50 triệu mua nhà 2 tỷ, vợ chồng trẻ còng lưng “nuôi” ngân hàng
BÀI LIÊN QUAN
“Dở khóc, dở cười” chuyện đi mua nhàGiới đầu tư kỳ cựu khuyên: Nếu còn tiền mặt, nhà đầu tư hay người mua nhà nên gửi tiết kiệm và chờ đợi giữa năm 2023Lãi suất leo thang, người mua nhà như "ngồi trên đống lửa"Mua nhà trả góp, "sập bẫy" tài chính
Giai đoạn 2017-2019, khi tiền còn “dễ”, các ngân hàng kết hợp với phía doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản “mở” tối đa để nhiều người có thể mua được nhà. Vấn đề mua nhà trả góp ngày càng phổ biến, để thỏa mãn nhu cầu sở hữu nhà nhiều người sẵn sàng chấp nhận vay ngân hàng tới 70% giá trị căn hộ và chuỗi ngày còng lưng trả lãi ngân hàng bắt đầu.
Người trẻ "chật vật" với chuyện mua nhà: Có nhà, ngồi trên tài sản hàng tỷ đồng nhưng bạn bè rủ đi ăn phải ngậm ngùi nói "không có tiền"
Trong cuộc sống này, chuyện nhà cửa dường như là câu hỏi lớn nhất mà bất kể ai trong chúng ta đều phải đi tìm đáp án cho bằng được.Thời điểm "tiền mặt là vua": Nhận cọc nửa tỷ vẫn nơm nớp lo người mua "bùng" cọc
Thời điểm thị trường bất động sản đang chững lại, khi người bán nhà, đất cần tiền gấp, họ vẫn lo người mua hủy cọc ngay cả khi đã nhận khoản tiền cọc lên tới vài trăm triệu đồng.Kẻ bán ra, người âm thầm mua vào: Nhà đầu tư BĐS tận dụng cơ hội kiếm tiền tỷ giữa biến động
Khó khăn của người lày có thể là cơ hội của người khác luôn đúng với thị trường bất động sản ở mọi thời điểm. Trong khi nhiều nhà đầu tư phải bán "cắt lỗ" thì ngược lại, nhà đầu tư lâu năm đang nghe ngóng thị trường để âm thầm kiếm tiền lúc biến động.Vợ chồng anh Thắng chị Bích sau 5 năm kết hôn đã quyết định mua căn hộ 2 phòng ngủ ở dự án thuộc quận Nam Từ Liêm với giá 2 tỷ đồng năm 2019 khi trong tay chỉ có 50 triệu đồng tiền tiết kiệm.
Thời điểm đó, hai vợ chồng buôn bán hải sản, mỗi tháng cũng để ra được khoảng 10-15 triệu đồng. Do có hai con nhỏ, gia đình bốn người không thể ở trọ mãi được. Tìm hiểu và bàn bạc hai vợ chồng quyết định mua nhà ở dự án trên.
Là dự án của một doanh nghiệp được đánh giá khá uy tín, tiến độ xây dựng khá nhanh. Đồng thời, chính sách bán hàng của chủ đầu tư rất tốt. Khách hàng chỉ phải trả 30% giá trị căn hộ (khoảng hơn 600 triệu đồng) và được chi nhỏ làm 3 đợt, mỗi đợt chỉ phải trả 10%. 70% giá trị căn hộ còn lại sẽ được ngân hàng cho vay toàn bộ và trả trong tối đa 35 năm. Đặc biệt, khoản vay trên sẽ không phải trả lãi trong 24 tháng đầu. Thủ tục vay cũng được ngân hàng giải quyết hết sức nhanh chóng và dễ dàng.
Chưa kể, phía chủ đầu tư còn có nhiều quà tặng giá trị khác như voucher mua xe máy điện, ô tô và có thể bán được. Sau khi bàn bạc và tính toán, hai vợ chồng anh chị đã quyết định vay mượn tiền của anh em, bạn bè để ký hợp đồng mua căn hộ trên.
“Hai vợ chồng tôi tính toán, trong hai năm không phải trả lãi và gốc sẽ cố gắng trả được khoảng 50% giá trị căn hộ. Sau đó, mỗi tháng trả lãi khoảng 8 triệu đồng và khoảng 3 triệu tiền gốc cũng được. Công việc kinh doanh đang thuận lợi nên kế hoạch trên là khả thi. Tháng 8/2020 chúng tôi được nhận nhà, căn hộ khá ưng ý và phù hợp với gia đình tôi. Đồ nội thất gia đình tôi không phải mua gì nhiều vì đã sắm được từ trước. Ngoài ra, khi nhận nhà, chủ đầu tư tặng chúng tôi một voucher mua ô tô trị giá 150 triệu đồng, tôi đem bán luôn được 80 triệu đồng. Số tiền này, tôi đem trả ngân hàng luôn để giảm số nợ lãi”, anh Thắng chia sẻ.
