Bán lẻ online “cứu cánh” các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam
Loạt cửa hàng của thương hiệu lớn biến mất
Theo Nhà Đầu tư, tính tới sáng ngày 25/9, thông tin được cập nhật trên website bán hàng Bách Hóa Xanh cho biết, chuỗi bán lẻ bách hóa này chỉ còn 1.738 cửa hàng đang hoạt động trên toàn quốc, như vậy đã giảm 402 cửa hàng trong vòng 4 tháng qua.
Khảo sát thực tế mới đây cho thấy, bên cạnh những cửa hàng bị đóng thì còn nhiều cửa hàng khác của Bách Hóa Xanh khu vực TP. Hồ Chí Minh được đẩy mạnh hoạt động giảm giá 50%, thanh lý nốt hàng hóa để chuẩn bị đóng cửa.
Trong một buổi phát biểu với báo chí mới đây, đại diện Bách Hóa Xanh chia sẻ rằng, trong cuộc khảo sát vào tháng 5/2022 chỉ có hơn 50% trong tổng số 2.140 cửa hàng trên toàn quốc đã hoạt động một cách hiệu quả. Vị đại diện này cho hay, sau khi một loạt cửa hàng hoạt động không chất lượng bị đóng cửa thì Bách Hóa Xanh vẫn hoạt động bình thường những cửa hàng khác, các giao dịch mua bán không có nhiều thay đổi. Kỳ vọng của Bách Hóa Xanh là đạt doanh thu bình quân là 1,3 tỷ đồng/ cửa hàng, phát triển mạnh về mảng online giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động.
Trải qua 5 vòng gọi vốn và được định giá hơn 2 tỷ USD, kỳ lân MoMo đang kinh doanh ra sao?
Ra đời vào năm 2007, Công ty cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) - đơn vị sở hữu của MoMo có xuất phát điểm là một đơn vị chuyên về cung cấp dịch vụ nạp tiền điện thoại. Sau 3 năm ra đời, ví điện tử MoMo chính thức có mặt trên thị trường. Năm 2015, M_Service được cấp giấy phép ví điện tử tại Việt Nam.6 tháng đầu năm 2022, doanh số các nhà bán hàng trực tuyến trên Gojek tăng gấp 3 lần
Ghi nhận theo số liệu mới nhất từ Gojek cho thấy, tình hình kinh doanh của các cửa hàng trên nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến GoFood của Gojek hiện đang có sự phục hồi và tăng trưởng đáng kể sau thời kỳ khó khăn.6 tháng đầu năm, ngành đường sắt cắt lỗ mạnh nhờ kết quả kinh doanh khả quan
Trong nửa đầu năm 2022, số lỗ của công ty mẹ - Tổng Công ty đường sắt Việt Nam (VNR) chỉ còn lại hơn 29 tỷ đồng, giảm mạnh so với kế hoạch và cùng kỳ năm trước nhờ thị trường dần hồi phục sau 2 năm ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.Tương tự Bách Hóa Xanh, có nhiều thương hiệu bán lẻ nổi tiếng khác cũng phải đóng của một số cửa hàng, tái cơ cấu và đẩy mạnh mảng bán hàng trực tuyến để bù lỗ, tăng trưởng hơn.
Chẳng hạn như Pharmacity, tuy đưa ra mục tiêu doanh thu 1,5 tỷ USD năm 2025 với 5.000 cửa hàng hiện hữu. Tuy nhiên, thời gian gần đây hãng dược phẩm này báo lỗ liên tục. Vào năm 2019, Pharmacity đã báo lỗ sau thuế 265,7 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2020 ghi nhận mức lỗ sau thuế của đơn vị này là 194,2 tỷ đồng. Vào năm 2021, doanh thu công ty đạt 3.567 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm trước đó. Hãng dược phẩm này tiếp lộ họ bắt đầu có lãi kể từ tháng 7/2021, theo chỉ số EBITDA (thu nhập trước thuế và lãi vay và khấu hao).
Doanh nghiệp dược phẩm này đã “phình to” chỉ trong thời gian ngắn khi có khoảng 2.000 cửa hàng trên toàn quốc. Nhưng trong thời gian gần đây, Pharmacity liên tục đóng cửa hàng trăm nhà thuốc đang hoạt động không được hiệu quả để tái cơ cấu và thúc đẩy việc bán hàng trực tuyến.
Bán hàng online đã cứu doanh nghiệp
Các chuyên gia cho rằng, trước bối cảnh chi phí thuê mặt bằng trong khu vực trung tâm các thành phố lớn liên tục tăng, cùng với sự căng thẳng địa chính trị và lạm phát đều gây ảnh hưởng lớn. Như vậy, việc nhiều thương hiệu lớn phải đóng một loạt cửa hàng là việc dễ hiểu. Hơn lúc nào hết, hiện tại thị trường bán lẻ của Việt Nam cần được định hình lại, trong đó “cứu tinh” của họ là thương mại điện tử.
Tuy vẫn còn nhiều hạn chế so với mảng bán hàng trực tiếp, như chất lượng kém hơn so với quảng cáo, hay lo ngại lộ thông tin cá nhân, chi phí vận chuyển cao và chất lượng vận chuyển - giao nhận không được đảm bảo, dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng kém đi,... Nhưng từ dự báo của các đơn vị uy tín đều cho thấy, hoạt động bán lẻ trực tuyến của Việt Nam chắc chắn bùng nổ.
JLL và CBRE Việt Nam cho biết, giá thuê mặt bằng bán lẻ khu vực TP. Hồ Chí Minh đang tăng trưởng trở lại. Theo đại diện của CBRE Việt Nam: “Giá chào thuê trung bình đối với khu tầng trệt và tầng 1 của các trung tâm thương mại vùng trung tâm đạt mức đỉnh mới là 206 USD/m2/tháng, tăng gần 50% theo năm và tăng 5,5 lần giá thuê tại các khu vực ngoài trung tâm (khoảng 37 USD/m2/tháng). Đặc biệt là, tỷ giá tại một số vị trí đắc địa tại các khu trung tâm thậm chí có thể tăng tới 250 - 350 USD/m2/tháng."
Trong khi, JLL Việt Nam cho hay, sẽ không ngạc nhiên khi mức giá thuê thuần tại thị trường này gia tăng. Trong khi quý I/2022 đã chứng kiến giá thuê giảm rõ rệt do chính sách giảm giá sau dịch.
“Giá thuê mặt bằng trung bình phục hồi về mức 41,7 USD/m2/tháng, tăng 12,2% so với cùng kỳ” - Đại diện JLL Việt Nam chia sẻ.
Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022 (thuộc Bộ Công Thương), quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam trong năm 2021 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 1,9 tỷ USD so với năm 2020. Mức này đã tăng gấp 2 lần so với năm 2017 - giai đoạn bắt đầu bùng nổ thương mại điện tử tại Việt Nam, thị trường chỉ đạt mức 6,2 tỷ USD.
Trong vòng 5 năm qua, số người mua sắm trực tuyến của thị trường Việt Nam tăng từ 33,6 triệu người năm 2017 lên 54,6 triệu người năm 2021. Giá trị mua sắm trực tuyến tăng từ 186 lên 251 USD/ người sau 5 năm. Trong năm 2021, Việt Nam có hơn 58,2% người dùng internet mua sắm qua mạng mỗi tuần, trong khi đó con số của toàn cầu chỉ là 58,4%.
Dữ liệu thống kê từ các báo cáo của Google, Temasek và Bain&Company cho thấy, doanh thu kinh tế internet của Việt Nam tới năm 2025 có thể tăng thành 57 tỷ USD (ghi nhận vào năm 2021 là 21 tỷ USD). So với những quốc gia cùng khu vực, quy mô kinh tế internet của Việt Nam trong năm 2021 tương đương với Malaysia; Kém hơn Indonesia (70 tỷ USD) và Thái Lan (30 tỷ USD); Cao hơn Philipines (17 USD) và Singapore (15 tỷ USD).
Theo dự đoán từ Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, trong năm nay, quy mô thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam có thể đạt 16,4 tỷ USD. Còn theo dự đoán của CBRE Châu Á, doanh thu từ thị trường này tại Việt Nam vào năm 2025 sẽ đạt tới 25 - 27 tỷ USD.