meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

6 tháng cuối năm 2022, doanh nghiệp hàng không sẽ bứt phá, có thể trở lại mức trước dịch COVID-19

Thứ ba, 02/08/2022-00:08
Chứng khoán SSI Research cho rằng tăng trưởng lợi nhuận chưa thể mạnh bởi việc nối lại các đường bay quốc tế ước tính diễn ra chậm hơn trong năm 2022. Như thế, lợi nhuận của cả ngành hàng không ước tính tăng mạnh hơn từ năm 2023 trở đi.

Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán ghi nhận những nhịp phục hồi đầy tích cực, trong đó nhóm cổ phiếu hàng không cũng không đứng ngoài cuộc vui. Kết phiên ngày 28/7, thị giá của VJC của Vietjet Air tăng 1,7% lên mức 127.400 đồng/cp còn cổ phiếu HVN của Vietnam Airline cũng ghi nhận tăng tốt 0,9% lên mức 16.200 đồng/cổ phiếu, mã CIA của Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh cũng ghi nhận tăng 3,1% lên mức 13.500 đồng/cổ phiếu, AST của Dịch vụ Hàng không Taseco cũng có sự bứt phá thêm 1,8% lên mức 58.100 đồng/cp và cổ phiếu của ACV của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP ghi nhận tăng 0,9% lên mức 87.000 đồng/cp. 

Có thể thấy, diễn biến tích cực một phần cũng phản ánh được kết quả kinh doanh quý 2 phục hồi tốt hậu COVID-19 của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không - đây là một trong những nhóm ngành gần như đóng băng trong giai đoạn 2 năm 2020 - 2021 trước đó.


Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán ghi nhận những nhịp phục hồi đầy tích cực, trong đó nhóm cổ phiếu hàng không cũng không đứng ngoài cuộc vui
Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán ghi nhận những nhịp phục hồi đầy tích cực, trong đó nhóm cổ phiếu hàng không cũng không đứng ngoài cuộc vui

Nửa cuối năm 2022, tăng trưởng lợi nhuận sẽ cao hơn so với 6 tháng đầu năm

Theo ghi nhận, trong báo cáo mới cập nhật, đội ngũ phân tích của Chứng khoán SSI (SSI Research) đã đưa ra quan điểm tương đối khả quan với nhóm doanh nghiệp hàng không. Chi tiết, SSI Research dự phóng tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm 2022 của nhóm các doanh nghiệp này sẽ cao hơn so với nửa đầu năm. Cụ thể, lý do thúc đẩy đến từ việc đi lại trong nước có xu hướng hồi phục mạnh. Cũng trong tháng 6, sản lượng hành khách nội địa đạt mức 120 - 130% mức năm 2019 (mức trước dịch), so với chỉ 16% trong tháng 12 năm 2021. Điều này có được là nhờ nhu cầu dồn nén trong 2 năm đại dịch vừa qua. Và riêng trong năm 2022, khách trong nước ước tính có thể lên mức 89 triệu lượt khách, so với cùng kỳ tương ứng tăng 200% và so với năm 2019 tăng khoảng 20%. Trong khi đó, lượng khách quốc tế cũng ước tính sẽ tăng dần đến cuối năm đạt mức 5 triệu lượt khác trong cả năm 2022, tương ứng khoảng 15% của năm 2019. Và riêng trong tháng 6, khách quốc tế bằng 10% mức trước COVID-19, tăng từ 5% tại thời điểm cuối năm 2021 bởi không còn kiểm soát biên giới hay cách ly cũng như xét nghiệm COVID-19. Hơn thế, Việt Nam cũng là một trong nước nới lỏng các quy định nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.


Trong báo cáo mới cập nhật, đội ngũ phân tích của Chứng khoán SSI (SSI Research) đã đưa ra quan điểm tương đối khả quan với nhóm doanh nghiệp hàng không
Trong báo cáo mới cập nhật, đội ngũ phân tích của Chứng khoán SSI (SSI Research) đã đưa ra quan điểm tương đối khả quan với nhóm doanh nghiệp hàng không

SSI Research cũng cho biết thêm, nhu cầu tăng còn giúp cho các hãng hàng không chuyển chi phí nhiên liệu cho khách hàng, đặc biệt là trong dịp lễ để từ đó tối ưu hóa được doanh thu và lợi nhuận. Mặc dù vậy, SSI lại cho rằng tăng trưởng lợi nhuận chưa thể mạnh là do khách quốc tế cũng là nguồn lợi nhuận chính của tất cả các công ty trong ngành như sân bay, dịch vụ hàng không, hãng hàng không. Tuy nhiên, việc nối lại các đường bay quốc tế ước tính diễn ra chậm hơn trong năm 2022 do các thị trường chính như Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn chưa thể mở cửa trở lại ở nhiều mức độ khác nhau. Chính vì thế, lợi nhuận của cả ngành hàng không ước tính sẽ tăng mạnh từ năm 2023 trở đi. Ngoài ra, các hãng hàng không đủ điều kiện được hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2% từ Chính Phủ có thể bù đắp được phần lớn ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất. Dù vậy, tác động đến từ lãi/lỗ của các doanh nghiệp này có thể nhỏ so với các chi phí khác như chi phí nhiên liệu, chi phí thuê tàu bay hay nhân công, bảo dưỡng máy bay. 

Hơn thế, triển vọng giá dầu tăng trong năm 2022 cũng có thể làm giảm biên lợi nhuận của các hãng hàng không, đặc biệt là trong mùa thấp điểm. Đáng chú ý, cơ cấu vốn với nợ vay/chi phí thuê cao cũng đang là vấn đề lớn cần được giải quyết để ngành hồi phục một cách bền vững hơn. 

Năm 2023, lợi nhuận bứt phá mạnh mẽ, có thể quay về mức trước dịch vào cuối năm

SSI Research đánh giá, bước sang năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sẽ mạnh mẽ hơn so với năm 2022, tuy nhiên vẫn chưa thể quay về mức trước dịch COVID-19 cho đến cuối năm 2023. SSI nhấn mạnh, sang đến năm 2023, sản lượng khách hàng trong nước tiếp tục đà tăng đạt mức 98 triệu lượt khác, so với cùng kỳ tăng tương ứng 10%. Hơn thế, khách quốc tế cũng tiếp tục tăng mạnh đạt mức 29 triệu lượt khách, so với mức trước đại dịch COVID-19 thấp hơn 19%. Kịch bản này đã được xây dựng dựa trên giả định rằng các quốc gia láng giềng sẽ thực hiện chính sách chống dịch linh hoạt để mở cửa trở lại hoàn toàn vào năm 2023. Và đến cuối năm 2023, SSI Research ước tính khách quốc tế sẽ hồi phục hoàn toàn về mức của năm 2019 (3 triệu lượt khác/tháng). 

Và cũng trong năm 2023, các hãng hàng không cần tái khởi động các tuyến bay trước COVID-19 đến thị trường quốc tế trong bối cảnh giá dầu cao, thị trường cạnh tranh gay gắt cùng khả năng nhu cầu giảm do tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại cũng đã ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng không thực sự thiết yếu. Dù vậy, tăng trưởng lợi nhuận vẫn có thể tích cực do mức so sánh thấp trong năm 2022 và một số nhu cầu dồn nén về du lịch quốc tế sau 3 năm. Khi giá dầu bình thường hóa cũng có thể giúp giảm áp lực lên biên lợi nhuận của các hãng hàng không trong năm 2022. 


Việc nối lại các đường bay quốc tế ước tính diễn ra chậm hơn trong năm 2022 do các thị trường chính như Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn chưa thể mở cửa trở lại ở nhiều mức độ khác nhau
Việc nối lại các đường bay quốc tế ước tính diễn ra chậm hơn trong năm 2022 do các thị trường chính như Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn chưa thể mở cửa trở lại ở nhiều mức độ khác nhau

Chứng khoán SSI cũng lưu ý, quá trình tái cấp vốn của các hãng hàng không sẽ gây ra rủi ro pha loãng một cách đáng kể, chính vì thế mà nhà đầu tư nên chờ đợi quá trình này hoàn tất, ước tính sẽ được diễn ra vào năm 2023. 

Có một vấn đề khác là cơ sở sản xuất hạ tầng tại các sân bay lớn, trong đó sản lượng khách trong nước đã vượt mức trước COVID-19 và cảng hàng không nội địa chính tại Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã vượt công suất thiết kế, trong khi đó các dự án mở rộng lại chưa bắt đầu. Đây cũng được xem là rào cản đến mức tăng trưởng của các doanh nghiệp hàng không trong thời gian sắp tới.

Ghi nhận cho thấy, thị trường hàng không nội địa có sự phục hồi đáng kinh ngạc khi lũy kế 4 tháng đầu năm 2022, tổng thị trường nội địa đạt mức 11,5 triệu khác, so với cùng kỳ năm 2019 bằng 98% và chỉ riêng tháng 4, thị trường hàng không nội địa đạt mức 3,6 triệu khách, tăng ấn tượng 19% so với tháng 4 năm 2019. Như thế, với các đường bay quốc nội, sản lượng vận chuyển hàng khách của các hãng hầu như đã phục hồi. 

Song song với đó, các chính sách khơi thông hàng không quốc tế cũng thực sự mang lại nguồn sinh khí cho ngành hàng không vốn hoạt động cầm chừng trong thời gian 2 năm qua. Đó cũng chính là việc mở cửa hoàn toàn các đường bay quốc tế đi đến Việt Nam từ ngày 15/3 và mới đây nhất là dỡ bỏ yêu cầu về xét nghiệm COVID-19 đối với người nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 15/5 cùng việc khôi phục chính sách miễn phí visa cho công dân 13 nước, trong đó có các nước Tây Âu. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước