meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

AEON Việt Nam sẽ đánh bại đối thủ nhờ bánh mỳ và đồ chế biến sẵn?

Thứ ba, 11/10/2022-08:10
AEON đã và đang tạo nên mạng lưới cung cấp cho các siêu thị nhỏ thuộc hệ sinh thái nhờ việc tích hợp bếp sản xuất đồ ăn chế biến sẵn và bánh mì ở những trung tâm thương mại lớn.

Nikkei Asia Review đưa tin rằng tập đoàn bán lẻ Nhật Bản Aeon có mục tiêu tạo dựng lợi thế trong lĩnh vực thực phẩm nên đã vạch ra kế hoạch tăng gấp 3 số trung tâm thương mại tại Việt Nam vào năm 2025. Dự kiến, kế hoạch thu hút nhóm đối tượng khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu vốn đang tăng lên mạnh mẽ. Đồng thời cũng hạn chế với nhà khai thác nước ngoài trong 2 năm tới. 

Mỗi 6h sáng, nhà bếp bên trong của Aeon Mall Hà Đông lại bắt đầu nhộn nhịp. Hệ thống chế biến này liệu đang cung cấp khoảng 60 loại bánh mỳ và bánh ngọt khác nhau tới 5 siêu thị MaxValu gần địa điểm đó.


Aeon có mục tiêu tạo dựng lợi thế trong lĩnh vực thực phẩm
Aeon có mục tiêu tạo dựng lợi thế trong lĩnh vực thực phẩm

Căn bếp cho ra lò trung bình mỗi ngày trong tuần là 5.000-6.000 chiếc bánh và giao 3 ngày/ lần cho các cửa hàng thông qua mạng lưới hậu cần riêng. Trưởng nhóm sản xuất bánh, anh Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ rằng: “Chúng tôi có thể giao bánh mỳ mới ra cho mọi cửa hàng với giá cả phù hợp”.

Lợi thế từ đồ chế biến sẵn, bánh mỳ

Aeon đã chủ động xây dựng khu vực bếp nấu nhằm cung cấp bánh mì và món ăn chế biến sẵn cho người dùng trong quá trình mở rộng cửa hàng tại thị trường Việt Nam. Nhờ biến các trung tâm thương mại trở thành nhà bếp khổng lồ, nhà bán lẻ Nhật Bản có thể mang tới sản phẩm cho hệ thống siêu thị xung quanh và tạo ra lợi thế cạnh tranh. 

Yasuyuki Furusawa, Tổng giám đốc Aeon Việt Nam, khẳng định rằng: “Chúng tôi có nhiều chuyên môn về giao hàng và sản xuất hàng loạt ở Malaysia và Nhật Bản. Chúng tôi không bao giờ bị các công ty khác vượt mặt ở những lĩnh vực này”. 

Hiện Aeon có khoảng 200 cửa hàng tại thị trường Việt Nam, bao gồm 6 trung tâm mua sắm và siêu thị. Đa phần các siêu thị đều tập trung ở Hà Nội và TP.HCM. Dự kiến, sẽ có một trung tâm mua sắm khác được mở tại TP Huế vào năm 2024.

Aeon tại Hà Nội dự định mở rộng lên tới 100 siêu thị vào năm 2025, gấp 10 lần so với con số ở hiện tại. Trên khắp cả nước, số lượng trung tâm thương mại đã tăng gần gấp 3, lên mức 16.
Vị lãnh đạo Aeon Việt Nam cho biết: “Chúng tôi cần thúc đẩy quá trình mở cửa hàng nhanh chóng. Bởi vậy, chúng tôi phải đưa ra những sáng kiến mới ngay lúc này”.

AEON Việt Nam sẽ đánh bại đối thủ nhờ bánh mỳ và đồ chế biến sẵn? - ảnh 2

Thực tế cho thấy việc tạo nên nhà bếp và các tiệm bánh lớn bên trong trung tâm thương mại là một phần của nỗ lực đó, nhất là khi các siêu thị địa phương thường có quy mô nhỏ và thiếu không gian bếp. Ông Furusawa nói thêm: “Một chiếc bánh mỳ và món ăn chế biến sẵn sẽ giúp chúng tôi làm nên sự khác biệt”.

Một trong những ví dụ của mô hình này là Aeon The Nine, một địa điểm mới khai trương ở Hà Nội hồi tháng 5. Diện tích của cửa hàng đạt 1.200m2, lớn gấp 4 lần so với siêu thị thông thường tại thị trường Việt Nam, có tích hợp bếp cùng khu ẩm thực. 

Việt Nam được xem là thị trường quan trọng nhất

Một trong những trọng tâm của kế hoạch kinh doanh trung hạn là chuyển hướng sang Đông Nam Á. Theo đánh giá của một lãnh đạo cấp cao của Aeon, Việt Nam là thị trường giữ vai trò quan trọng nhất trong chiến lược vươn ra nước ngoài với nhiều lợi thế như dân số động với độ tuổi trung bình 33, cũng như dự kiến kinh tế tăng trưởng hơn 5 trong năm 2022.

Ngoài ra, Việt Nam cũng trở nên thu hút nhờ là một thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Cụ thể, chính phủ có dự định bãi bỏ những hạn chế đầu tư nước ngoài sớm nhất vào năm 2024. Và yêu cầu các nhà bán lẻ quốc tế phải xin phép nếu muốn mở cửa hàng với diện tích trên 500m2 là một trong những hạn chế đó.

Việc mở rộng sang Việt Nam có thể vẫn được duy trì, tuy nhiên sự cạnh tranh đã trở nên khốc liệt hơn.

Công ty tư vấn Kearney của Mỹ tổng hợp đã đưa ra bảng xếp hạng doanh số bán lẻ của các nhà bán lẻ Việt Nam cho thấy hiện Thế giới Di động là doanh nghiệp đi đầu về doanh thu khi đạt 4,8 tỷ USD, có tổng cộng 5.500 cửa hàng tại Việt Nam và một số nước khác. Ở thị trường trong nước, Thế giới Di động giữ 5% thị phần doanh thu bán lẻ.

Saigon Co.op xếp ở vị trí thứ 2 với doanh thu đạt 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 1,5% thị phần. Nhà bán lẻ lớn từ Thái Lan là Central Retail xếp ở vị trí thứ 3 với dưới 1% thị phần.

Aeon không hé lộ về số liệu kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Dù vậy, theo ước tính của Nikkei Asia Review, ước tính có khoảng 700 triệu USD, đứng sau Tập đoàn Masan (868 triệu USD).

Bên ngoài đó, nhiều công ty khác ngoài Aeon cũng đã chuẩn bị có kế hoạch mở rộng tại Việt Nam. Ví dụ như Masan vừa qua đã khai trương hơn 100 cửa hàng tiện lợi từ tháng 4 hay Central Retail có dự định đầu tư 30 tỷ baht (797 triệu USD). Ngoài ra còn có Saigon Co.op cũng chuẩn bị mở 100 cửa hàng nhỏ vào cuối năm.

AEON Việt Nam sẽ đánh bại đối thủ nhờ bánh mỳ và đồ chế biến sẵn? - ảnh 3

Trước khi có mặt tại Việt Nam vào năm 2014, Aeon đã mở cửa hàng đầu tiên ở Malaysia vào năm 1985. Tập đoàn đã mua lại công ty con địa phương của Carrefour (Pháp) vào năm 2012 rồi chuyển thành thương hiệu giảm giá Aeon Big. Aeon hiện đang vận hành 21 trong số những cửa hàng này ở Malaysia. 

Aeon đã có thể mở rộng nhờ lợi thế sản xuất bánh mỳ và đồ chế biến sẵn. Theo đó, tập đoàn đã sở hữu 28 trung tâm mua sắm tại Malaysia hiện nay. 

Kearney cho biết Aeon đạt doanh 1,2 tỷ USD tại Malaysia và giữ 2,3% thị phần, theo đó trở thành nhà bán lẻ lớn thứ 2 nước này và chỉ đứng sau công ty địa phương 99 Speedmart.

Vào năm 2012, Aeon cũng đã xuất hiện tại Indonesia. Thế nhưng, nhà bán lẻ này đã gặp nhiều trở ngại do những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài. Bởi vậy, Aeon đã phải rời khỏi mảng của cửa hàng tiện lợi Ministop vào năm 2016.

Tại Indonesia, Aeon Mall khai trường đầu tiên vào năm 2015. Thế nhưng, chính phủ nước này có quy định 30% diện tích sàn bán hàng dành cho hàng hóa sản xuất nội địa, đồng thời yêu cầu cấp phép nhập khẩu những sản phẩm thực phẩm nước ngoài. Nhà khai thác nước ngoài khó theo kịp yêu cầu khi các quy định được sửa đổi khoảng 6 tháng 1 lần.

Ngoài ra, với sự góp mặt của những đối thủ khác như Lotte (Hàn Quốc), thị trường xung quanh Jakarta đã trở nên bão hòa. Bởi vậy, Aeon buộc phải rót tiền nhiều hơn nếu tăng sức mạnh cạnh tranh.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

TS. Nguyễn Văn Đính: Đang có hiện tượng độc quyền nguồn cung nhà ở

TP. HCM: Siêu dự án phức hợp gần tỉ USD của "ông lớn" Lotte đã có phương án kiến trúc

Quảng Nam: Khu đô thị xanh Anvie rục rịch tái khởi động sau nhiều biến cố

Số phận long đong của Khu nhà ở Làng hoa Tiền Phong khi bị Vinahud “gả bán” để trả nợ

TP. HCM lên kế hoạch triển khai hai siêu dự án quy mô gần 14 tỷ USD tại Cần Giờ

Hải Phòng: Chuẩn bị khởi công dự án NOXH hơn 3.000 tỷ, cung cấp chỗ ở cho 12.000 người

Cần Thơ sắp có dự án nhà ở xã hội cao 16 tầng

Tin mới cập nhật

Công trình dân dụng là gì? Cách phân cấp công trình dân dụng

14 giờ trước

Hạn mức tách thửa “làm khó” người dân TP. HCM

19 giờ trước

Mua đi bán lại bất động sản nhiều lần: Hệ lụy không chỉ dừng lại ở việc “làm giá”

19 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở về các đô thị vùng ven Hà Nội

19 giờ trước

Dự án Khu du lịch biển Lê Phan bỏ hoang gần 2 thập kỷ, chủ đầu tư đòi lại tiền "thừa"

19 giờ trước