Còn chị Bích cho biết, ai cũng muốn có căn nhà riêng của mình, an cư mới lạc nghiệp! Từ ngày mua nhà vợ chồng chị cũng cố gắng cày thêm và tiết kiệm hơn. Trước đây, hai vợ chồng mở cửa hàng từ 8h sáng đến 7h tối, kênh bán hàng trực tiếp là chủ yếu. Nay gánh nặng nợ đè nặng, vợ chồng chị phải mở cửa hàng bán đến 9 giờ tối, mở rộng hết các kênh có thể bán hàng. Có khi "chai" mặt nhắn tin từng anh em, bạn bè mua hàng ủng hộ. Vợ bán hàng, chồng làm shipper để tận dụng tối đa nhân lực và chi phí. Không chỉ bán hải sản, vợ chồng chị còn nhận buôn bán thêm đủ loại mặt hàng thực phẩm khác để cố thêm chi phí trang trải.
"Đôi khi cố gắng quá sức, về mệt mỏi nhìn nhau cũng không cười nổi, ngày này qua ngày khác lao đi làm, không biết cứ cố gồng gánh chỉ vì có nhà, không phải đi thuê có đáng không nữa", chị Bích ngao ngán.
Đến tháng 03/2021 hết thời gian ân hạn trả lãi và gốc, vợ chồng anh Thắng vay mượn anh em, bạn bè thanh toán được tổng 1 tỷ đồng và còn nợ ngân hàng 1 tỷ đồng nữa. Với mức lãi suất của ngân hàng T cho gói vay mua nhà giai đoạn đó khoảng 9,5%/năm, mỗi tháng vợ chồng anh chị phải trả 8 triệu đồng tiền lãi cộng với khoảng 3 triệu đồng tiền gốc, tổng khoảng 11 triệu đồng. So với thu nhập thời điểm đó, anh chị vẫn trả được.
Tuy nhiên, sau hơn một năm trả lãi và gốc, số tiền gốc trả được không đáng là bao so với khoản vay nền số tiền lãi hàng tháng phải trả cũng không giảm đi là mấy. Theo tính toán, mỗi năm anh chị chỉ trả được khoảng 40 triệu đồng tiền gốc, trong khi số tiền lãi phải trả lên tới gần 100 triệu đồng/năm. Như vậy, phần lớn số tiền kiếm được đều dành để trả lãi ngân hàng.
Chiêu bán hàng như trên được nhiều chủ đầu tư và ngân hàng áp dụng. Nó như cái bẫy tài chính với miếng mồi ngon chính là căn nhà mà họ mua. Nhà đầu tư được sử dụng tiền của khách hàng nhờ hợp đồng “thỏa thuận” hay “hợp đồng góp vốn” để mua nhà hình thành trong tương lai. Sau thời gian ân hạn lãi suất, khách hàng sẽ trở thành con nợ, thành "con bò sữa" cho ngân hàng vắt hằng ngày.
“Trong giai đoạn dịch bệnh, vợ chồng tôi cho hai cháu về quê với ông bà, hai vợ chồng ở lại Hà Nội. Hằng ngày hai vợ chồng ra khỏi nhà từ 7h30 sáng đến tận 20h mới về, loanh quanh chỉ có hai vợ chồng lại thấy ở đây hơi lãng phí. Khi đó, chúng tôi tính cho thuê lại và hai vợ chồng lại đi thuê phòng trọ gần cửa hàng vừa tiện vừa đỡ chi phí. Tính ra, mỗi tháng cũng đỡ được khoảng 4 triệu đồng. Tuy nhiên, bố mẹ hai bên khuyên không nên cho thuê vì sợ mất lộc, cố gắng tiết kiệm chi tiêu để bù lại. Thế là hai vợ chồng tôi quyết định không cho thuê nữa”, anh Thắng cho biết thêm.
Lãi suất tăng, người mua còng lưng trả lãi
Lãi suất cho vay mua nhà bắt đầu tăng mạnh từ giữa năm 2022 đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại đang khiến người vay mua nhà lao đao. Mặt khác, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, thu nhập của đa số người dân bị giảm sút. Vì vậy, những người vay mua nhà khó càng thêm khó. Nhiều người đang phải cắt giảm chi tiêu để dành tiền trả lãi ngân hàng.
Anh Thắng chia sẻ: “Hồi năm 2021, khi gói vay bắt đầu hết thời gian ân hạn, vợ chồng tôi cũng bàn nhau chuyển khoản vay sang ngân hàng khác có mức lãi suất thấp hơn trong 2 năm đầu, sau đó thả nổi. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn quyết định giữ nguyên khoản vay ở ngân hàng vì ngại làm thủ tục giấy tờ và nghĩ sau 2 năm thì các ngân hàng cũng giống nhau cả".
Hiện tại, sau 3 lần điều chỉnh, mức lãi suất gia đình anh Thắng phải trả đã lên tới 13,5%/năm. Như vậy, mỗi tháng vợ chồng tôi phải trả khoảng 10,2 triệu đồng tiền lãi và khoảng 3 triệu đồng tiền gốc, tổng khoảng hơn 13 triệu đồng/tháng. Mức lãi suất này vẫn còn thấp so với cùng gói vay ở nhiều ngân hàng khác, có nơi lãi suất đã lên tới 16-17%/năm.
"Nhân viên tín dụng ngân hàng cũng khuyên vợ chồng tôi nên tất toán bớt khoản vay để giảm tiền lãi xuống vì sắp tới lãi suất sẽ còn tăng cao. Nhưng hiện nay những chỗ có thể vay được, vợ chồng tôi đều đã vay rồi”, anh Thắng nói.
Nhiều người lo ngại, diễn biến lãi suất và thị trường bất động sản sẽ diễn ra giống giai đoạn cách đây 10 năm về trước. Lãi suất cho vay của ngân hàng có thể lên tới 20%/năm, thậm chí 24%/năm. Thị trường bất động sản nói chung sẽ bị đóng băng do ngân hàng không giải ngân các gói vay mua bất động sản.
Theo Ngân hàng nhà nước, nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát hệ thống ngân hàng cần hạn chế cho vay đối với các lĩnh vực có rủi ro cao. Trong đó có lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Đồng thời, lãi suất được các ngân hàng liên tục đẩy lên cao đã khiến nhiều người muốn bán nhà không bán được và người muốn mua cũng không mua đc .
Nhiều người vay mua nhà trước kia đã không còn khả năng gồng lãi vay được và buộc phải bán để giảm nợ. Tuy nhiên, nhiều người dù rất muốn mua nhưng không thể vay nên cũng đành chịu, buộc họ phải tiếp tục đi thuê nhà. Qua đó, khiến giá nhà cho thuê cũng tăng vọt, nhiều khu vực đã tăng tới 30-50% so với thời điểm đầu năm.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Thắng cho biết: “Trước tình hình lãi suất tăng như hiện nay, vợ chồng tôi đang mất ăn mất ngủ vì tiền lãi, một tháng trôi qua nhanh quá! Tôi đang tính bán căn nhà này đi, tạm thời hai vợ chồng đi thuê nhà, qua giai đoạn khó khăn này rồi tính. Nếu tiếp tục giữ lại, lãi suất mà lên tới 20%/năm, khi đó mỗi tháng vợ chồng tôi phải trả tới 20 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. Nếu lãi suất cho vay duy trì như vậy trong 1-1,5 năm thì những người vay như chúng tôi chắc “gãy lưng” mất”.
Theo các chuyên gia nhận định, lãi suất cho vay sẽ tiếp tục tăng ít nhất đến cuối năm 2022 và có thể kéo dài đến giữa hoặc cuối năm 2023 mới bắt đầu giảm.
Những người lạc quan nhất cũng cho rằng, lãi suất sẽ không tăng cao như giai đoạn 10 năm trước và thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi. Tuy nhiên, nhanh nhất cũng phải đến quý II/2023 mới bắt đầu giai đoạn phục phồi.
Theo các chuyên gia, việc cố gắng để sở hữu nhà phục vụ nhu cầu ở của bản thân và gia đình là chính đáng. Tuy nhiên, người mua nhà cần chuẩn bị cho mình một nền tảng tài chính đủ vững và cân nhắc đến nguồn thu - chi của gia đình trong dài hạn trước khi quyết định mua trả góp. Nếu phải vay quá nhiều, trong khi nguồn thu không ổn định, người mua nhà có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị giải chấp tài sản do không trả được nợ.
Hiện nay, theo báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường và một số sàn môi giới bất động sản, tỷ lệ thanh khoản giảm mạnh ở hầu hết các phân khúc. Riêng phân khúc nhà ở, chỉ có các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ở sẵn mới có khả năng thanh khoản nhưng cũng rất thấp do giá nhà vẫn ở mức cao và người mua không thể vay.