương Duy Hưng, Trợ lý Trưởng Ban Kinh tế Trung ương
Ông Dương Duy Hưng, Trợ lý Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

Ngoài ra, Báo cáo “Chỉ số sẵn sàng về AI của chính phủ” do tổ chức Oxford Insights kết hợp với Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada thực hiện đưa ra tháng 2/2023, ghi nhận chỉ số sẵn sàng cho AI của Việt Nam đã đạt mức 51,82/100, tăng 14 bậc so với trước và vượt qua mức trung bình toàn cầu là 47,72.

“Nhiều tổ chức quốc tế nhận định AI là công nghệ nền tảng quan trọng nhất dẫn dắt hoạt động chuyển đổi số trong các ngành, các lĩnh vực, các tổ chức, doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ AI đã được công nhận rộng rãi như một biểu hiện của sức mạnh toàn diện của một quốc gia thông qua năng lực thực hiện đổi mới, sáng tạo, ông Hưng nói.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy cho biết, kể từ khi khái niệm 4.0 được đưa ra trên toàn thế giới, cuộc chơi định hình và dần chuyển sang công nghệ thiết thực gần gũi hơn, thúc đẩy ứng dụng AI trong cuộc sống và AI đang góp phần thay đổi phương thức làm việc.

“Trong 6 tháng qua cả thế giới chứng kiến sự phát triển bùng nổ về xu thế AI siêu lớn, qua các hệ thống AI tạo sinh, chat GPT, hệ thống xử lý ảnh, video kết hợp dữ liệu lớn làm thay đổi cuộc sống hàng ngày con người. Việt Nam đã có những tiếp cận xu thế nhanh thông qua tổ chức, diễn đàn 4.0, triển khai ban hành chiến lược chuyển đổi số quốc gia", Thứ trưởng Duy nói.

Thứ trưởng Duy chia sẻ, Việt Nam đã có một số sản phẩm như hệ thống sản phẩm trợ lý ảo khá toàn diện; sản phẩm xử lý ảnh, camera nhận dạng ô tô, biển số xe, người, điểm danh; các sản phẩm trong lĩnh vực ngân hàng tài chính, tự động gợi ý sản phẩm cho khách hàng và AI cũng đang được nghiên cứu ứng dụng trong y học, chẩn đoán sớm tại Việt Nam. Ngoài ra còn có xe tự hành.


Toàn cảnh Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0 năm 2023
Toàn cảnh Diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0 năm 2023

Ông Lê Vũ Minh, Giám đốc tư vấn chuyển đổi số FPT Digital cũng cho rằng, câu chuyện gia công, xuất khẩu phần mềm không nằm ngoài xu hướng dịch chuyển công nghệ mới như AI, Blockchain…FPT nhận thấy đây là một cơ hội lớn và điều quan trọng là có nắm bắt được không.

Theo ông Minh, trong nhiều ngành Việt Nam có thể đi chậm hơn thế giới nhưng với những ngành công nghệ mới, khoảng cách Việt Nam và thế giới gần nhau hơn và có nhiều cơ hội ghi dấu ấn lớn hơn việc xuất khẩu phần mềm. Do đó, FPT đã đầu tư rất lớn cho nghiên cứu AI, mời các chuyên gia hàng đầu thế giới cùng nghiên cứu.

Ông Minh nhấn mạnh, việc tạo ra những cơ hội nghiên cứu, những dấu ấn riêng của mình là rất quan trọng để có hướng phát triển xa hơn, vị thế tốt hơn và giá trị lớn hơn.

Pháp lý và đạo đức của AI

Ông Bùi Thế Duy cho biết, Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển AI. Tuy nhiên thực tiễn số lượng chuyên gia trong lĩnh vực AI tại Việt Nam không nhiều.

“Chúng ta không có hạ tầng siêu tính toán như ở các quốc gia, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu khoảng thứ 40. Vì vậy, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam chắc chắn là khoảng cách rất xa với các nước đi đầu và xu thế còn tăng tiếp. Vì vậy, chúng ta không quá tham vọng phát triển các sản phẩm hàng đầu thế giới, chỉ đi vào các sản phẩm ngách phục vụ thị trường Việt Nam”, Thứ trưởng Duy nói.

Ngoài những lợi ích AI mang lại, ông Duy cho hay, hành lang pháp lý chung trên toàn thế giới đang bị chậm hơn sự phát triển theo chiều thẳng đứng của công nghệ.

“Thế giới bắt đầu quan tâm nhiều đến vấn đề pháp lý và đạo đức của AI. Nếu ChatGPT đưa ra câu trả lời sai thì trách nhiệm thuộc về ai. Ví dụ, khi nấu ăn theo công thức ChatGPT nhưng dữ liệu sai, người ăn bị ngộ độc, nghiêm trọng hơn nữa là các câu hỏi về vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh, lịch sử, nếu ChatGPT trả lời sai thì như thế nào?”, ông Duy nêu.

Ông Duy cho rằng, trong tương lai, các công ty công nghệ về AI sẽ có bức tranh tổng thể về từng cá nhân, thậm chí các chỉ số sinh lý. Lúc đầu mục tiêu của họ là để tư vấn bán hàng, nhưng với bức tranh tổng thể đó, họ có bản sao số của từng người. Do đó, vấn đề quyền cá nhân, thông tin cá nhân phải được đặt ra và cầu chuyện đạo đức, pháp lý liên quan đến AI cần được chú ý.


Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy
Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy

Ông Duy dẫn ví dụ về cuộc gọi Deepfake (cuộc gọi giả mạo giọng nói, gương mặt của người thân để lừa đảo), hiện nay đã xuất hiện ở một số địa phương.

Theo đó, ông Duy cho biết, trong năm nay, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đề nghị các cơ quan tập trung quan tâm đến kỹ năng ứng phó với trí tuệ nhân tạo.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy cũng cho hay, Bộ đang cùng các chuyên gia Australia xây dựng hệ thống quy định AI có trách nhiệm (từ người xây dựng hệ thống đến những người sử dụng). Cùng với đó, khu vực doanh nghiệp cần quan tâm hơn về đào tạo nhân lực, xây dựng hệ thống cho riêng mình.


Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Diễn đàn
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại Diễn đàn

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho rằng, cần tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về phát triển công nghiệp quốc gia và các lĩnh vực công nghiệp đặc thù như công nghiệp công nghệ số, công nghiệp quốc phòng, an ninh, năng lượng...; tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất thông minh…

Đồng thời, xây dựng và triển khai chương trình quốc gia về nâng cao năng lực độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của nền sản xuất Việt Nam đến năm 2045 (Make in Vietnăm 2045) theo hướng chú trọng nâng cao tự chủ về nguyên liệu, công nghệ, sản xuất và thị trường, tăng cường năng lực sáng tạo và thiết kế, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ, có giá trị gia tăng cao và các ngành công nghiệp phát thải cácbon thấp; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ, nhất là công nghệ lõi, công nghệ nguồn…

“Tiếp tục cơ cấu lại ngành dịch vụ dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Trần Tuấn Anh nêu.

Thanh Long
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Tin mới cập nhật

Nhà đầu tư phía Bắc hâm nóng bất động sản TP.HCM và vùng phụ cận

7 phút trước

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

7 phút trước

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

5 giờ trước

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

5 giờ trước

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

8 giờ trước