meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

“Dở khóc, dở cười” chuyện đi mua nhà

Thứ hai, 21/11/2022-10:11
Năm 2022, giá nhà tại Hà Nội tăng kỷ lục, nhiều nơi tăng đến 30-40% giá trị. Hầu hết người dân đều rơi vào trạng thái hoang mang khi cầm 2-3 tỷ đồng nhưng khó để mua được căn hộ ưng ý.

Hối hận vì không xuống tiền

Từ nửa năm 2022, chị Nguyễn Minh Thuý (Đống Đa, Hà Nội) quyết định tìm mua chung cư quanh khu vực hai quận Đống Đa và Thanh Xuân. Với số tiền 2 tỷ đồng, chị tự tin sẽ tìm được một căn chung cư ưng ý. Nhưng đến nay, gia đình chị vẫn chịu cảnh ở trọ do không thể chọn được nhà phù hợp với điều kiện kinh tế.


Đến nay, gia đình chị Thuý vẫn chịu cảnh ở trọ do không thể chọn được nhà phù hợp với điều kiện kinh tế
Đến nay, gia đình chị Thuý vẫn chịu cảnh ở trọ do không thể chọn được nhà phù hợp với điều kiện kinh tế

Chị Thuý chia sẻ: “Ở thời điểm đó, đã có lúc mình chấp nhận tắc đường để tìm hiểu một số dự án ở tận Hoàng Mai, vì những khu vực nằm trong tầm suy tính ban đầu. Tuy nhiên, do các căn hộ có diện tích hạn chế, khoảng 50-55m2 nên tôi có phần hơi do dự, sau đó thì quyết định không xuống tiền”.

Thế nhưng, sau đó tầm 1 tháng, chị Thuý mất ngủ liên tục vì quyết định sai lầm của bản thân. Bởi không chỉ giá nhà cũng tăng liên tục mà giá thuê nhà cũng theo đà tăng mạnh. Đến nay, khi tìm lại dự án đã bỏ lỡ trước đó, mặc dù nằm trên trục đường thường xuyên tắc đường, giao thông không mấy thuận tiện nhưng mức giá cho một căn chung cư loại thường cũng đã tăng từ 1,8 tỷ đồng lên trên 2,4 tỷ đồng.

Đến thời điểm này, khi đã đi tìm nhà tại hầu hết các quận tại hà Nội, chị Thuý thông tin, mặt bằng giá chung của các căn chung cư có diện tích trung bình và nội thất cơ bản rơi vào khoảng 2,3-2,6 tỷ đồng/căn, tuỳ từng khu vực.

Theo báo cáo của Savills, tính từ năm 2018, giá bán sơ cấp trung bình mỗi năm tăng 10%, còn giá bán thứ cấp tăng 3%/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá bán sơ cấp trung bình cao hơn giá bán thứ cấp 44%, tăng từ mức 14% vào năm 2018.

Có tiền cũng khó mua được nhà

Giá nhà tăng không ngờ tới, không chỉ khiến gia đình chị Thuý không mua được nhà, mà còn rất nhiều người khác cũng lâm vào cảnh tương tự, trong đó có anh Nguyễn Dương (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng tìm nhà gần 3 tháng nay, nhưng không chốt được căn nào vì giá nhà vượt xa khả năng tài chính của vợ chồng anh.

"Tầm tháng 8 năm nay, tôi có tìm mua căn hộ chung cư 2 phòng ngủ quận Thanh Xuân. Nhưng hiện nay, giá nhà ở thời điểm đó cũng rơi vào tầm mức giá từ 40 - 45 triệu đồng/m2. Với mức giá này, nếu muốn mua được nhà, tôi phải chi ra số tiền ít nhất khoảng 3,2 tỷ đồng cho căn nhà 80m2". Trong khi đó, số tiền tối đa gia đình anh có thể xoay sở được chỉ rơi vào khoảng 3 tỷ đồng, bao gồm tất cả số tiền anh có thể vay mượn.  

Được biết, không chỉ trực tiếp tìm đến các dự án ở cả nội thành và ngoại thành, gia đình anh Dương còn tham gia số lượng lớn các hội nhóm mua - bán nhà trên các nền tảng xã hội. “Nhắn tin với hàng trăm môi giới, lướt facebook, zalo chỉ toàn nhà là nhà, nhưng kết quả vẫn không có gì khá khẩm”, anh Dương chia sẻ.


Hình ảnh và thông tin trên các hội nhóm bất động sản hầu hết đều khác xa so với thực tế
Hình ảnh và thông tin trên các hội nhóm bất động sản hầu hết đều khác xa so với thực tế

Cứ ngỡ với tốc độ phát triển của nền tảng mạng xã hội hiện nay, sẽ giúp ích được người có nhu cầu dễ dàng hơn trong việc tìm mua các sản phẩm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm đi mua nhà của anh Dương, hình ảnh và thông tin trên các hội nhóm bất động sản hầu hết đều khác xa so với thực tế. Để lấy tỷ lệ tương tác cao, các môi giới lấy ảnh giả rồi đăng lên hội nhóm nhằm thu hút những người có nhu cầu. Khi có khách nhắn tin, môi giới sẽ báo hết hàng giá rẻ rồi giới thiệu cho khách những căn nhà khác có mức giá cao hơn.

Bên cạnh đó, ở thời điểm hiện tại, nguồn cung chung cư mới không có trong khi các chung cư cũ đua nhau tăng giá. Căn hộ cũ cũng có giá lên tới 2,5 - 2,7 tỷ đồng. Phù hợp với mức tài chính của gia đình, thì anh Dương chỉ tìm được các căn hộ đã quá cũ nát. Trong khi đó, các dự án mới bàn giao vài năm gần đây vượt mức 3 tỷ đồng.

Mục tiêu có nhà trước Tết không có khả năng thực hiện, chính vì vậy, cả nhà anh Dương đã thống nhất mang tiền đi gửi ngân hàng chờ ngày giá nhà giảm. May mắn, với mức lãi suất gửi vào khá ổn như hiện nay, gia đình anh cũng phần nào giải quyết được bài toán tiền thuê nhà.

Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, anh Dương chia sẻ: “Mang tiền đi gửi ngân hàng, lấy tiền lãi đi thuê nhà là phương án mang tính tạm thời. Mặc dù cách này cho anh cuộc sống bớt lo nghĩ, nhưng lại nảy sinh cảm giác tạm bợ, không thoải mái bởi suy cho cùng nhà mình mình ở hàng ngày vẫn thuộc quyền sở hữu của người ta”.

Bỏ cọc do không tìm được gói vay

Không may mắn như 2 trường hợp trên, anh Trần Hưng (35 tuổi) - một nhân viên văn phòng tại Hà Nội, tìm được nhà, xoay được tiền đặt cọc nhưng cuối cùng lại quyết định bỏ cọc do không thể vay vốn ngân hàng để thực hiện giao dịch.

"Ban đầu, khi làm việc môi giới, họ cam kết sẽ giới thiệu ngân hàng để hỗ trợ vay đến 80% giá trị căn hộ, cộng thêm làm việc với người quen nên tôi cũng an tâm mua. Thế nhưng, sau khi đã xuống tiền cọc, có vẻ như việc đã bán được hàng nên không còn mặn mà với khâu chăm sóc khách hàng. Mỗi lần tôi hỏi tới việc vay vốn thì phần lớn sẽ nhận được thái độ thờ ơ hoặc sẽ  bảo tôi đợi. Tiền cọc nộp cách đây gần 2 tháng nhưng đến nay tôi vẫn chưa hề nhận được một sự hỗ trợ nào từ ngân hàng", anh Hưng bức xúc nói.


Do không tiếp cận được nguồn vốn vay, nhiều khách hàng chấp nhận việc bỏ cọc
Do không tiếp cận được nguồn vốn vay, nhiều khách hàng chấp nhận việc bỏ cọc

Qua thăm dò, anh Hưng không phải người duy nhất gặp cảnh trớ trêu này, nhiều người quen của anh cũng đang gặp tình trạng tương tự. Ngay từ đầu, môi giới không hề đưa ra những cảnh báo cụ thể về những khó khăn liên quan đến việc vay vốn giai đoạn này nên cá nhân anh và nhiều người khác cũng khá chủ quan. Hiện nay, không còn trông chờ vào các khoản vay, nhiều người tìm cách sang cọc, thậm chí một số sẵn sàng bỏ cọc, không mua nữa, trong đó có anh Hưng.

"Tìm nhà, mua nhà, vay tiền mua nhà, tất cả khiến tôi mệt mỏi, lãi suất đang tăng cao và còn sẽ tăng thêm nữa nên tôi từ bỏ ý định mua nhà. 200 triệu tiền cọc, là tất cả số tiền tôi chắt góp thời gian qua nhưng không thể nhờ sang cọc bởi theo lời chủ đầu tư, sản phẩm tồn vẫn còn rất nhiều nên không thể hỗ trợ", anh Hưng buồn bã nói.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước